Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.
Chỗ này em xin khẳng định với Bác là Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán hướng dẫn chưa đúng. Em đã hỏi Hội Kiểm toán viên hành nghề về vấn đề này và các bác ấy bảo là khi trình bày Báo cáo tài chính phải trình bày vay dài hạn đến hạn trả trong vòng 1 năm tới vào nợ dài hạn đến hạn trả.
Vấn đề là đoạn b của đoạn 48. Phải thoả mãn cả điều kiện a) và b) của đoạn 48 thì mới không phân loại vay dài hạn đến hạn trong vòng 12 tháng tới vào nợ dài hạn. Nếu vi phạm điều b) (thông thường rất ít khi xảy ra khoản b) thì không được phép phân loại khoản vay đến hạn trong vòng 12 tháng đó vào nợ dài hạn.
Chắc Hientn hiểu nhầm chứ không phải người soạn hướng dẫn TK341 hiểu nhầm đâu.
Ở đoạn 48 đã nói: nếu kỳ hạn ban đầu là trên 12 tháng thì ghi vào nợ dài hạn.
Khoản nợ này là 980 tỷ chứ không phải là 6 hay 12 tỷ. Không được cắt nó ra thành nhiều mảnh nhỏ.
Chỗ này em xin khẳng định với Bác là Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán hướng dẫn chưa đúng. Em đã hỏi Hội Kiểm toán viên hành nghề về vấn đề này và các bác ấy bảo là khi trình bày Báo cáo tài chính phải trình bày vay dài hạn đến hạn trả trong vòng 1 năm tới vào nợ dài hạn đến hạn trả.
48. Doanh nghiệp cần phải tiếp tục phân loại các khoản nợ chịu lãi dài hạn của mình vào loại nợ phải trả dài hạn, kể cả khi các khoản nợ này sẽ được thanh toán trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ, nếu:
a) Kỳ hạn thanh toán ban đầu là trên 12 tháng;
b) Doanh nghiệp có ý định tái tài trợ các khoản nợ này trên cơ sở dài hạn và đã được chấp nhận bằng văn bản về việc tái tài trợ hoặc hoãn kỳ hạn thanh toán trước ngày báo cáo tài chính được phép phát hành.
Vấn đề là đoạn b của đoạn 48. Phải thoả mãn cả điều kiện a) và b) của đoạn 48 thì mới không phân loại vay dài hạn đến hạn trong vòng 12 tháng tới vào nợ dài hạn. Nếu vi phạm điều b) (thông thường rất ít khi xảy ra khoản b) thì không được phép phân loại khoản vay đến hạn trong vòng 12 tháng đó vào nợ dài hạn.