Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

MsLee07

New Member
Hội viên mới
Các bạn thân mến. Công ty tớ có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế. Em có mấy vấn đề sau mong được giúp đỡ:
1. Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng cho SXKD không chịu thuế có được tính luôn vào giá trị của hàng hóa dịch vụ không?
2. Phần thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế thì hạch toán vào sổ hàng tháng như thế nào? Và cuối năm khi làm bảng phân bổ điều chỉnh số thuế GTGT được khấu trừ năm, nếu có tăng giảm thì hạch toán như thế nào?
Các bạn, các anh các chị giúp em nhé. Em đang mơ hồ không hiểu phải làm như thế nào? và phải làm thế nào cho đúng?
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Các bạn thân mến. Công ty tớ có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế. Em có mấy vấn đề sau mong được giúp đỡ:
1. Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng cho SXKD không chịu thuế có được tính luôn vào giá trị của hàng hóa dịch vụ không?

Có bạn nhé

2. Phần thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế thì hạch toán vào sổ hàng tháng như thế nào? Và cuối năm khi làm bảng phân bổ điều chỉnh số thuế GTGT được khấu trừ năm, nếu có tăng giảm thì hạch toán như thế nào?
Các bạn, các anh các chị giúp em nhé. Em đang mơ hồ không hiểu phải làm như thế nào? và phải làm thế nào cho đúng?

Dùng bảng 01-4/GTGT và 01-5/GTGT trong Thông tư 60/2007/TT-BTC
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Bổ sung thêm ý của vansi nữa là thuế GTGT đầu vào dùng chung đó được phân bổ theo tỷ lệ của DT chịu thuế và DT ko chịu thuê:thumbup:
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Các bạn thân mến. Công ty tớ có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế. Em có mấy vấn đề sau mong được giúp đỡ:
1. Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng cho SXKD không chịu thuế có được tính luôn vào giá trị của hàng hóa dịch vụ không?
2. Phần thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế thì hạch toán vào sổ hàng tháng như thế nào? Và cuối năm khi làm bảng phân bổ điều chỉnh số thuế GTGT được khấu trừ năm, nếu có tăng giảm thì hạch toán như thế nào?
Các bạn, các anh các chị giúp em nhé. Em đang mơ hồ không hiểu phải làm như thế nào? và phải làm thế nào cho đúng?

Tốt nhất khi bạn mua hàng hoá, vật tư về để sàn xuất thì khi kê khai thuế GTGT trong mẫu 01-2/GTGT thì bạn đưa hết vào mục 3 (hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế).
Sau đó làm bảng phân bổ thuế GTGt trong tháng đó luôn.
Thân !!!
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Các bác ạ, em hiểu phân bổ theo tỷ lệ doanh thu rồi. Nhưng ý của em ở đây là mình hạch toán trong sổ sách sẽ như thế nào cái phần thuế GTGT hàng hóa dịch vụ dùng chung? Cuối tháng khi xác định doanh thu và phân bổ theo tỷ lệ thì phải kết chuyển như thế nào? để phần thuế GTGT được khấu trừ sang kỳ sau bằng đúng số mình đã kê khai (phần GTGT của hàng hóa dùng riêng cho SXKD chịu thuế và phần được khấu trừ từ bảng phân bổ)
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Các bác ạ, em hiểu phân bổ theo tỷ lệ doanh thu rồi. Nhưng ý của em ở đây là mình hạch toán trong sổ sách sẽ như thế nào cái phần thuế GTGT hàng hóa dịch vụ dùng chung? Cuối tháng khi xác định doanh thu và phân bổ theo tỷ lệ thì phải kết chuyển như thế nào? để phần thuế GTGT được khấu trừ sang kỳ sau bằng đúng số mình đã kê khai (phần GTGT của hàng hóa dùng riêng cho SXKD chịu thuế và phần được khấu trừ từ bảng phân bổ)

Hơ !!!
Thì HĐ nào có thuế mới được khấu trừ chứ.
Còn HĐ hok có thuế bạn đâu có ghi 133 đâu mừ lo.
Cứ hoạch toán bình thường.
cuối kỳ nếu 133 > 333 thì kết chuyển 333 sang 133.
Còn không thì ngược lại.
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Bác Nam Tước ơi, Ý của em ở đây là, phần Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế cơ mà. Tại vì dùng chung nên mình không thể tách rõ cái nào dùng cho chịu thuế và không chịu thuế cả. Chỉ có cuối kỳ mới phân bổ thôi mà, Được khấu trừ tất nhiên là kết chuyển từ 1331 sang 3331 hoặc ngược lại rồi.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Và bác Nam tước ạ, Số thuế GTGT dùng chung trừ đi số thuế GTGT được khấu trừ ở bảng phân bổ sẽ được tính vào giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào như thế nào?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Bác Nam Tước ơi, Ý của em ở đây là, phần Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế cơ mà. Tại vì dùng chung nên mình không thể tách rõ cái nào dùng cho chịu thuế và không chịu thuế cả. Chỉ có cuối kỳ mới phân bổ thôi mà, Được khấu trừ tất nhiên là kết chuyển từ 1331 sang 3331 hoặc ngược lại rồi.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Và bác Nam tước ạ, Số thuế GTGT dùng chung trừ đi số thuế GTGT được khấu trừ ở bảng phân bổ sẽ được tính vào giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào như thế nào?

Pác làm em chóng cả mặt rùi đấy.
Khi mua hàng hóa hay dịch vụ về, nếu có thuế thì ghi nợ 133, còn không có thuế thì thôi.
Cuối tháng khi làm BC Thuế, sữa dụng mẫu 01-4A/GTGT để phân bổ là xong.
Pác chịu khó nghiên cứu lại 01/GTGT và 01-4A/GTGT thì sẽ biết nó được tính như thế nào thui.
Thân !!!
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Bác chẳng hiểu ý em gì cả. Việc kê khai thuế thì đơn giản roài. Nhưng vấn đề là vào sổ sách cơ. Phần thuế của hóa đơn dùng chung cho cả SXKD chịu thuế và không chịu thuế được hạch toán ghi nợ trên 133 hay là sao? Nếu ghi nợ trên 133 thì cuối tháng sau khi phân bổ thì phần thuế còn dư (Thuế VAT dùng chung - số thuế được phân bổ) sẽ kết chuyển như thế nào? treo lên chờ phân bổ tiếp hay là làm sao?
VD thế này: trong tháng phần thuế GTGT dùng chung là A. Trong tháng có phát sinh doanh thu chịu thuế và cuối tháng phân bổ theo tỷ lệ thì phần thuế được khấu trừ là A1. A2 = A - A1. Vậy em phải xử lý như thế nào với A2
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

A2 tính vào TK642.
Về lý thuyết thì thuế GTGT của hàng mua về dùng cho SX hàng không chịu thuế thì tính luôn vào giá nhập kho của nó, nhưng khi nhập kho ta lại tách riêng thuế GTGT đầu vào để tham gia tính phần khấu trừ.
Nếu cuối năm phân bổ lại số thuế được khấu trừ có chênh lệch với 12 tháng trước đó thì cũng tính hết vào 642 năm nay (20/3 năm nay mới điều chỉnh thuế GTGT được khấu trừ của năm ngoái). Vì nếu tính ngược lại để đưa vào giá nhập kho thì rất khó.
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Tôi đồng ý với muontennguoi, phần thuế dùng chung A2 bị loại ra sẽ cho hết vào TK 642. Ko đưa vào giá nhập kho đâu.:cheers1:
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Bác chẳng hiểu ý em gì cả. Việc kê khai thuế thì đơn giản roài. Nhưng vấn đề là vào sổ sách cơ. Phần thuế của hóa đơn dùng chung cho cả SXKD chịu thuế và không chịu thuế được hạch toán ghi nợ trên 133 hay là sao? Nếu ghi nợ trên 133 thì cuối tháng sau khi phân bổ thì phần thuế còn dư (Thuế VAT dùng chung - số thuế được phân bổ) sẽ kết chuyển như thế nào? treo lên chờ phân bổ tiếp hay là làm sao?
VD thế này: trong tháng phần thuế GTGT dùng chung là A. Trong tháng có phát sinh doanh thu chịu thuế và cuối tháng phân bổ theo tỷ lệ thì phần thuế được khấu trừ là A1. A2 = A - A1. Vậy em phải xử lý như thế nào với A2
phần thuế của hoá đơn dùng chung cho cả SXKD chịu thuế và không chịu thuế được hạch toán ghi nợ TK133, sau đó cuối tháng bạn phân bổ thuế và phần thuế ko được khấu trừ đó bạn đưa vào chi phí 642. cách hạch toán như sau: Nợ TK 642
Có TK133
 
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Bạn Phưong9997 ơi, thế cuối năm, khi làm bảng kê khai điều chỉnh thuế GTGT được phân bổ năm, giả sử nếu tăng thì hạch toán như thế nào??? (biểu mẫu 01-4B GTGT)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Doanh thu chịu thuế, và không chịu thuế

Hi.. Bên mình thì hạch toán thế này bạn thử tham khảo xem sao nhé, để khớp với phần báo cáo với thuế phần chênh lệch còn lại mình chuyển sang đầu 6 như vậy phần thuế mình báo cáo sẽ khớp... bạn thử tham khảo xem sao
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top