Những vướng mắc thường gặp trong công việc kế toán?

Chào các anh chị!
Mong các anh chị tư vấn cho em trường hợp sau ạ:
Công ty em đang có tình trạng giám đốc chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào tài khoản công ty, nội dung chuyển tiền ghi nộp tiền vào tài khoản ạ
Mục đích khoản tiền đó dùng để thanh toán cho nhà cung cấp
Nguồn gốc của số tiền đó là tiền khách hàng chuyển tiền thanh toán vào tài khoản cá nhân của giám đốc
Em đang không biết nên hạch toán như thế nào cho đúng ạ
Mong cả nhà giúp em
Em cảm ơn!
mình theo dõi câu này với
 
Mọi người cho em hỏi trường hợp này với:

Khi xuất hoá đơn hàng biếu tặng ko đăng ký với sở công thương thì trên hoá đơn vẫn ghi đơn giá và tiền thuế. Em hạch toán trên phần mềm là Nợ 6421/ Có 156, có 33311.
- Em vào tab xuất hoá đơn vẫn xuất như hoá đơn khác. Nhưng khi em kiểm tra trên tờ khai thuế trên PM thì Dòng Tổng doanh thu bán ra chưa thuế vẫn cộng thành tiền của hoá đơn biếu tặng. Kiểm tra trên sổ TK doanh thu 5111 thì ko có hoá đơn đó.
Vậy em phải xử lí như nào để TK 5111 trên sổ cái khớp với trên tờ khai thuế ạ .
 
Chào bạn VHung kt,
- Theo quy định, hàng biếu tặng khách hàng không thu tiền vẫn phải lập hóa đơn, kê khai thuế VAT đầu ra để khấu trừ thuế VAT đầu vào (trường hợp bên bạn tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ).
- Bạn hạch toán như trên là đúng rồi bạn, hạch toán vào TK 642/ TK 641 chứ không phải TK 511 nên khi kiểm tra số liệu trên tờ khai với tài khoản doanh thu bán hàng trong kỳ thì sẽ phát sinh lệch số giữa chỉ tiêu [34] trên tờ khai với số phát sinh tài khoản 511.

Thân chào
 
Chào bạn an phú,
- Trường hợp của bạn, việc khách hàng chuyển tiền thanh toán vào tài khoản cá nhân giám đốc xem như giám đốc thu hộ tiền cho công ty bạn. Hạch toán: Nợ 1388 (giám đốc)/ Có 131 (khách hàng). Khi giám đốc chuyển tiền vào tài khoản công ty ghi nhận: Nợ 112/ Có 1388 (giám đốc). Còn lại việc công ty thanh toán cho khách hàng bạn thì như bình thường bạn nhé.
- Trong trường hợp khách hàng hay chuyển tiền vào TK cá nhân giám đốc có rủi ro giám đốc không chuyển hết tiền vào TK công ty, dẫn đến theo dõi công nợ phải thu khách hàng chưa chuẩn. Việc này bạn cần rà soát công nợ kỹ, định kỳ gửi thư xác nhận công nợ đến khách hàng để đối chiếu.

Thân chào
Cảm ơn huygia88 nhiều ạ!
 
Mọi người cho em hỏi trường hợp này với:

Khi xuất hoá đơn hàng biếu tặng ko đăng ký với sở công thương thì trên hoá đơn vẫn ghi đơn giá và tiền thuế. Em hạch toán trên phần mềm là Nợ 6421/ Có 156, có 33311.
- Em vào tab xuất hoá đơn vẫn xuất như hoá đơn khác. Nhưng khi em kiểm tra trên tờ khai thuế trên PM thì Dòng Tổng doanh thu bán ra chưa thuế vẫn cộng thành tiền của hoá đơn biếu tặng. Kiểm tra trên sổ TK doanh thu 5111 thì ko có hoá đơn đó.
Vậy em phải xử lí như nào để TK 5111 trên sổ cái khớp với trên tờ khai thuế ạ .
Mình kb làm tn. Cho mình hóng câu tl với
 
Chào các bạn.

Hiện tại bên công ty mình đang thuê lại kho của 1 công ty vận tải. Tuy nhiên, công ty vận tải này không có chức năng về cho thuê kho bãi. Mọi người cho mình hỏi bây giờ bên mình nên làm thế nào để đưa chi phí thuê kho và các chi phí sửa chữa lắp đặt ở kho này vào chi phí hợp lý?

Mình cảm ơn nhiều!
Chào em! Tôi xin có gợi ý nhỏ về tình huống trên của DN thế này nhé:
Trường hợp đơn vị cho thuê địa điểm không đăng ký pháp luật về ngành nghề kinh doanh cho thuê, dịch vụ bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động và Luật doanh nghiệp thì DN của bạn nên yêu cầu đơn vị này bổ sung lĩnh vực cho thuê bất động sản vào đăng ký kinh doanh hoặc tìm DN khác, có đăng ký kinh doanh đúng quy định để hợp tác.
Đây là hiện tượng khá phổ biến trong các SMEs, vì chi phí thuê địa điểm của các đối tượng này thường “rẻ” hơn nếu thuế địa điểm của các DN bàn bản. Nhưng để chi phí thuê, chi phí sửa chữa lắp đặt kho xưởng là chi phí được trừ, tức là thỏa mãn 3 điều kiện của chi phí được trừ, trong đó có điều kiện “có chứng từ hợp lệ theo quy định pháp luật”, DN của bạn cần thiết phải thực hiện các bước bổ sung hoặc thay đổi như trên nhé! (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC; Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
Cám ơn em đã chia sẻ, chúc em một ngày nhiều niềm vui !
 
Mọi người cho em hỏi trường hợp này với:

Khi xuất hoá đơn hàng biếu tặng ko đăng ký với sở công thương thì trên hoá đơn vẫn ghi đơn giá và tiền thuế. Em hạch toán trên phần mềm là Nợ 6421/ Có 156, có 33311.
- Em vào tab xuất hoá đơn vẫn xuất như hoá đơn khác. Nhưng khi em kiểm tra trên tờ khai thuế trên PM thì Dòng Tổng doanh thu bán ra chưa thuế vẫn cộng thành tiền của hoá đơn biếu tặng. Kiểm tra trên sổ TK doanh thu 5111 thì ko có hoá đơn đó.
Vậy em phải xử lí như nào để TK 5111 trên sổ cái khớp với trên tờ khai thuế ạ .
Chào em!
THỨ NHẤT
Để kê khai thuế GTGT của hàng biếu tặng, em chú ý nếu hàng biếu tặng không có bằng chứng tin cậy chứng minh việc biếu tặng này thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì:
+ Thuế GTGT đầu vào của hàng biếu tặng không được khấu trừ
+ Khi xuất hàng biếu tặng phải lập hóa đơn như bán hàng hóa thông thường
Căn cứ: Thông tư 219/2013/TT-BTC; Thông tư 119/2014/TT-BTC; Thông tư 39/2014/TT-BTC’ Thông tư 26/2015/TT-BTC
Qua chia sẻ trên của em, tôi thấy em đã rất quan tâm đến việc lập hóa đơn khi xuất hàng biếu tặng, nhưng còn chi phí và thuế đầu vào hàng biếu tặng, em chú ý thêm nhé!


THỨ HAI
Lý do việc chênh lệch giữa doanh thu tính thuế GTGT trên tờ khai với Doanh thu tính thuế trên BCTC có nguồn gốc từ kỹ thuật cập nhật chứng từ vào phần mềm kế toán. Vì DN hạch toán: Nợ 6421/ Có 156, có 33311 => không thể phản ánh lên TK doanh thu 511 được, đúng không em?
Vậy, tôi xin gợi ý thêm hạch toán hàng biếu tặng có thể thay đổi như sau:
Nợ TK 156/Có TK 632 = giá vốn hàng biếu tặng
Nợ TK 811,642 = tổng giá thanh toán (lưu ý trường hợp chi phí được trừ và không được trừ cần ghi chú cụ thể)
Có TK 5118 = Doanh thu tiêu thụ nội bộ hàng biếu tặng
Có TK 3331 = Thuế GTGT hàng biếu tặng
Việc hạch toán điều chỉnh như trên sẽ giúp em thuận lợi hơn trong việc phản ánh trên phần mềm, không còn bị chênh lệch nữa, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, đặc biệt các quy định về thuế và hóa đơn GTGT.
 
Chào em!
THỨ NHẤT
Để kê khai thuế GTGT của hàng biếu tặng, em chú ý nếu hàng biếu tặng không có bằng chứng tin cậy chứng minh việc biếu tặng này thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì:
+ Thuế GTGT đầu vào của hàng biếu tặng không được khấu trừ
+ Khi xuất hàng biếu tặng phải lập hóa đơn như bán hàng hóa thông thường
Căn cứ: Thông tư 219/2013/TT-BTC; Thông tư 119/2014/TT-BTC; Thông tư 39/2014/TT-BTC’ Thông tư 26/2015/TT-BTC
Qua chia sẻ trên của em, tôi thấy em đã rất quan tâm đến việc lập hóa đơn khi xuất hàng biếu tặng, nhưng còn chi phí và thuế đầu vào hàng biếu tặng, em chú ý thêm nhé!


THỨ HAI
Lý do việc chênh lệch giữa doanh thu tính thuế GTGT trên tờ khai với Doanh thu tính thuế trên BCTC có nguồn gốc từ kỹ thuật cập nhật chứng từ vào phần mềm kế toán. Vì DN hạch toán: Nợ 6421/ Có 156, có 33311 => không thể phản ánh lên TK doanh thu 511 được, đúng không em?
Vậy, tôi xin gợi ý thêm hạch toán hàng biếu tặng có thể thay đổi như sau:
Nợ TK 156/Có TK 632 = giá vốn hàng biếu tặng
Nợ TK 811,642 = tổng giá thanh toán (lưu ý trường hợp chi phí được trừ và không được trừ cần ghi chú cụ thể)
Có TK 5118 = Doanh thu tiêu thụ nội bộ hàng biếu tặng
Có TK 3331 = Thuế GTGT hàng biếu tặng
Việc hạch toán điều chỉnh như trên sẽ giúp em thuận lợi hơn trong việc phản ánh trên phần mềm, không còn bị chênh lệch nữa, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, đặc biệt các quy định về thuế và hóa đơn GTGT.
em hiểu r. em cám ơn c nhé
 
Chào em! Tôi xin có gợi ý nhỏ về tình huống trên của DN thế này nhé:
Trường hợp đơn vị cho thuê địa điểm không đăng ký pháp luật về ngành nghề kinh doanh cho thuê, dịch vụ bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động và Luật doanh nghiệp thì DN của bạn nên yêu cầu đơn vị này bổ sung lĩnh vực cho thuê bất động sản vào đăng ký kinh doanh hoặc tìm DN khác, có đăng ký kinh doanh đúng quy định để hợp tác.
Đây là hiện tượng khá phổ biến trong các SMEs, vì chi phí thuê địa điểm của các đối tượng này thường “rẻ” hơn nếu thuế địa điểm của các DN bàn bản. Nhưng để chi phí thuê, chi phí sửa chữa lắp đặt kho xưởng là chi phí được trừ, tức là thỏa mãn 3 điều kiện của chi phí được trừ, trong đó có điều kiện “có chứng từ hợp lệ theo quy định pháp luật”, DN của bạn cần thiết phải thực hiện các bước bổ sung hoặc thay đổi như trên nhé! (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC; Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
Cám ơn em đã chia sẻ, chúc em một ngày nhiều niềm vui !
vâng ạ. em cám ơn c nhiều
 
Em chào các anh chị.

Anh chị có thể hướng dẫn giúp em chi tiết về khoản hỗ trợ nhà ở: khoản này tính thuế TNCN như thế nào và ở mức nào ạ?. Và điều kiện là khoản này được ghi cụ thể trong HĐLĐ, thoả ước lao động,... Ngoài ra còn cần điều kiện gì về chứng từ nữa không ạ. Em cảm ơn.
 
Chào em! Tôi xin có gợi ý nhỏ về tình huống trên của DN thế này nhé:
Trường hợp đơn vị cho thuê địa điểm không đăng ký pháp luật về ngành nghề kinh doanh cho thuê, dịch vụ bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động và Luật doanh nghiệp thì DN của bạn nên yêu cầu đơn vị này bổ sung lĩnh vực cho thuê bất động sản vào đăng ký kinh doanh hoặc tìm DN khác, có đăng ký kinh doanh đúng quy định để hợp tác.
Đây là hiện tượng khá phổ biến trong các SMEs, vì chi phí thuê địa điểm của các đối tượng này thường “rẻ” hơn nếu thuế địa điểm của các DN bàn bản. Nhưng để chi phí thuê, chi phí sửa chữa lắp đặt kho xưởng là chi phí được trừ, tức là thỏa mãn 3 điều kiện của chi phí được trừ, trong đó có điều kiện “có chứng từ hợp lệ theo quy định pháp luật”, DN của bạn cần thiết phải thực hiện các bước bổ sung hoặc thay đổi như trên nhé! (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC; Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
Cám ơn em đã chia sẻ, chúc em một ngày nhiều niềm vui !
thanks c ạ, c trả lời chi tiết thật đấy
 
Em chào các anh chị.

Anh chị có thể hướng dẫn giúp em chi tiết về khoản hỗ trợ nhà ở: khoản này tính thuế TNCN như thế nào và ở mức nào ạ?. Và điều kiện là khoản này được ghi cụ thể trong HĐLĐ, thoả ước lao động,... Ngoài ra còn cần điều kiện gì về chứng từ nữa không ạ. Em cảm ơn.
hóng ạ
 
Em chào các anh chị.

Anh chị có thể hướng dẫn giúp em chi tiết về khoản hỗ trợ nhà ở: khoản này tính thuế TNCN như thế nào và ở mức nào ạ?. Và điều kiện là khoản này được ghi cụ thể trong HĐLĐ, thoả ước lao động,... Ngoài ra còn cần điều kiện gì về chứng từ nữa không ạ. Em cảm ơn.
mình cũng lơ mơ chỗ này quá
 
Cả nhà ơi, Em mới chuyển sang làm giá thành công ty may mặc mà chưa hiểu lắm về cách tính định mức tiêu hao. Các bậc tiền bối có thể hướng dẫn giúp em được không ạ?
 
Cả nhà ơi, Em mới chuyển sang làm giá thành công ty may mặc mà chưa hiểu lắm về cách tính định mức tiêu hao. Các bậc tiền bối có thể hướng dẫn giúp em được không ạ?
mình hóng cách làm với. vì mình chưa làm về may bh nhưng vẫn muốn biết
 
Cháo các anh chị!

Các anh chị cho em xin kinh nghiệm chút ạ
Bên em phân phối đồ thể thao, khách hàng có lấy hàng bên em và yêu cầu viết hóa đơn về tên cá nhận họ: Nguyễn Văn A
Hóa đơn trị giá >20tr
Nhưng khách hàng lại dùng tài khoản công ty Công ty TNHH MTV B (Công ty này do khách hàng Nguyễn Văn A là chủ) để thanh toán cho hóa đơn trên
Vậy em có phải viết lại hóa đơn không ạ

Công ty có cũng có trường hợp 1 khách hàng A làm chủ 2, 3 cửa hàng mang tên khách nhau
VD: Cừa hàng 1 tên M do ông B đứng tên trên giấy tờ đăng ký hộ kinh doanh
Cửa hàng 2 tên Hộ kinh doanh cá thể M do ông C đứng tên trên giấy tờ kinh doanh
Hàng tháng khi bán hàng cho các cửa hàng này e xuất hóa đơn về tên cửa hàng và ng mua hàng theo từng cửa hàng
Nhưng cuối tháng thanh toán tiền cho bên em lại là khách hàng A và nội dung thanh toán là: Ông A tt tiền hàng

Vậy việc xuất hóa đơn của e cho 2 cửa hàng có sai không ạ

Mong các anh chị trợ giúp

Em cảm ơn nhiều ạ!
 
Cả nhà ơi, Em mới chuyển sang làm giá thành công ty may mặc mà chưa hiểu lắm về cách tính định mức tiêu hao. Các bậc tiền bối có thể hướng dẫn giúp em được không ạ?
cái này hỏi bộ phận kỹ thuật về quy trình sản xuất rồi lên định mức NVL b nhé
 
Em chào các anh chị.

Anh chị có thể hướng dẫn giúp em chi tiết về khoản hỗ trợ nhà ở: khoản này tính thuế TNCN như thế nào và ở mức nào ạ?. Và điều kiện là khoản này được ghi cụ thể trong HĐLĐ, thoả ước lao động,... Ngoài ra còn cần điều kiện gì về chứng từ nữa không ạ. Em cảm ơn.
Chào em!
Tôi xin làm rõ mấy ý như sau
1/ KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở CÓ BỊ TÍNH THUẾ TNCN?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân:
các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). không bao gồm:…Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh
=> Như vậy, số tiền chi hỗ trợ nhà ở trên không được vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh của người lao động THÌ KHÔNG BỊ TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN của người lao động

2/ KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở CÓ BỊ TÍNH BẢO HIỂM KHÔNG?
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội; Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác sau:
… KHOẢN HỖ TRỢ NHÀ Ở
=> Vậy khoản hỗ trợ nhà ở KHÔNG BỊ tính thu nhập nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc


3/ KHOẢN CHI NÀY CÓ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, khoản chi phí này Doanh nghiệp được trừ nếu quy định cụ thể tại Hợp đồng lao động. Chú ý Hợp đồng lao động này phải là Hợp đồng lao động hợp pháp, tức là đảm bảo sự tuân thủ các quy định Bộ luật lao động, Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật bảo hiểm và Quy định về Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, em nhé!
 
Cả nhà ơi, Em mới chuyển sang làm giá thành công ty may mặc mà chưa hiểu lắm về cách tính định mức tiêu hao. Các bậc tiền bối có thể hướng dẫn giúp em được không ạ?

Chào Em! chúc mừng em đã sang phần hành kế toán quan trọng nhất của Doanh nghiệp sản xuất – Đó là kế toán giá thành sản xuất.

Để xây dựng phương pháp tính giá thành sản xuất trong loại hình doanh nghiệp này, em nghiên cứu kỹ thêm về đặc điểm của sản phẩm may mặc nhé!
Doanh nghiệp sản xuất cung ứng sản phẩm thời trang hàng loạt, số lượng lớn, mang tính chất công nghiệp hay sản phẩm mang tính thời trang đơn lẻ, số lượng giới hạn? DN sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm? các loại sản phẩm này có được sản xuất cùng 1 lúc trong 1 quy trình không?
Đặc điểm quy trình sản xuất như thế nào? Thời gian bao lâu? Có bao nhiêu công đoạn sản phẩm dở dang? So sánh về mặt giá trị và hao phí các yếu tố sản xuất giữa thành phầm và sản phẩm dở dang? Ví dụ: 01 sản phẩm hoàn thiện mất 2,5m vải; sản phẩm dở mất 2m vải…
Nghiên cứu để xây dựng Phương pháp giá trị sản phẩm dở dang hợp lý, trong đó chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung có trong sản phẩm dở dang là bao nhiêu, chính là bí quyết để xây dựng thành công phương pháp tính giá thành sản xuất cho DN đó em!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top