Những vướng mắc thường gặp trong công việc kế toán?

Em chào các anh chị,

E có một câu hỏi muốn nhờ các anh chị giải đáp giúp ạ: DN e mới vào làm T12 năm 2016 có lô hàng nhập khẩu, tờ khai mở từ ngày 16/12-31/12: tổng hơn 10 lô. Thời điểm hoàn thành tờ khai là T12 năm 2016, Lô hàng này là hàng hóa, nhập khẩu về bán nôi địa, Hiện tại vẫn chưa xuất kho ạ.

Nhưng kế toán cũ không hạch toán năm 2016 mà chuyển toàn bộ số hàng trên hạch toán vào năm 2017, kể cả bút toán nộp thuế. Anh chị cho e hỏi việc hạch toán như vậy có được chấp nhận ko ạ? và có rủi ro gì về thuế ko ạ? Và cách làm đúng nhất trong trường hợp này là ntn nào ạ? Em cảm ơn anh chị nhiều!!!
 
Trường hợp này tôi có chia sẻ như sau:
Căn cứ Nghị định 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn về việc thực hiện Luật thương mại,
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện Luật thuế GTGT,
Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC; Thông tư 119/2014/TT-BTC:
Trường hợp trên, nếu Công ty xuất hàng khuyến mại, thực hiện theo đúng Luật thương mại (Đăng ký và lập hồ sơ được Sở công thương xác nhận về Chương trình khuyến mại) thì Công ty này sẽ vẫn cần lập hóa đơn GTGT đầu ra khi xuất hàng khuyến mại, nhưng giá tính thuế GTGT của hàng hóa Khuyến mại này = 0 (bằng không).
Đối Công ty nhận hàng khuyến mại, đây là hàng hóa nhận khuyến mại, giá trị thanh toán = 0, giá tính thuế bằng không. Vậy khi nhận hàng về, sẽ phản ánh về mặt số lượng hàng hóa nhập kho:
Nợ TK 156/ Có TK 331 = 0 (có số lượng chi tiết, giá trị = 0)
Khi xuất bán hàng khuyến mãi
Nợ TK 632/Có TK 156 = 0
Đồng thời ghi nhận thu nhập khác (VD bán 100 trđ, chưa có VAT 10%), hạch toán
Nợ TK 131, 112 = 110 trđ
TK 711 = 100 trđ
TK 3331 = 10 trđ
Chúc em thành công trong công việc và ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ!
Kế toán ********** *********
cô cho em hỏi 1 chút ạ, vậy tk 131 mình cứ treo mãi như vậy ạ, vì thực tế khoản mà khách hàng phải thanh toán
Trường hợp này tôi có chia sẻ như sau:
Căn cứ Nghị định 37/2006/NĐ-CP hướng dẫn về việc thực hiện Luật thương mại,
Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện Luật thuế GTGT,
Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC; Thông tư 119/2014/TT-BTC:
Trường hợp trên, nếu Công ty xuất hàng khuyến mại, thực hiện theo đúng Luật thương mại (Đăng ký và lập hồ sơ được Sở công thương xác nhận về Chương trình khuyến mại) thì Công ty này sẽ vẫn cần lập hóa đơn GTGT đầu ra khi xuất hàng khuyến mại, nhưng giá tính thuế GTGT của hàng hóa Khuyến mại này = 0 (bằng không).
Đối Công ty nhận hàng khuyến mại, đây là hàng hóa nhận khuyến mại, giá trị thanh toán = 0, giá tính thuế bằng không. Vậy khi nhận hàng về, sẽ phản ánh về mặt số lượng hàng hóa nhập kho:
Nợ TK 156/ Có TK 331 = 0 (có số lượng chi tiết, giá trị = 0)
Khi xuất bán hàng khuyến mãi
Nợ TK 632/Có TK 156 = 0
Đồng thời ghi nhận thu nhập khác (VD bán 100 trđ, chưa có VAT 10%), hạch toán
Nợ TK 131, 112 = 110 trđ
TK 711 = 100 trđ
TK 3331 = 10 trđ
Chúc em thành công trong công việc và ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ!
Kế toán ********** *********
cô cho em hỏi 1 chút ạ về tk 131: 110 tr mình sẽ xử lí thế nào ạ, vì thực tế phải thu khách hàng = 0. Em rất cám ơn cô ạ
 
Các a.c cho e hỏi: cty e bên ngành viễn thông (camera, ...). Khi cung cấp và lắp đặt thiết bị thì có 1 số chi phí như: lắp đặt, khảo sát...mà đều do công ty e tự làm hết thì hạch toán ntn ak? phần chi phí đó e đưa vào 5113 dc ko ak? Hay bắt buộc hạch toán vào 621,622 rồi k/c 154
- Khi xuất hđ bên e thường ghi theo số hợp đồng, vd: HĐ số 01/2017. Vậy xuất kho ht: N632/C1561. xuất hđ ht: N131/C511,3331 được ko ak?
Em cảm ơn nhiều
 
Cả nhà cho em hỏi với: Em mới vào làm cty này là đại lý vé máy bay. Thường khi có người mua vé máy bay, cty em xuất hóa đơn cho họ. Nhưng tháng rồi người mua hoàn vé (không mua nữa). Vậy hóa đơn đã xuất phải xử lý như thế nào ạ? Em cảm ơn!
 
Cả nhà cho em hỏi với: Em mới vào làm cty này là đại lý vé máy bay. Thường khi có người mua vé máy bay, cty em xuất hóa đơn cho họ. Nhưng tháng rồi người mua hoàn vé (không mua nữa). Vậy hóa đơn đã xuất phải xử lý như thế nào ạ? Em cảm ơn!
Chào em! Cách đây không lâu tôi cũng đã giải đáp 1 TH có câu hỏi tương tự như em.
Đây là trường hợp doanh thu dịch vụ chưa thực hiện được. Vậy, căn cứ Điều 20 Thông tư

39/2014 (quy định về điều chỉnh sai sót hóa đơn), DN em cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm doanh

thu, thuế GTGT đầu ra của phần giá trị dịch vụ không thực hiện được kỳ trước. Đồng thời DN

phản ánh nghiệp vụ này trên Tờ khai thuế kỳ này để điều chỉnh tăng giảm thuế GTGT, em nhé.

Chúc em luôn thành công trong công việc
 
Đây là trường hợp không khó & dễ xảy ra đối với loại hình dn dịch vụ. Tuy nhiên nh bạn có vẻ thiếu kỹ năng nghề nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm để xử lý vđ này thì phâỉ!
 
Chào các tiền bối em là sv ngành kt năm 4 sắp ra trường nhưng em vx muốn đi học để củng cố kiến thức chuyên ngành. CÁc anh chị có biết chỗ nào k thì chia sẻ cho em vs ạ. Em cảm ơn ạ
 
Em chào các anh chị,

E có một câu hỏi muốn nhờ các anh chị giải đáp giúp ạ: DN e mới vào làm T12 năm 2016 có lô hàng nhập khẩu, tờ khai mở từ ngày 16/12-31/12: tổng hơn 10 lô. Thời điểm hoàn thành tờ khai là T12 năm 2016, Lô hàng này là hàng hóa, nhập khẩu về bán nôi địa, Hiện tại vẫn chưa xuất kho ạ.

Nhưng kế toán cũ không hạch toán năm 2016 mà chuyển toàn bộ số hàng trên hạch toán vào năm 2017, kể cả bút toán nộp thuế. Anh chị cho e hỏi việc hạch toán như vậy có được chấp nhận ko ạ? và có rủi ro gì về thuế ko ạ? Và cách làm đúng nhất trong trường hợp này là ntn nào ạ? Em cảm ơn anh chị nhiều!!!
Tôi có gợi ý thế này Em nhé:

1/ Căn cứ chuẩn mực kế toán hàng tồn kho và quy định về hach toán hàng hóa theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, thì trường hợp trên, kế toán DN em đã phản ánh sai thời điểm ghi nhận trị giá thực tế hàng nhập khẩu về nhập kho, đồng thời phản ảnh chậm các khoản thuế của hàng nhập khẩu

2/ Em cần kiểm tra kỹ hơn một chút về:

++ Hình thức thanh toán quốc tế trong hợp đồng này là gì? Lô hàng này đã được thanh toán tại thời điểm hàng về nhập kho chưa? Kế toán đã hạch toán phải trả cho người bán nước ngoài như thế nào?

++ Khoản thuế của hàng nhập khẩu gồm những loại thuế gì? Được nộp khi nào?

ð Các việc thanh toán tiền hàng và tiền thuế hàng nhập khẩu này sẽ là cơ sở bộc lộ rõ nét việc hạch toán chưa đúng thời điểm đó em (Số dư nợ TK 331 (người bán nước ngoài), SD nợ TK thuế hàng NK)

3/ Những hệ quả có thể xảy ra do hạch toán sai (chậm 01 niên độ kế toán) về lô hàng nhập khẩu:

+ Tình hình nhập xuất tồn kho sai lệch giữa sổ sách và thực tế

+ Tình hình công nợ phải trả cho người bán (nước ngoài) sai lệch giữa thực tế & sổ sách

+ Tình hình nghĩa vụ thuế sai lệch giữa sổ sách và thực tế. Đặc biệt đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu, nếu DN đã nộp thuế, DN đủ điều kiện được khẩu trừ theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC, thì việc không phản ánh phù hợp có thể dẫn đến việc DN chậm được kê khai khấu trừ khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu này, điều đó cũng có nghĩa là sẽ có thể có sự chênh lệch giữa tờ khai thuế GTGT và BCTC về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nếu không soát xét kỹ…Phần này cơ quan thuế sẽ yêu cầu giải trình khi thanh kiểm tra thuế

+ BCTC của DN có khả năng bị ngoại trừ các khoản mục nêu trên nếu tiến hành kiểm toán

Tuy nhiên chưa có dấu hiệu phát sinh tăng số thuế GTGT, TNDN phải nộp do lô hàng này chưa xuất bán ngay tại thời điểm cuối năm 2016

4/ Hướng giải quyết:

+ Hạch toán điều chỉnh lại theo đúng thời điểm

+ Lập và gửi lại tờ khai thuế GTGT (nếu phát sinh thuế GTGT hàng nhập khẩu)

+ Lập và gửi lại Báo cáo tài chính năm 2016

Chúc em luôn thành công trong sự nghiệp và cuộc sống nhé!
 
Em chào cả nhà, em mới đi làm nên còn nhiều có bỡ ngỡ có 1 số vướng mắc mà em không biết giải quyết thế nào, mong các sư phụ giúp đỡ em ạ.Hiện e đang làm cho 1 Trung tâm tiêm phòng vắc - xin mới mở đc 1 vài tháng gần đây. Vì mới mở nên công việc ko có nhiều. Tháng 10 này ngoài những mũi tiêm thẳng (nộp tiền rồi tiêm luôn), bên e có triển khai 1 hình thức tiêm phòng mới là " trọn gói cho bé từ 0-12 tháng" với số tiền 9.850.000đ.Em cảm ơn ạ!
Bạn có thể xem thêm tại đây để được hỗ trợ nhiều hơn https://goo.gl/VNFR82
 
Mình có 1 vướng mắc muốn hỏi ý kiến mọi người: Đầu năm 2016, 01 công ty chuyển ứng cho bên mình tiền thực hiện nghiên cứu, nhưng mình đã đưa vào doanh thu để báo cáo, hạch toán thuế, nhưng giờ công ty vẫn chưa lấy hóa đơn, thường thì họ chờ khi nào kết thúc nghiên cứu sẽ lấy hóa đơn tổng luôn. Nếu sau này khi thanh lý hợp đồng, công ty chuyển nốt số tiền còn lại và lấy hóa đơn, bên mình gửi họ 02 hóa đơn: 1 cái là năm 2016 khi họ chuyển ứng 30%, 1 cái là năm 2017 khi họ thanh toán nốt 70%. Như vậy có hợp lý không ạ? Có cách nào gỡ cho mình để thuận tiện cho cả 2 bên không?
Mình đã cân nhắc nhưng chưa đưa ra được phương án hợp lý, mong được hỗ trợ. Cảm ơn nhiều.
 
Em chào các anh chị ạ!
Em có trường hợp thế này cần nhờ anh chị tư vấn giúp: Cty em đăng ký kinh doanh ở Thành phố Hồ chí Minh mà giờ muốn đóng bảo hiểm ở Hà nội thì phải làm thế nào ạ? Nếu mở chi nhánh phụ thuộc dưới Hà nội để đóng bảo hiểm thì phải làm thế nào và nộp các loại thuế gì ạ. Em cảm ơn nhiều ạ!
 
chị hoa chuyên môn chắc nên hỏi gì chị ấy trả lời cũng rành mạch
 
Em chào các anh chị ạ!
Em có trường hợp thế này cần nhờ anh chị tư vấn giúp: Cty em đăng ký kinh doanh ở Thành phố Hồ chí Minh mà giờ muốn đóng bảo hiểm ở Hà nội thì phải làm thế nào ạ? Nếu mở chi nhánh phụ thuộc dưới Hà nội để đóng bảo hiểm thì phải làm thế nào và nộp các loại thuế gì ạ. Em cảm ơn nhiều ạ!
Tôi xin gợi ý về vấn đề của em thế này nhé

1/ Cty em đăng ký kinh doanh TP Hồ Chí Minh mà giờ muốn đóng bảo hiểm ở trên Hà nội thì phải làm thế nào ạ? Có thực hiện được không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam. "Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh." Vậy, DN của em có thể thành lập chi nhành tại Hà nội và nộp BHXH cho người lao động theo quy định trên

2/ Nếu mở chi nhánh phụ thuộc ơi dưới Hà nội để đóng bảo hiểm thì phải làm thế nào?

Căn cứ Thông tư số thông tư số 14/2010/TT– BKH của BỘ kế hoạch & đầu tư, Đối với DN của em, có trụ sở chính và đăng ký kinh doanh tại Vĩnh Phúc, muốn mở chi nhành tại Hà nội (khác tỉnh) cần thực hiện theo các bước sau:

- Trước khi tiến hành thành lập chi nhánh, cần thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh Hà nội (mẫu kèm theo Phụ lục thông tư 14/2010/TT– BKH)

- Hồ sơ bao gồm: bản sao quyết định hoặc biên bản họp bằng văn bản của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị tùy theo hình thức kinh doanh của doanh nghiệp cùng với quyết định ủy nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện và một số giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp văn bản thông báo tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp trong thời gian bảy ngày làm việc, từ khi doanh nghệp được cấp Giấy chứng nhận cho phép hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nhằm bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh để hoàn thành thủ tục xin Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

- Chú ý về hình thức hoạt động của chi nhánh:

Các chi nhánh có thể thành lập là chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập. Các chi nhánh cùng tỉnh hay khác tỉnh cũng được xin giấy phéo hoàn toàn giống nhau chỉ khác nhau về cách khai và đóng cá loại thuế. Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì công ty mẹ đóng cửa thì chi nhánh cũng đóng theo và ngược lại.

3/ Nộp các loại thuế cho chi nhánh khác tỉnh?

Chi nhánh phụ thuộc Hà nội của em phải kê khai, tính và nộp các khoản thuế sau:

+ Kê khai, nộp thuế môn bài: Căn cứ Điều 17, Thông tư 156/2013/TT-BTC, chi nhánh sẽ kê khai nộp thuế tại chi cục quản lý doanh nghiệp ở Hà nội; mức thuế là 1.000.000 đ theo quy định tại Nghị định 139/NĐ-CP, thông tư 302/2016/TT-BTC về mức thuế môn bài đối với chi nhánh

+ Kê khai, nộp thuế GTGT: Căn cứ Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, ví dụ DN em hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chi nhánh khác tỉnh, phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT sẽ kê khai thuế GTGT tại cơ quan thuế chi nhánh, tức là cơ quan thuế tại Hà nội em nhé.

Nếu DN hoạt động lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bất động sản, em cần nghiên cứu thêm trường hợp cụ thể để thực hiện đúng quy định pháp luật

+ Ngoài ra, để phản ánh nghĩa vụ về thuế GTGT, em cần nghiên cứu thêm điểm 2.6 Phụ lục 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC để biết thêm về việc lập hóa đơn GTGT đối với trường hợp chi nhánh phụ thuộc, khác tỉnhh trong 2 trường hợp có MST, hóa đơn riêng và sử dụng chung hóa đơn với trụ sở chính, em nhé

+ Kê khai, nộp thuế TNCN: Căn cứ Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC,Tương tự như trướng hợp kê khai thuế GTGT, em lưu ý về việc ký hợp đồng và đăng ký giảm trừ cho người lao động nếu đăng ký giảm trừ và trả lương ở đâu, thì kê khai thuế ở đó (Công văn số 18200/CT-THHT của Cục thuế Hà nội ngày 13/04/2017)

+ Kê khai, nộp thuế TNDN: Căn cứ Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC, chi nhánh khác tỉnh, phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT sẽ kê khai thuế GTGT tại cơ quan thuế của trụ ở chính em nhé!

Chúc em buổi tối vui vẻ!
 
Tôi xin gợi ý về vấn đề của em thế này nhé

1/ Cty em đăng ký kinh doanh TP Hồ Chí Minh mà giờ muốn đóng bảo hiểm ở trên Hà nội thì phải làm thế nào ạ? Có thực hiện được không?

Căn cứ Khoản 3 Điều 7 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam. "Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh." Vậy, DN của em có thể thành lập chi nhành tại Hà nội và nộp BHXH cho người lao động theo quy định trên

2/ Nếu mở chi nhánh phụ thuộc ơi dưới Hà nội để đóng bảo hiểm thì phải làm thế nào?

Căn cứ Thông tư số thông tư số 14/2010/TT– BKH của BỘ kế hoạch & đầu tư, Đối với DN của em, có trụ sở chính và đăng ký kinh doanh tại Vĩnh Phúc, muốn mở chi nhành tại Hà nội (khác tỉnh) cần thực hiện theo các bước sau:

- Trước khi tiến hành thành lập chi nhánh, cần thông báo về việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh Hà nội (mẫu kèm theo Phụ lục thông tư 14/2010/TT– BKH)

- Hồ sơ bao gồm: bản sao quyết định hoặc biên bản họp bằng văn bản của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị tùy theo hình thức kinh doanh của doanh nghiệp cùng với quyết định ủy nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện và một số giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.

- Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp văn bản thông báo tới Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp trong thời gian bảy ngày làm việc, từ khi doanh nghệp được cấp Giấy chứng nhận cho phép hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nhằm bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh để hoàn thành thủ tục xin Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.

- Chú ý về hình thức hoạt động của chi nhánh:

Các chi nhánh có thể thành lập là chi nhánh hạch toán phụ thuộc và chi nhánh hạch toán độc lập. Các chi nhánh cùng tỉnh hay khác tỉnh cũng được xin giấy phéo hoàn toàn giống nhau chỉ khác nhau về cách khai và đóng cá loại thuế. Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì công ty mẹ đóng cửa thì chi nhánh cũng đóng theo và ngược lại.

3/ Nộp các loại thuế cho chi nhánh khác tỉnh?

Chi nhánh phụ thuộc Hà nội của em phải kê khai, tính và nộp các khoản thuế sau:

+ Kê khai, nộp thuế môn bài: Căn cứ Điều 17, Thông tư 156/2013/TT-BTC, chi nhánh sẽ kê khai nộp thuế tại chi cục quản lý doanh nghiệp ở Hà nội; mức thuế là 1.000.000 đ theo quy định tại Nghị định 139/NĐ-CP, thông tư 302/2016/TT-BTC về mức thuế môn bài đối với chi nhánh

+ Kê khai, nộp thuế GTGT: Căn cứ Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC, ví dụ DN em hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chi nhánh khác tỉnh, phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT sẽ kê khai thuế GTGT tại cơ quan thuế chi nhánh, tức là cơ quan thuế tại Hà nội em nhé.

Nếu DN hoạt động lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bất động sản, em cần nghiên cứu thêm trường hợp cụ thể để thực hiện đúng quy định pháp luật

+ Ngoài ra, để phản ánh nghĩa vụ về thuế GTGT, em cần nghiên cứu thêm điểm 2.6 Phụ lục 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC để biết thêm về việc lập hóa đơn GTGT đối với trường hợp chi nhánh phụ thuộc, khác tỉnhh trong 2 trường hợp có MST, hóa đơn riêng và sử dụng chung hóa đơn với trụ sở chính, em nhé

+ Kê khai, nộp thuế TNCN: Căn cứ Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC,Tương tự như trướng hợp kê khai thuế GTGT, em lưu ý về việc ký hợp đồng và đăng ký giảm trừ cho người lao động nếu đăng ký giảm trừ và trả lương ở đâu, thì kê khai thuế ở đó (Công văn số 18200/CT-THHT của Cục thuế Hà nội ngày 13/04/2017)

+ Kê khai, nộp thuế TNDN: Căn cứ Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC, chi nhánh khác tỉnh, phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT sẽ kê khai thuế GTGT tại cơ quan thuế của trụ ở chính em nhé!

Chúc em buổi tối vui vẻ!
Em cảm ơn cô ạ, em xin hỏi thêm là Cty em kinh Doanh Lĩnh vực Dịch vụ
giá trị gia tăng, em thành lập chi nhánh phụ thuộc ngoài Hà nội, vốn điều lệ
bằng 0, không có mã số thuế riêng, ko có hoá đơn riêng, Thì em chỉ phải
nộp thuế môn bài ngoài Hà nội thôi, và không phải nộp tờ khai gtgt và thuế
gtgt ở Hn phải không ạ. Ngoài ra e sẽ chỉ phải quyết toán thuế ở trụ sở chính thôi ạ? Em xin hỏi thêm, mong cô giúp đỡ ạ, em cảm ơn cô
 
Em cảm ơn cô ạ, em xin hỏi thêm là Cty em kinh Doanh Lĩnh vực Dịch vụ
giá trị gia tăng, em thành lập chi nhánh phụ thuộc ngoài Hà nội, vốn điều lệ
bằng 0, không có mã số thuế riêng, ko có hoá đơn riêng, Thì em chỉ phải
nộp thuế môn bài ngoài Hà nội thôi, và không phải nộp tờ khai gtgt và thuế
gtgt ở Hn phải không ạ. Ngoài ra e sẽ chỉ phải quyết toán thuế ở trụ sở chính thôi ạ? Em xin hỏi thêm, mong cô giúp đỡ ạ, em cảm ơn cô
Đúng vậy em ạ. Ngoài ra em lưu ý thêm:

Công ty em hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thành lập chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính, không có mã số thuế , không có con dấu riêng, không có hóa đơn riêng vậy:

1/ Việc sử dụng hóa đơn GTGT: sử dụng chung với trụ sở chính, cách sử dụng chung được quy định cụ thể tại tiết b. mục 2.6 PL 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC “Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyểnhoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.

Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần…”

2. Kê khai thuế thuế TNCN: nếu ký hợp đồng và đăng ký giảm trừ cho người lao động nếu đăng ký giảm trừ và trả lương ở chi nhánh, thì kê khai thuế ở chi nhánh Hà nội, em nhé (Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top