Cựu binh dân kế toán

dongminhkh

sắc sắc không không
Hội viên mới
Mấy bác mấy cô kế toán đã từng tham gia lính, dù mới vài tháng, vài năm hay lâu hơn nữa, có chút gì kỷ niệm một thời..... hãy đem lên đây cho anh em xem tý đi! Chuyện vui, chuyện buồn, tình bạn tình yêu của lính, tất tần tật .....
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ấy sao bác "bửa" nhanh thế.
Em đang xin chỉ thị của các cấp lãnh đạo vể mục tâm sự người lính mà.
Các lãnh đạo đang họp và sẽ có những chỉ đạo đúng đắn hợp với chủ trương đường lối của ... nội qui về trường hợp này.
Bác làm nhanh quá.
Thôi thì cứ "tiền trảm hậu tấu" vậy bác nhỉ hehehhehe
Mời bác "bửa" trước một phát xem nào
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ấy sao bác "bửa" nhanh thế.
Em đang xin chỉ thị của các cấp lãnh đạo vể mục tâm sự người lính mà.
Các lãnh đạo đang họp và sẽ có những chỉ đạo đúng đắn hợp với chủ trương đường lối của ... nội qui về trường hợp này.
Bác làm nhanh quá.
Thôi thì cứ "tiền trảm hậu tấu" vậy bác nhỉ hehehhehe
Mời bác "bửa" trước một phát xem nào

hi híhi.... không nhanh nó bắn cho chết à. Lo bắn trước đi chớ.....thấy mục tiêu mà không đòm thì mình làm mồi cho giun hay sao bác......:ibbanana::ibbanana::ibbanana::ibbanana:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

hi híhi.... không nhanh nó bắn cho chết à. Lo bắn trước đi chớ.....thấy mục tiêu mà không đòm thì mình làm mồi cho giun hay sao bác......:ibbanana::ibbanana::ibbanana::ibbanana:

Đúng là dân chiến trường, nhanh tay ác chiến thật.
Nói về kỷ niệm đời lính thì em có nhiều lắm hehehehh
Kể ra đây thì chắc phải đến tết mới hết ấy chứ.
Nên thôi bác kể trứơc đi vậy :hurray:
Ưu tiên chuyện tình nhé bác
Mời bác nào
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Tui nhập ngũ đợt đầu năm 1983, huấn luyện ở Đông tác Tuy hòa. Đây là thời kỳ mà sau này tui được biết là Polpot hoạt động mạnh trở lại, và lính của mình ở K thương vong không ít, thôi, cái này để sau tui sẽ kể. Còn chuyện nhập ngũ thời đó có nhiều chuyện để nói lắm, như trường hợp của tui, tốt nghiệp 12 năm 81 không thi ĐH vì gia đình hồi đó nghèo quá, không có tiền cho tui đi thi, mặc dù đó là mơ ước lớn nhứt trong đời tui (cũng như bao các bạn trẻ khi vừa rời khỏi ghế nhà trường phổ thông với những ước mơ hoài bão trong đầu) và cũng là của cha mẹ. Không tiền đành chịu, bạn bè đi thi đến chia tay mà cứ nhìn nhau không nói nên lời, vỗ vai, nắm tay nhau thật chặt mà miệng mồm cứ méo xẹo, cổ họng tự dưng như có ai bóp lấy.....Nhiều đêm sau đó, tui không cách gì ngủ được, tủi thân cho mình, cho số phận của mình và cho cả cái gia đình thân yêu nhỏ bé của mình, nước mắt cứ trào ra, lặng lẽ.... Mẹ tui biết, cứ hằng đêm lại đến bên tui, động viên và săn sóc cho thằng con trai yếu đuối của mẹ. Bây giờ, mẹ đã đi xa, về với cõi vĩnh hằng, nhưng những ký ức về mẹ thì mãi mãi vẫn trường tồn trong tui, không bao giờ phai nhạt. Khoảng 6 thangs sau, tui xin được công việc làm ở huyện, vì thời đó, thanh niên có trình độ 12 thì cũng còn ít, nên cũng dễ xin việc làm. Làm việc ở phòng TK, công việc cũng nhàn nhã, sáng tới cơ quan, ghi chép ít chữ xong thì ngồi tán phét tào lao cho hết buổi rồi về. Hồi đó tui là thanh niên mới lớn, nhỏ nhứt trong phòng nên được mấy anh, mấy chi trong phòng cưng chiều lắm, nhưng cũng bị sai vặt nhiều lắm. Trong thời gian này, tui vẫn cố gắng đem theo sách vở cố công ôn luyện để tìm cách đi thi ĐH tiếp, vì dù sao mong ước được đặt chân lên giảng đường ĐH là mong ước cháy bỏng và thiêng liêng nhứt của tui lúc đó. Nhưng mà..... lại nhưng, đời đâu có ai học được chữ ngờ, phải không các bác, tui được gọi khám tuyển NVQS. Thời đó, các cơ quan có CBCNV là thanh niên thì phải đăng ký khám tuyển và đi làm NVQS. Tui dính chấu! Đến ngày khám tuyển, tui lặng lẽ đi và khám, kết luận sức khỏe của tui: A2. Mà cũng buồn cười lắm, bác nào trải qua cái vụ này thì biết, trong hồ sơ CNV của tui, chiều cao chỉ có 1,59m nhưng trong hồ sơ khám sức khỏe NVQS thì tui được tăng thêm 5,1cm hihihi....chắc đi làm NN nên cao thêm. Đến tháng 1 năm 1983 tui nhận được quyết định nhập ngũ. Lại những đêm mât ngũ nữa lại đến với tui: có báo cho cha mẹ tui biết hay không? Và chính tui cũng không ngờ là cha mẹ tui đã biết trước rồi, mẹ tui thương con, nằm khóc rấm rứt trong phòng, còn ba tui thì uống trà hút thuốc cả đêm......
Thôi, để hôm sau tui viết tiếp các bác nha, bi giờ đi làm đã, không thì xếp trừ lương, vợ mắng.....
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Câu chuyện của bác mang nặng tâm tư về gia đình chứ chưa mang âm hưởng đời lính.
Lại chờ bác viết tiếp.
Trong khi chờ em làm phát về mở màn đời lính của em.

Tốt nghiệp ĐH rồi đi làm ở một Doanh nghiệp kinh tế đảng, tuổi trẻ, háo hức cống hiến và chứng tỏ bản lĩnh như một chú ngựa non háu đá.
Kết quả là vẫn nhận lương nhưng ngồi chơi xơi nước hết ngày về ==> Chán phèo
Nhận giấy khám NVQS và cũng y như những tiền lệ trước, thi đâu đậu đấy ==> Sức khỏe A1 thế là tạm rời cái máy vi tính để ôm cây súng.

Khóa huấn luyện tân binh năm ấy đặt tại ngã ba Thái Lan. Có một khu căn cứ quân sự cũ của ngụy để lại có tên là Đồi Mã Ngụy - Ở đây tập hợp khỏang 20.000 mộ của lính và sĩ quan cộng hòa tử trận trong tết Mậu Thân và ở các chiến trường đâu đó đưa về.

Sáng đầu tiên: Nóng nực, nhảy vào cái hồ nước mát rượi sau doanh trại tắm cho thỏa thích. Sĩ quan tiểu đoàn phát hiện cười hiền lành và phán một câu

- Đây là cái hồ để tắm xác cho binh lính tử trận trước khi đem lên đồi chôn đấy

Giời ạ. Sao các bố không nói sớm. Trời nắng mà đổ cả mồ hôi

Tối hôm đó: Phiên gác trực đầu tiên trong đời quân nhân.
Ôm súng ngồi mơ màng thì nghe tiếng bước chân lịch bịch. Mở mắt ra quan sát thì .. trời ơi .. gì thế này, không thể tin vào mắt mình được.
Trong cái lạnh của đêm khuya và cái lạnh của hơn 20.000 ngôi mộ phả vào, hiện ra trước mắt là 4 người lính cảnh vệ với quân phục chỉnh tề nhưng lại ....không có đầu. Mỗi người hai tay cầm cái đầu của chính mình và oai phong tiến về phía chòi gác của BAO mang theo làn hơi lạnh thấu xương.

Một thằng lính mới thì xử lý trường hợp này như thế nào. Lúc ấy hình ảnh cái hồ tắm xác mà mình vừa bơi trong ấy hồi sáng hiện về ......
Thế là ........

Thôi đang bận để tí kể tiếp. heheh
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Phát pháo đầu tiên của anh đã lôi cuốn được tôi rồi đấy. Tôi nhỏ hơn anh 3 tuổi (1966), đã lâu lắm rồi trạc tuổi tứ tuần ít nghe có người thổ lộ tâm sự. Ở độ tuổi này, có lẽ người ta thường nhốt những cảm xúc ở trong "bụng", nhìn đời qua cái "lỗ mắt" và "ngậm miệng mà tặt lưỡi". Tôi cũng là dân kế toán. Tôi sẽ chờ bài tiếp sau của anh, hấp dẫn đấy.
Kính mong, các cấp lãng đạo của diễn đàn thương tình cho cái nhu cầu thực tế phát sinh ở anh - em mà duyệt thông qua chương trình này ! Hì Hi Hì !
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Phát pháo đầu tiên của anh đã lôi cuốn được tôi rồi đấy. Tôi nhỏ hơn anh 3 tuổi (1966), đã lâu lắm rồi trạc tuổi tứ tuần ít nghe có người thổ lộ tâm sự. Ở độ tuổi này, có lẽ người ta thường nhốt những cảm xúc ở trong "bụng", nhìn đời qua cái "lỗ mắt" và "ngậm miệng mà tặt lưỡi". Tôi cũng là dân kế toán. Tôi sẽ chờ bài tiếp sau của anh, hấp dẫn đấy.
Kính mong, các cấp lãng đạo của diễn đàn thương tình cho cái nhu cầu thực tế phát sinh ở anh - em mà duyệt thông qua chương trình này ! Hì Hi Hì !

Hoanh nghênh bác minhnhat tham gia hội cựu binh danketoan.
Rất mong sự hưởng ứng nhiệt tình của bác.
Lại trả lời cho bác biết là lãnh đạo đang họp nên chưa có TT hay Chỉ thị nào.
Nhưng sẽ sớm thôi bác ạ.
Chúc bác vui
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Mở bài mà bác hehehe......
Tiếp nha: Thế rồi cái ngày lên đường tòng quân nhập ngũ cũng đến, không như bây giờ tân binh được đón tiếp trọng thể chu đáo, cái gì cũng được phát trước, tụi tui khi đó được anh chị trong cơ quan đưa đến nơi tập trung để lên đường. Mọi người chúng tui khi đó tâm trạng buồn lắm, đứa không vợ con người yêu như tui thì không nói làm gì, những người đã có người yêu hay đã có vợ rồi thì mới là khổ, người yêu, vợ con cứ khóc hu hu, ôm lấy nhau mà khóc; tui ở ngoài nhìn những cảnh đó cũng không cầm được nước mắt. Cha mẹ tui khi đó không đi tiễn con, mà chỉ ở nhà, nhưng tui tin chắc là họ cũng đang còn cắt ruột cắt gan trong lòng và tui cũng không muốn nhìn những người thân của mình trong tình cảnh ấy. Chỉ có người chị của tui và mấy đứa em còn nhỏ của tui đi tiễn mà thôi. Anh tui thì cũng đang tại ngũ ở Đắc lắc. Rồi bắt đầu đọc tên từng người lên xe, mỗi người xách một túi tư trang cá nhân hồi hộp chờ đến tên mình, leo lên xe trong tiếng khóc lóc của người thân. Tạm biệt nhé, những người thân yêu nhứt của tui, hẹn nhất định sẽ có ngày về, tui lên xe với những hình ảnh đó và tâm nguyện đó.
Xe chở chúng tôi đến quân trường vào buôi trưa, trời nắng gay gắt. Chúng tôi được cán bộ giao quân dẫn đến khu nhà nghỉ để phân về từng đơn vị huấn luyện. Từng đứa ngồi uể oải nhai từng míêng bánh mỳ mềm oặt mà hồi sáng người thân bạn bề mua cho. Sau khi làm thủ tục xong đâu đấy, chúng tôi được dẫn về nơi ở, bắt đầu nhận quân trang quân phục, giày dép....còn lại các bộ đồ dân sự thì cho vào ba lô cất để khi nào có người nhà ra thì gửi về, hoặc cứ giữ đấy tính sau. ĐỜI LÍNH BẮT ĐẦU!!!!!
Tiểu đội của tui do một Trung sĩ làm tiểu đội trưởng, gồm 13 mạng, tiểu đội phó là một cha lớn tuổi hơn tụi tui nhưng nhập ngũ cùng ngày, được Tiểu đoàn giao phó, (cha này sau tui sẽ kể sau, hay lắm) khi đang ở nhà hình như làm Đoàn xã thì phải. Ngày đầu tiên trong đời lính là tập xếp mùng mền, áo quần, cách để giày dép sao cho đẹp, gọn, dể lấy dể xỏ khi hành quân báo động. Bác BAO CÔNG chắc cũng thế mà thôi, phải hông?
Quân trường huấn luyện của tui được các vị đàn anh đi trước đặt cho cái tên là "Quân trường ruồi". Ruồi nhiều khủng khiếp, các bác cứ tưởng tượng như thế này: đến bữa ăn, khi vào nhà ăn, lính không thấy xoong cơm đâu cả, mà bâu trên ấy là hàng lớp ruồi, đen ngòm đen kịt, đuổi không thèm bay; nó đúng như vậy đấy, bác nào mà đã từng ở đó thì biết,những lời tui nói ở đây đều đúng 100%.

-----------------------------------------------------------------------------------------
Nhất là những ngày hè, ruồi ở đâu mà nhiều kinh khủng, nhiều lúc đến giờ ăn, lính phải gạt lớp cơm ở ngoài thì mới ăn được. Bởi vì lớp ngoài cùng bị ruồi bâu, khi xua được đám ôn dịch đó đi thì còn lại một lớp phân ruồi lấm chấm đen như hạt mè.....Tuần đầu tiên trôi qua của những ngày đầu quân ngũ, với những việc học tưởng chừng như đơn giản nhất của con người như đi đứng, ăn ngủ, tắm giặt.... tất cả phải học cho phù hợp với con nhà lính. Đám lính mới chúng tôi cứ vậy mà thích nghi dần với đời binh nghiệp, học hát, học chính trị, sinh hoạt tập thể, nội qui, lời thề cứ thế mà làm. Trong tiểu đội, tui là thằng nhỏ con nhất, nên khi đi học chiến thuật, tập bắn, đều được đi tay không, có chăng là vác 01 cái bia mà thôi, tội nghiệp cho những thằng to con lớn xác, lúc đầu nhận vũ khí thích lắm, cứ chọn B.40, B.41, trung liên mang cho nó oách, còn AK thì chê, đến khi tập hành quân chạy bộ 5 cây số thì mới tỉnh ngộ, ba lô còn muốn liệng, huống chi là một khẩu trung liên to đùng trên vai, chạy một hồi mồ hôi mẹ, mồ hôi con thi nhau chảy, miệng mũi thi nhau ngáp lấy ngáp để, thở không ra hơi. Còn tui thì chỉ có cái ba lô trên lưng, nhẹ hều, thấy mấy thằng đó mà thương quá hehehe...Cho tụi mày chừa nhé, cái tội ham làm dóc, vác B.40 đi tập, thấy con gái bên đường liền làm bộ làm tịch ta đây là chú bộ đội có cái súng to hehehe....bây giờ thì thôi nhé....Cán bộ đại đội, tiểu đoàn đi theo thấy máy ông tướng đó đi hết nỗi cứ la om sòm. Từ đó về sau, mỗi lần ra bãi tập hay hành quân dã ngoại là cả đám lại đùn đẩy cho nhau vác súng, có thằng còn giả đò quên, bị tiểu đội trưởng bắt gặp và tất nhiên: đ/c phải mang khẩu súng đó trong suốt thời gian huấn luyện tại đây! Thế này thì chết thật, mặt nhăn mày nhó mà chấp hành cái lệnh đó.
Lúc đang huấn luyện tại Đông tác, chuyện nhớ nhà nhớ người yêu là chuyện thường ngày của lính, nhất là những đêm đầu tiên, hình như không thằng nào ngủ được, tui cũng không ngoại lệ. Đêm đầu tiên trong quân trường, tui nhớ tới dáng lưng gầy của mẹ, dáng tất bật của cha, trằn trọc, nghĩ ngợi lung tung chờ trời sáng. Có đứa nằm khóc thút thít, có đứa thở dài, rồi tiếng thì thầm chuyện trò nho nhỏ, tiểu đội trưởng thấy vậy, nhưng cũng nằm im bỏ qua mà không trách cứ.
@: Các bác cựu binh nổ súng đi chứ. Tiến công đi!!!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Sao không thấy Kimhoang, Sư tử chúa...... nổ súng hiệp đồng nhở??? Vô đây mà tác chiến đi mấy cha!
Rảnh rồi tui sẽ kể một câu chuyện tình của tui trong 3 tháng quân trường cho các bác chiêm ngưỡng, đảm bảo không hồi hộp gay cấn, không lâm ly th thiết, thì tui sẽ không viết bài nữa.:cheers1::cheers1:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Có đứa nằm khóc thút thít, có đứa thở dài, rồi tiếng thì thầm chuyện trò nho nhỏ

Bác kể đến đây thì quá thật. Phải tiểu thuyết hóa cái đoạn đó đi chứ. Ai lại nói thế.
Nhỡ các chị em danketoan vào đây đọc đến cái đoạn thút thít của bác chắc cười anh em mình chết. :151:
Nước mắt đàn ông không rơi thành giọt.... nước mắt đàn ông chôn sâu trong lòng.... (bài hát gì đó quên rùi hehe)
Lại chờ đọc tiếp cái chuyện không hay không viết nữa của bác
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Không tiểu thuyết hóa cái chuyện đó được bác Bao ạ, bởi vì đây là những kỷ niệm của lính, có gì viết nấy. Chị em nào mà đọc được, khen thì không nói làm gì (còn phổng mũi lên í chứ), còn thì là thông cảm thôi. Hồi bác đi lính chắc không còn cái chuyện đó nưa, phải không; bởi vì lúc ấy đâu còn chiến tranh bắn giết nữa đâu. Mà cái chuyện của bác sao không viết tiếp đi, để anh em chờ hoài.....:hurray::hurray:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Không tiểu thuyết hóa cái chuyện đó được bác Bao ạ, bởi vì đây là những kỷ niệm của lính, có gì viết nấy. Chị em nào mà đọc được, khen thì không nói làm gì (còn phổng mũi lên í chứ), còn thì là thông cảm thôi. Hồi bác đi lính chắc không còn cái chuyện đó nưa, phải không; bởi vì lúc ấy đâu còn chiến tranh bắn giết nữa đâu. Mà cái chuyện của bác sao không viết tiếp đi, để anh em chờ hoài.....:hurray::hurray:

Uhm đúng là thời của em không còn cảnh bắn giết nữa nên cũng không có ông nào khóc nữa. Mà có muốn khóc cũng không khóc được.

Ban ngày cầm súng thực hiện lăn lê bò lết ở ngoải thao trường đến méo cả mặt, chiều đến lại tăng gia sản xuất bở cả hơi tai. Tối về đặt lưng xuống là ngủ như chết. Ông nào còn sức mà khóc hả bác. Mà nếu có khóc mà em nghe được thì em cho một phát văng ra ngoài nghĩa địa mà khóc ấy chứ hihihi

Trờ lại câu chuyện của em đây.
.....
.....
Một thằng lính mới thì xử lý trường hợp này như thế nào. Lúc ấy hình ảnh cái hồ tắm xác mà mình vừa bơi trong ấy hồi sáng hiện về ......
Thế là ........

Thế là em dương súng lên đạn rốp rốp. Phang nguyên băng đạn vào 4 ông cảnh vệ ấy. Nhưng lạ quá đạn ra khỏi nòng như bay vào không khí.

4 ông này vẫn tiến đến phía em, mỗi lúc một gần hơn. Cũng may em là người dũng cảm heheheh chứ gặp ông khác thì chắc chắn...vãi ra quần ấy chứ.

Thật là bình tĩnh, em quay lưng và .... bỏ chạy. Nhưng không còn kịp nữa, mái tóc của cái đầu gần em nhất bỗng dài ra và cuốn vào cổ em làm em không thể thở được. Ặc ặc ... khó thở vô cùng, vòng siết càng ngày càng chặt, hình như định lấy mạng của mình hay sao ấy. Chắc phen này toi thật rùi hic hic

Cố lấy hết sức và la thật to nhưng âm thanh phát ra chỉ là tiếng ớ... ớ... yếu ớt

Và rồi một cảnh vệ tách khỏi đội hình và buông tay làm cái đầu lăn lông lốc xuống đất. Từ từ tiến lại chỗ BAO và vỗ thật mạnh vào vai của BAO cùng với một khẩu lệnh đanh thép. Súng của đồng chí đâu.

Giật mình choàng tỉnh và thấy trước mắt là 4 ông cảnh vệ với quân phục chỉnh tề và đặc biệt là còn nguyên đầu nhé heheh. Các ông này quát. Gác mà ngủ gục à. Ở chiến trường kiểu này thì nó vào cắt cổ cho chứ còn à. Lại còn làm mất súng nữa chứ ( dám cá là mấy ông này giấu súng của BAO)

Yêu cầu đồng chí vận dụng 7 tư thế vận động trên chiến trường và phát triển đội hình chiến đấu về hướng đông bắc (lúc này do BAO mừng quá vì câu chuyện vừa gặp chỉ là giấc mơ nên quên mất hướng đông bắc là hướng nào). BAO bèn hỏi lại.

- Báo cáo thủ trường, hướng đông bắc là hướng nào ?

- Là hướng xuyên qua cái hồ sau doanh trại.

Ôi giời ơi, lại là cái hồ tắm xác à. hic hic ...
Thế là ......

Các bác lại đợi tiếp nhé vì lại bận rùi heheheh
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Sao không thấy Kimhoang, Sư tử chúa...... nổ súng hiệp đồng nhở??? Vô đây mà tác chiến đi mấy cha!
Rảnh rồi tui sẽ kể một câu chuyện tình của tui trong 3 tháng quân trường cho các bác chiêm ngưỡng, đảm bảo không hồi hộp gay cấn, không lâm ly th thiết, thì tui sẽ không viết bài nữa.:cheers1::cheers1:

Mấy Bác cứ nổ súng trước đi, em sẽ tiếp ứng sau, dạo này đang kẹt nên chưa kể được. :hurray:
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Thời đó, ngày chủ nhật lính mới tụi tui không được ra ngoài chơi vì sợ đào ngũ, bỏ trốn. Chỉ có một số đặc biệt thuộc trường hợp đặc biệt mới được phép ra, còn lại là cấm tiệt. Xung quanh trường huấn luyện được rào lỹ lưỡng bằng các tấm ghi thép lấy từ sân bay Đông tác gần đó về. Các tấm ghi được chôn sâu dưới đất, cao khoảng 3 mét, ken lại với nhau, không cách chi nhảy được; mà có nhảy qua được thì cũng không dám, vì đám vệ binh đi tuần gác liên tục, 24/24. Đã có đứa liều mạng leo qua bị vệ binh tóm được bị kỷ luật, đưa đi dọn vệ sinh gần cả tháng, tởn tới già. Nhưng được cái, lính tuy không ra được nhưng sáng sáng vẫn có cafe uống đàng hoàng, thuốc hút ngon lành cũng từ chỗ những tấm ghi đó. Qua các khe hở của 2 tấm ghi liền nhau, các bà các cô bán hàng đứng phía ngoài hàng rào đưa những thứ mà lính cần như thuốc, cafe, kẹo bánh qua, lính đưa tiền trả lại. Vệ binh ở đó nhưng không cấm, vì hiểu cái cảnh này quá rồi (mà chúng nó trước đây cũng từng trải qua những chuyện như thế này rồi). Không được ra khỏi doanh trại chơi ngày chủ nhật, chúng tôi chỉ còn chờ người thân ra thăm, và thực sự ngày chủ nhật là một ngày hội của chúng tôi không hơn không kém. Tất cả những buồn vui, lo lắng, tất cả những nhớ nhung day dứt, và cả những mối tình bắt đầu bén rễ cũng phát xuất từ đây. Và mối tình đầu tiên của tui (có phải hay không sau này nhờ các bác phán xét hộ) cũng không phải là một ngoại lệ......
Số là tui rất ít khi được người nhà ra thăm, mẹ bệnh tim không di xe đò được, chị lo làm phụ giúp với cha nuôi đàn em đang còn tuổi ăn tuổi học. Cả một quảng thời gian huấn luyện tại đây mà tui chỉ được đón 3 lần chị và em ra thăm. Cho nên, cứ chủ nhật tới là tui lại cũng cứ ngóng chờ như bao thằng khác, nhưng đến tầm 7-8 giờ sáng mà không thấy bóng dáng ai là tui thẫn thờ đi về tiểu đội nằm chơi, hay buồn một mình. Chán quá thì ra khu đón tiếp xem niềm vui của người khác, sau đó thấy tủi thân lại lầm lũi đi về.....

-----------------------------------------------------------------------------------------
Huấn luyện được hơn tháng, lúc này tui cũng đã kết được một thằng nằm cạnh giường, đi đâu cũng có nhau,có gì cũng chia cho nhau, keo sơn hết ý! Một hôm, cũng cái ngày hội gia đình của lính, thấy tui cũng chẵng có ai ra thăm, nó bèn kéo luôn về chỗ gia đình nó. Lần đầu được ngồi chung, tui không biết nói gì, chân tay cứ lóng nga lóng ngóng, thằng bạn và mẹ nó cứ luôn giục tui "ăn đi cháu, ăn đi mày, đừng mắc cỡ"; không mắc cỡ sao được, ngoài nó và bà già ra, thì đang còn một cô em gái của nó hiện diện trước mặt tui. Nàng cũng đẹp ra phết (hay là lúc đó thần nhãn của tui nó thấy vậy không hiểu), mái tóc dài đen mượt, khuôn mặt bầu bĩnh hơi rám nắng của một cô gái làm nông chân chất. Bình thường tui cũng chì lắm, nhưng đối diện trước một em gái dịu hiền thì cái nhuệ khí oai hùng của thằng đàn ông tự dưng mất biến. Thay vào đó là những cử chỉ ngượng ngùng, xấu hổ từ đâu nhảy ra làm tui không biết phải tính sao? Mà khổ nỗi, nàng lại ngồi đối diện với tui mới chết chứ! Có lẻ cứ cúi mặt mãi ư? Nhưng ngước lên lại đụng ánh mắt nàng.... một ánh mắt giống như nữa giễu cợt, nữa thách thức pha lẫn sự tinh nghịch của một thiếu nữ mới lớn! Lâu thật lâu, tui lại cứ len lén nhìn, lại cứ bắt gặp ánh mắt tinh nghịch đó, lại cúi xuống, lại len lén nhìn, lại bắt gặp....thế rồi......em bóc một cái bánh đưa đến trước mặt tui "anh ăn đi...!!" Tiếng nói mới dễ thương làm sao, quyến rũ làm sao. Cái tiếng nói đặc trưng của người dân Tuy hòa không bao giờ pha tạp hay lẫn vào đâu được.Lần đầu tiên, một thằng con trai được một cô gái mời ăn bánh, tuy cái bánh chưng được gói vội vàng, nấu cũng vội vàng để kịp ra thăm con, không nhân không thịt, nhưng sao lúc đó tui cắn vào như thấy được ăn cao lương mỹ vị, nó có một vị thơm không tả được, sóng sánh, ngây ngất đâu đây! Không biết bác nào trong đây đã được diễm phúc như tui chưa. nếu chưa thì cũng nên ráng tìm một lần cho biết, để rồi mãi đến sau này tui vẫn nhớ mãi cái lần ấy, tuyệt đối không lạt, không phai! "Anh hùng không qua ải mỹ nhân", đáng lý thì cũng phải nói lời cảm ơn hay đại loại gì đó, lúc này đây tui lại không biết nói gì, ấp a, ấp úng, lúng búng trong miệng không thành lời; đưa hai tay ra đón tấm bánh mà cũng run:smilielol5:; Mẹ thằng bạn cười ý nhị" ăn đi con". Tui như ngồi trên mây. Có phải mối tình sét đánh là như thế này không hả các bác. Sau này thằng bạn nói lại khi hai đứa đã yên vị trên giường " Mẹ mày, cái mặt mày lúc đó đỏ hơn con gà đá" Thiệt vậy sao trời, nó còn đế thêm một câu " Mày thích nó không, tao làm mối cho, ngó hai đứa cũng được lắm" Hi hihi....sướng quá bà con ạ. Rồi thời gian cứ lặng lẽ trôi, tui bây giờ ít trông chị ra nữa mà lại ngóng trông nàng, mà nàng thì tuần nào cũng đến thăm anh trai. Vậy là tui yêu, tui đã biết yêu rồi phải không bà con!
-----------------------------------------------------------------------------------------

ở chỗ tui hồi đó, lính gác mà ngủ gục thì được cho đi thọc huyết một tuần, bâc Bao ạ, như bác là quá nhẹ rùi đấy. Lính gác phải nhớ mật khẩu, không được quên, cán bộ bất chợt đến kiểm tra hỏi đáp mật khẩu phải ngon lành, không được ấm ớ!:banghead:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Ban ngày cầm súng thực hiện lăn lê bò lết ở ngoải thao trường đến méo cả mặt, [/SIZE]

Sao Pác Bao lại lôi 7 tư thế vận động trên giường lên đây thía.Ngại quá...
Chắc sau này về nhà: trườn địa hình mấp mô pác Bao giỏi lắm nhể:hysterical::hysterical:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Và rồi một cảnh vệ tách khỏi đội hình và buông tay làm cái đầu lăn lông lốc xuống đất. Từ từ tiến lại chỗ BAO và vỗ thật mạnh vào vai của BAO cùng với một khẩu lệnh đanh thép. Súng của đồng chí đâu.[/SIZE]
Vậy pác có mơ báo động ko pác? Trời rét căm căm lội xuống ao để mò súng, thả dây một ng xuống giếng nữa chứ....Mặc dù bit chắc chắn 100% có tìm đến sang năm cũng chẳng thấy...vậy mà...
Hồi Tân binh chưa quen nên lúc nào cũng sợ sệt.Về sau: báo động kêu đi tìm mỗi đứa trốn một góc(E chui xuống hào ngồi hút thuốc..) chờ tập hợp thì về...
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Vậy pác có mơ báo động ko pác? Trời rét căm căm lội xuống ao để mò súng, thả dây một ng xuống giếng nữa chứ....Mặc dù bit chắc chắn 100% có tìm đến sang năm cũng chẳng thấy...vậy mà...

Đúng đấy. Kimhoang nói rất đúng.
Hôm ấy lặn ngụp cả tiếng đồng hồ mà có thấy súng của mình đâu. Nhưng buộc phải làm thế thì mới nhớ đời mà.

Súng là vợ, đạn là con, thao trường là bạn, núi non là nhà.

Vợ mà không giữ được thì còn làm nên trò trống gì. Thế nên từ lần sau gác mà có đi ... ấy thì cũng phải ôm súng theo. Cạch tới già hehe

Mà câu chuyện tình của bác dongminh sao không thấy kể tiếp thế nhỉ ? Cuối cùng thì chuyện tình của bác thế nào.
Giời ạ. Bác kể tiếp đi chứ.
Cô thôn nữ dịu dàng ấy có thích bác như là bác thích cô ấy không.
Chờ đọc chuyện của bác như nắng hạn chờ mưa.
Mời bác nào
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Đúng đấy. Kimhoang
Súng là vợ, đạn là con, thao trường là bạn, núi non là nhà.

Hôm nay cất súng ở nhà
Gặp cô thôn nữ chắc là Bao tiêu
:iagree:
-----------------------------------------------------------------------------------------
Kỷ niệm
Ko là gì
Nếu thời gian vội xóa
Nhưng
Sẽ là tất cả
Nếu lòng người còn ghi

Mà tiếc thật
Kỷ niệm về tình iu của lính
E ko có lun
Bởi vì " E đã bit iu đâu"
Nhưng thôi cố nặn ra chữ để viết vậy

-----------------------------------------------------------------------------------------
Một chiều như mọi chiều
Hắn cùng đứa bạn ngồi uống bia ở quán quen
Bất chợt một bóng hồng đi qua
Mái tóc ấy, vóc dang ấy sao quen thế nhỉ? Hắn tự hỏi lòng m. Hình như...hình như hắn đã gặp ở đâu rồi
Hắn cố lục tìm trong ký ức
- Uống đi mày
Câu nói của đứa bạn cắt ngang dòng suy nghĩ của hắn
- Uh, thì uống
Hắn uể oải đáp
- Mày hôm nay làm sao vậy?
- Không có gì. Có lẽ tao hơi mệt
- Có phải bóng hồng vừa ngang đánh thức "trái tim ngục tù ko"?
- Bậy nào. Mà hình như hôm nay là 14/02 thì phải
- Đúng rui, ngày Valentine
- Mày có nhớ ko.Ngày mày tiễn tao đi bộ đội cũng là ngày này
- Uh, nhanh thật thế mà đã 10 năm
- Thôi, tao về trc.MÀy cứ ngồi từ từ mà nhâm nhi nhé
- Sao vậy? Ngồi một m chán chết
- tập cho quen đi.Sẽ có một ngày ko có tao.Có lẽ tao sẽ ra Bắc.Lang thang mãi trên đất SG này chán rồi
- Thôi, mày về đi
- Uh

* *​
*​
Hắn dắt xe vào phòng trọ và nằm vật ra giường,Những kỷ niệm thời Tân binh lần lượt hiện về trg hắn
Mảnh đất ấy: Minh Trí - Sóc Sơn. 3 tháng thao trường...Phải rồi: Đại bàng biệt danh mà bọn lính gán cho cô bé ấy. Đúng là quả đất tròn. Hắn mỉm cười sung sướng

Thôi , e cũng lại bận rùi, để sau kể tiếp he
(Trích: Chuyện đời tự bịa)
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Các bác thông cảm cho tui ít hôm nữa nhá, mấy bữa nay bận qua không thể ngồi để phọt bài lên được. Chuyện tình củm của tui nó cũng hấp dẫn lắm nhưng cuối cùng thì chua chát..... thôi, để từ từ tui sẽ hầu chuyện các bác sau. Bây giờ thì không rảnh rồi.....
 
Ðề: Cựu binh dân kế toán

Có một chủ nhật nọ, khoảng cuối tháng thứ 2, tui đánh bạo tỏ tình với em, nhân lúc thằng bạn chạy đi mua thuốc hút (nó ghiền thuốc kinh khủng). Ậm ờ mãi, hai tay xoắn gần đứt lìa ra mới thốt được câu: "Anh yêu em!. còn em có yêu anh không" đại loại là thế. Không ngờ, em đồng ý, với con gái, khi người con trai tỏ tình, không trả lời mà chỉ mỉm cười cúi đầu e thẹn thì chắc 100% là thành công rực rỡ!!! Uống chúc mừng đi bà con...:cheers1:Sau này nằm nghĩ lại, thấy mối tình đầu của tui cũng đơn giản thật, không có những đêm trăng tình tứ, không có những nụ hôn cháy bỏng trao nhau, không có cả những lời thề non hẹn biển. Nó mộc mạc, chân thành như đời lính, chân chất thật thà như tình người dân quê một nắng hai sương. Mà lạ một điều, kể từ lúc biết yêu và được yêu, tui bỗng mạnh hẳn lên; ba tháng quân trường với những bài huấn luyện gắt gao tưởng rằng không vượt qua được, ấy vậy mà nhờ có tình yêu, tui đã dễ dàng bước qua nhẹ nhàng, bài bản. Không biết có bác nào đã từng yêu trong khi đi lính chưa, còn tui thì từ dạo đó, khi chưa đến ngày chủ nhật thì ta viết thư, qua thứ 7 thì trằn trọc chờ qua chủ nhật để được gặp em, thỏa nỗi nhớ mong của một tuần gian khó (nhớ gì như nhớ người yêu). Cha mẹ và thàng bạn tui cũng không ngăn cản mói tình của đứa con gái cưng với một thằng lính chưa biết gia cảnh ra sao và cũng chưa biết số phận của nó ra sao trong tương lai. Tất cả đều đồng ý (như tui cảm nhận lúc đó), đều coi tui như con trong nhà, có gì san sẻ nấy. Chị và các em tui sau này ra thăm nghe nói mối tình đầu và được trông thấy người yêu tui thì vui lắm......họ cùng nói cười vui vẻ giống như đã thân nhau từ lâu rồi.
Thế rồi một buổi sáng của tháng huấn luyện thứ ba, khi tất cả đang ngon giấc thì lệnh báo động, tât cả hối hả gói ghém ba lô chạy ra sân tập trung, trời tang tảng sáng, phía đông đã có le lói vài vệt màu hồng. Lệnh hành quân di chuyển, nhưng chỉ di chuyển ra sân lớn của trường, ở đó chúng tôi thấy toàn bộ cán bộ của trường, vệ binh, đại diện cấp trên đã có mặt. Linh tính báo cho chúng tôi biết đây là giờ phút chia tay để đi đến một phương trời mới, mà có thể không có ngày về. Bất chợt tôi lại nhớ đến em và tự dưng cảm thấy có một cái gì đó đang thổn thức trong lòng. Chỉ còn hai hôm nữa thôi là tui lại dược gạp em, lại được ôm em trong vòng tay chai cứng, lại được nói với nhau những lời yêu thương nhất; vậy mà.......Chủ nhật tới, khi em tới đây, thì nơi đây đã vắng lặng hoàn toàn, không còn cảnh náo nhiệt khi mọi người gạp nhau nói cười vui vẻ, không còn thấy những giọt nước mắt lăn dài bên khóe mắt khi giờ phút chia tay lưu luyến, không còn thấy những hàng lính quân phục gọn gàng bước nhịp một hai.....tất cả đã không còn. Lệnh lên xe, từng chiếc xe đã đậu từ bao giờ ngoài cổng lùi lũi đi vào, phủ bạt kín mít, từng người, từng người bước lên xe, im lặng bao trùm.....khi viết đến đây tôi chợt nhớ bên TTVNOL có mem LUOIHOCQUA cũng đã viết về cuộc hành quân này, bác đó cùng đi một đợt với tôi, nhưng không biết ở đại đội huấn luyện nào nhưng chúng tôi đi qua K theo ngã đồn 7 Dăkmin Dăclac, qua Mondunkiri.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top