Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào???

LnTT87

New Member
Hội viên mới
Các bạn giải thích giúp mình với:
- Văn phòng đại diện/Chi nhánh/và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào?
- Những trường hợp nào thì phải nộp thuế môn bài và trường hợp nào không phải nộp thuế môn bài?
- Thủ tục đăng ký mới VPDD/Chi nhánh/Địa điểm kinh doanh như thế nào ạ
Bạn nào biết có thể giải thích ngắn gọn giúp mình được không? mình có tìm hiểu sơ sơ nhưng các văn bản nói rất là dài ?
Ai biết giải thích giùm mình với nhé. Mình cảm ơn!
 
Ðề: Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào???

Căn cứ vào khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp quy định: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó…” thì văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh->Không phải nộp thuế môn bài

Vì vậy, nếu mục đích của công ty bạn là mở rộng phạm vi kinh doanh thì bạn nên lựa chọn việc thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh theo quy định tại khoản 2,3 Điều 37 Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau:

“ 2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.-> Phải nộp thuế môn bài
3. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”

Trình tự và thủ tục thực hiện:
· Doanh nghiệp gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.
· Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
· Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cách thức thực hiện: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
- Thành phần hồ sơ:
· Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm những nội dung sau:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
- Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo:
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
· Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
 
Ðề: Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào???

Căn cứ vào khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp quy định: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó…” thì văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh->Không phải nộp thuế môn bài

Vì vậy, nếu mục đích của công ty bạn là mở rộng phạm vi kinh doanh thì bạn nên lựa chọn việc thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh theo quy định tại khoản 2,3 Điều 37 Luật Doanh nghiệp cụ thể như sau:

“ 2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.-> Phải nộp thuế môn bài
3. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”

Trình tự và thủ tục thực hiện:
· Doanh nghiệp gửi thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.
· Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện cho doanh nghiệp trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
· Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cách thức thực hiện: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
- Thành phần hồ sơ:
· Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm những nội dung sau:
- Mã số doanh nghiệp;
- Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
- Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo:
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
· Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
--
Bạn ơi cho mình hỏi, bên mình đăng ký kinh doanh ở 1 nơi (A) và làm việc thì ở 1 nơi (B)..B là nơi làm việc, giao dịch nhận giấy tờ, điện thoại, gửi và nhận hóa đơn, fax,...A chỉ là trên giấy tờ đăng ký kinh doanh và nộp thuế thôi.. vậy mình phải làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh hay là văn phòng đại diện hả bạn ?
 
Ðề: Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào???

Bạn ơi cho mình hỏi, bên mình đăng ký kinh doanh ở 1 nơi (A) và làm việc thì ở 1 nơi (B)..B là nơi làm việc, giao dịch nhận giấy tờ, điện thoại, gửi và nhận hóa đơn, fax,...A chỉ là trên giấy tờ đăng ký kinh doanh và nộp thuế thôi.. vậy mình phải làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh hay là văn phòng đại diện hả bạn ?[/QUOTE]


mình cũng đang thắc mắc như bạn này??
 
Ðề: Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào???

Bạn ơi cho mình hỏi, bên mình đăng ký kinh doanh ở 1 nơi (A) và làm việc thì ở 1 nơi (B)..B là nơi làm việc, giao dịch nhận giấy tờ, điện thoại, gửi và nhận hóa đơn, fax,...A chỉ là trên giấy tờ đăng ký kinh doanh và nộp thuế thôi.. vậy mình phải làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh hay là văn phòng đại diện hả bạn ?
Mình cũng đang thắc mắc giống bạn này. Mong các bạn có kinh nghiệm giúp mình với. :longlanh:
 
Ðề: Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào???

Bạn ơi cho mình hỏi, bên mình đăng ký kinh doanh ở 1 nơi (A) và làm việc thì ở 1 nơi (B)..B là nơi làm việc, giao dịch nhận giấy tờ, điện thoại, gửi và nhận hóa đơn, fax,...A chỉ là trên giấy tờ đăng ký kinh doanh và nộp thuế thôi.. vậy mình phải làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh hay là văn phòng đại diện hả bạn ?


Nếu mình không đăng ký, vẫn kinh doanh có sao không?
 
Ðề: Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào???

Bạn ơi cho mình hỏi, bên mình đăng ký kinh doanh ở 1 nơi (A) và làm việc thì ở 1 nơi (B)..B là nơi làm việc, giao dịch nhận giấy tờ, điện thoại, gửi và nhận hóa đơn, fax,...A chỉ là trên giấy tờ đăng ký kinh doanh và nộp thuế thôi.. vậy mình phải làm thủ tục mở địa điểm kinh doanh hay là văn phòng đại diện hả bạn ?


Nếu mình không đăng ký, vẫn kinh doanh có sao không?

Bạn xem rõ xem là bên công ty mình hoạt động như nào, chỗ văn phòng đó bên bạn có hoạt động kinh doanh không? như là bày sản phẩm đề mua bán giao dịch không? Nếu không thì thành lập VPDD là okie.

Nếu bên bạn không đăng ký thì khi bên thị trường vào kiểm tra địa điểm mà không có trên giấy đăng ký kinh doanh thì bên bạn sẽ bị phạt.

Có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình để được tư vấn hỗ trợ miễn phí: 0978.161.988 ( hoặc truy cập website của bên mình để tìm hiểu thêm: luatbachviet.vn )
Trân trọng!
 
Ðề: Văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh khác nhau như thế nào???

Về VPĐD và Chi nhánh, địa điểm kinh doanh :
Văn phòng đại diện là nơi tiếp khách, nhận thư, các việc hành chánh, không được buôn bán, hay kinh doanh tại địa điểm ( không đống thuế Môn Bài hằng năm)
Chi nhánh của công ty, có thể hoạt động như công ty bình thường ( thuế môn bài bậc 4 : 1,000,000 VNĐ/năm)
Địa điểm kinh doanh cũng gần giống với chi nhánh ( thuế môn bài bậc 4 : 1,000,000 VNĐ/năm)
Địa chỉ trụ sở chính của công ty để thuế kiểm tra, nếu kiểm tra tại địa điểm đó không có công ty như đã đăng ký sẽ bị phạt bạn nhé.
Hồ sơ VPĐD và Chi Nhánh, địa điểm kinh doanh đăng ký trên sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM , sau khi thay đổi phải báo với bên Thuế nơi công ty đăng ký, để báo cho bên Thuế biết và quản lý
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top