315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Chắc Hientn hiểu nhầm chứ không phải người soạn hướng dẫn TK341 hiểu nhầm đâu.

Ở đoạn 48 đã nói: nếu kỳ hạn ban đầu là trên 12 tháng thì ghi vào nợ dài hạn.

Khoản nợ này là 980 tỷ chứ không phải là 6 hay 12 tỷ. Không được cắt nó ra thành nhiều mảnh nhỏ.

Chỗ này em xin khẳng định với Bác là Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán hướng dẫn chưa đúng. Em đã hỏi Hội Kiểm toán viên hành nghề về vấn đề này và các bác ấy bảo là khi trình bày Báo cáo tài chính phải trình bày vay dài hạn đến hạn trả trong vòng 1 năm tới vào nợ dài hạn đến hạn trả.

48. Doanh nghiệp cần phải tiếp tục phân loại các khoản nợ chịu lãi dài hạn của mình vào loại nợ phải trả dài hạn, kể cả khi các khoản nợ này sẽ được thanh toán trong 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ, nếu:

a) Kỳ hạn thanh toán ban đầu là trên 12 tháng;

b) Doanh nghiệp có ý định tái tài trợ các khoản nợ này trên cơ sở dài hạn và đã được chấp nhận bằng văn bản về việc tái tài trợ hoặc hoãn kỳ hạn thanh toán trước ngày báo cáo tài chính được phép phát hành.


Vấn đề là đoạn b của đoạn 48. Phải thoả mãn cả điều kiện a) và b) của đoạn 48 thì mới không phân loại vay dài hạn đến hạn trong vòng 12 tháng tới vào nợ dài hạn. Nếu vi phạm điều b) (thông thường rất ít khi xảy ra khoản b) thì không được phép phân loại khoản vay đến hạn trong vòng 12 tháng đó vào nợ dài hạn.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, ở phần hướng dẫn hạch toán TK 341 không có hướng dẫn chuyển vay dài hạn thành nợ dài hạn đến hạn trả. Tuy nhiên theo tôi đó là một sai sót khi hướng dẫn hạch toán TK 341.

Có lẽ là người biên soạn hướng dẫn hạch toán TK 341 hiểu nhầm đoạn sau trong VAS 21:


Chắc người soạn thảo không để ý đến đoạn b ở trên. Tuy nhiên nếu có hạch toán như vậy thì khi trình bày báo cáo tài chính thì vẫn phải trình bày phần vay dài hạn đến hạn trả trong vòng 12 tháng tới vào nợ ngắn hạn (đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn) vì theo đoạn 44 của VAS 21:


Như vậy theo các lập luận ở trên thì để thuận tiện cho việc hạch toán thì nên có bút toán kết chuyển từ 341 sang 315 trước khi lập báo cáo 6 tháng (nếu định kỳ báo cáo là 6 tháng thì 6 tháng kết chuyển một lần, số dư 315 là số nợ gốc phải thanh toán trong vòng 12 tháng tới). Tuy nhiên nếu không có bút toán kết chuyển đó thì khi trình bày báo cáo tài chính vẫn phải trình bày phần nợ dài hạn đến hạn trả (Current Maturities of Long-Term Debt)đối với khoản vay này trên báo cáo tài chính là 12.000.000.000.

Không hoàn toàn đồng ý với Hientn chỗ này.

Ta chỉ kết chuyển 12.000.000.000 sang 315 từ đầu năm tài chính. Nếu chưa kết chuyển thì lúc làm kiểm toán 6 tháng chỉ kết chuyển 6.000.000.000 mà thôi, đến lúc làm BCKT năm mới trích thêm 12.000.000.000.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Như anh VANSI em thấy cũng đúng..nhưng mà có biết vay từ tháng nào đâu anh? Mới lại chủ topic hỏi là số dư TK 315 mà anh? Nếu vậy công ty đã vay đến 980tỷ thì không lẽ không vay chỗ khác nữa sao ? Vậy số dư có lẽ lớn hơn nữa..
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Chỗ này em xin khẳng định với Bác là Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán hướng dẫn chưa đúng. Em đã hỏi Hội Kiểm toán viên hành nghề về vấn đề này và các bác ấy bảo là khi trình bày Báo cáo tài chính phải trình bày vay dài hạn đến hạn trả trong vòng 1 năm tới vào nợ dài hạn đến hạn trả.

Vấn đề là đoạn b của đoạn 48. Phải thoả mãn cả điều kiện a) và b) của đoạn 48 thì mới không phân loại vay dài hạn đến hạn trong vòng 12 tháng tới vào nợ dài hạn. Nếu vi phạm điều b) (thông thường rất ít khi xảy ra khoản b) thì không được phép phân loại khoản vay đến hạn trong vòng 12 tháng đó vào nợ dài hạn.

Ở chỗ chữ "phải" ở trên thì cần xem lại vì chưa thấy chứng cứ. Các bác ấy phải có chứng cứ mới được nói thế chứ.

Còn đoạn 48 thì điều kiện b) cũng không khó:
Tháng này đến hạn trả 1 tỷ nhưng ta chưa trả: NH đâu có đâm đơn phá sản hay mang tài sản thế chấp ra bán.
Thông thường điều khoản thanh toán sẽ là: nếu đến hạn hàng tháng mà chưa trả thì tính lãi suất phạt.
Nghĩa là NH vẫn chấp nhận cho nợ tiếp, điều đó thể hiện bằng văn bản khế ước vay.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Không hoàn toàn đồng ý với Hientn chỗ này.

Ta chỉ kết chuyển 12.000.000.000 sang 315 từ đầu năm tài chính. Nếu chưa kết chuyển thì lúc làm kiểm toán 6 tháng chỉ kết chuyển 6.000.000.000 mà thôi, đến lúc làm BCKT năm mới trích thêm 12.000.000.000.

Tại sao không đều đặn hàng tháng tính lại và hạch toán?
Tại sao phải đến khi lập BCTC mới tính?
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Tại sao không đều đặn hàng tháng tính lại và hạch toán?
Tại sao phải đến khi lập BCTC mới tính?

Tại sao thì bác Hientn đã nói ở trên.

Vấn đề nhập nhằng là do ta lý luận hợp lý hơn là Chế độ kế toán hướng dẫn: Nợ dài hạn đến hạn trả thì cứ đến hạn mới tính, kể cả trong tháng nhưng chưa đến ngày quy định thanh toán thì chưa được gọi là nợ đến hạn trả.

Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch trả nợ dài hạn, xác định số nợ dài hạn đã đến hạn phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả.

Do vậy số dư này nếu thể hiện trên BCĐKT thì không phản ánh đúng bản chất "thời điểm" của nó.

Tuy nhiên xét về yêu cầu quản lý, khi ta chuyển vào 315 có nghĩa là ta đã xác định một khoản vay dài hạn đã được chuyển sang ngắn hạn và phải thanh toán trong niên độ kế toán này.

Việc đưa vào TK 315 không phải dựa vào niên bộ báo cáo tài cính mà treo ở 01 năm -ngắn hạn.Chữ nợ ngắn hạn (12 tháng) đến hạn trả-hàng tháng đã nói lên vấn đề rồi.
Theo như anh sơn thì có tới 6 tháng trích, làm cái mới trích trước có hợp lý không ?

Coi lại là theo niên độ kế toán hay theo 12 tháng nhé.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Không hoàn toàn đồng ý với Hientn chỗ này.

Ta chỉ kết chuyển 12.000.000.000 sang 315 từ đầu năm tài chính. Nếu chưa kết chuyển thì lúc làm kiểm toán 6 tháng chỉ kết chuyển 6.000.000.000 mà thôi, đến lúc làm BCKT năm mới trích thêm 12.000.000.000.

Chỗ này em cũng chưa đồng ý với Bác.

Số dư TK 315 luôn là 12.000.000.000. Vì sao?
- Khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong vòng 12 tháng tới được hạch toán và trình bày là Nợ ngắn hạn.
- Nợ đến hạn trả trong 12 tháng tới = 12 x 1.000.000.000 = 12.000.000.000.

Chủ topic hỏi số dư TK 315: Tại bất kỳ thời điểm báo cáo nào trước khi khoản vay có số dư < 12.000.000.000 thì số dư TK 315 đều là 12.000.000.000. Bút toán kết chuyển thực hiện khi lập báo cáo tài chính thôi, tuỳ thuộc vào kỳ kế toán mà DN lựa chọn.

Ở chỗ chữ "phải" ở trên thì cần xem lại vì chưa thấy chứng cứ. Các bác ấy phải có chứng cứ mới được nói thế chứ.

Thực ra nói câu này thì hơi quy kết về sơ suất của Vụ chế độ. Ngoài phân tích ở trên là các bác ấy chưa chú ý đến đoạn 48b), khi biên soạn QĐ 48 các bác ấy lại hướng dẫn kết chuyển sang 315.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Chỗ này em cũng chưa đồng ý với Bác.

Số dư TK 315 luôn là 12.000.000.000. Vì sao?
- Khoản nợ dài hạn đến hạn trả trong vòng 12 tháng tới được hạch toán và trình bày là Nợ ngắn hạn.
- Nợ đến hạn trả trong 12 tháng tới = 12 x 1.000.000.000 = 12.000.000.000.

Chủ topic hỏi số dư TK 315: Tại bất kỳ thời điểm báo cáo nào trước khi khoản vay có số dư < 12.000.000.000 thì số dư TK 315 đều là 12.000.000.000. Bút toán kết chuyển thực hiện khi lập báo cáo tài chính thôi, tuỳ thuộc vào kỳ kế toán mà DN lựa chọn.

Ý em khác bác:

Ở đây không hiểu nó là nợ ngắn hạn mặc dù bản chất và trình bày giống nhau , mà phải hiểu nó ở gốc độ chuyển từ vay dài hạn sang nợ đến hạn thanh toán trong niên độ kế toán hiện hành. Vì đâu niên độ không kết chuyển mà đến tháng sáu mới kết chuyển nên số nợ dài hạn đến hạn thanh toán chỉ là 6.000.000.000 thôi (từ tháng 6-12). 6 tỷ là số nợ đến hạn còn lại phai thanh toán trong niên độ, còn số dư thì tùy thuộc vào tình hình thanh toán nữa
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Ý em khác bác:

Ở đây không hiểu nó là nợ ngắn hạn mặc dù bản chất và trình bày giống nhau , mà phải hiểu nó ở gốc độ chuyển từ vay dài hạn sang nợ đến hạn thanh toán trong niên độ kế toán hiện hành. Vì đâu niên độ không kết chuyển mà đến tháng sáu mới kết chuyển nên số nợ dài hạn đến hạn thanh toán chỉ là 6.000.000.000 thôi (từ tháng 6-12). 6 tỷ là số nợ đến hạn còn lại phai thanh toán trong niên độ, còn số dư thì tùy thuộc vào tình hình thanh toán nữa

Bác phải xem lại định nghĩa nợ ngắn hạn trong VAS 21:
44. Một khoản nợ phải trả được xếp vào loại nợ ngắn hạn, khi khoản nợ này:

a) Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc

b) Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Như vậy nợ ngắn hạn (với các DN có chu kỳ kinh doanh ngắn) là khoản nợ được thanh toán trong vòng 12 tháng tới chứ không phải trong năm tài chính hiện hành.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Bác phải xem lại định nghĩa nợ ngắn hạn trong VAS 21:


Như vậy nợ ngắn hạn (với các DN có chu kỳ kinh doanh ngắn) là khoản nợ được thanh toán trong vòng 12 tháng tới chứ không phải trong năm tài chính hiện hành.

Thì có nói nó không phải nợ ngắn hạn đâu.

Đang bàn việc chỉ kết chuyển vào 315 số nợ đến hạn thanh toán chỉ trong niên độ kế toán hiện hành chứ không vượt qua niên độ kế toán khác.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Thì có nói nó không phải nợ ngắn hạn đâu.

Đang bàn việc chỉ kết chuyển vào 315 số nợ đến hạn thanh toán chỉ trong niên độ kế toán hiện hành chứ không vượt qua niên độ kế toán khác.

Kết chuyển sang TK 315 phản ánh phần nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ ngắn hạn). Kết chuyển sang TK 315 toàn bộ số nợ dài hạn đến hạn trả trong vòng 1 năm tới chứ không phải là trong niên độ này. Các bút toán thực hiện vào cuối kỳ kế toán.

Nếu nói như bác thì cuối niên độ kế toán TK 315 có số dư = 0. Khi đó trình bày báo cáo tài chính năm sẽ phân loại sai nợ ngắn hạn và dài hạn.
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Kết chuyển sang TK 315 phản ánh phần nợ dài hạn đến hạn trả (Nợ ngắn hạn). Kết chuyển sang TK 315 toàn bộ số nợ dài hạn đến hạn trả trong vòng 1 năm tới chứ không phải là trong niên độ này. Các bút toán thực hiện vào cuối kỳ kế toán.

Nếu nói như bác thì cuối niên độ kế toán TK 315 có số dư = 0. Khi đó trình bày báo cáo tài chính năm sẽ phân loại sai nợ ngắn hạn và dài hạn.

Sao lại có số dư = 0 được?

Các bút toán thực hiện vào cuối kỳ kế toán.

(Đó là không xét đến tình hình thanh toán, vấn đề này chắc là bác biết rồi, không bàn nữa)
 
Ðề: 315 - nợ dài hạn đến hạn trả tại thời điểm cuối KỲ.

Tại sao thì bác Hientn đã nói ở trên.

Vấn đề nhập nhằng là do ta lý luận hợp lý hơn là Chế độ kế toán hướng dẫn: Nợ dài hạn đến hạn trả thì cứ đến hạn mới tính, kể cả trong tháng nhưng chưa đến ngày quy định thanh toán thì chưa được gọi là nợ đến hạn trả.

Do vậy số dư này nếu thể hiện trên BCĐKT thì không phản ánh đúng bản chất "thời điểm" của nó.

Tuy nhiên xét về yêu cầu quản lý, khi ta chuyển vào 315 có nghĩa là ta đã xác định một khoản vay dài hạn đã được chuyển sang ngắn hạn và phải thanh toán trong niên độ kế toán này.

.

Giả sử ta vay 1 khoản nợ là 18 tỷ trong thời hạn 18 tháng, trả dần hàng tháng từ tháng 7 năm nay đến tháng 12 năm sau, kế toán ghi:

Ngày 2/7/200x
Nợ 111/Có 315: 18 tỷ.

18 tháng là nợ dài hạn nhưng cần quái gì ghi Có 341 cho tốn hơi.
Đằng nào thì cũng:
6 tháng năm nay : ngắn hạn.
12 tháng năm sau: cuối năm đỡ tốn công kết chuyển.

Chẳng có ai mà đã biết chắc nó sẽ thể hiện như nợ ngắn hạn mà lại đi hạch toán vào Có 341 khi phát sinh cả.

Mừ liên hệ TK242, 211 ... để thấy hệ thống lý luận về cái gọi là phân tích BCTC về vốn ngắn hạn, dài hạn của mấy bạn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top