V/v sổ quỹ tiền mặt bị âm

bichtrong

New Member
Hội viên mới
Chào anh chị!
Trong quá trình lên sổ sách thì sổ quỹ tiền mặt bị âm, Em làm giấy mượn tiền của người thân không có phát sinh lãi đưa vào có được không?
Và em hạch toán như thế nào là hợp lý? Và giám đốc em có mua Bảo hiểm nhân thọ cho giám đốc và vợ của giám đốc ( cũng là chủ tịch thành viên của cty) một năm là 200tr/ 2 người, Khoản này em có đưa được vào chi phí không?
Nhờ anh chị hướng dẫn giúp em.
Em cảm ơn
 
Chào bạn Bích !
Mình xin tư vấn giúp bạn về khoản chi bảo hiểm nhân thọ cho người lao động như sau:
1/ Về kế toán: Mọi khoản chi nếu thực tế phát sinh thì đều phải hạch toán đầy đủ vào hệ thống sổ kế toán. Do vậy bạn vẫn phải hạch toán đầy đủ khoản chi 200 trd vào chi phí.
2/ Về thuế TNDN
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 3, Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC:
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).”.

======> Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ khi QTT TNDN tối đa là 2x3.000.000x12= 72.000.000 đồng. Phần còn lại bạn điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế để xác định lại thuế TNDN phải nộp.
Ngoài ra, bạn còn cần phải quy định khoản bảo hiểm nhân thọ phải được quy định 01 trong các quy chế sau: Hợp đồng lao động; Quy chế tài chính của công ty.

3/ Về thuế TNCN
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC :
"Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”
======> Khoản bảo hiểm nhân thọ này sẽ được kê khai vào thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế TNCN.

Mình chia sẻ để bạn biết và hạch toán đúng nhé.
 
Chào bạn Bích !
Mình xin tư vấn giúp bạn về khoản chi bảo hiểm nhân thọ cho người lao động như sau:
1/ Về kế toán: Mọi khoản chi nếu thực tế phát sinh thì đều phải hạch toán đầy đủ vào hệ thống sổ kế toán. Do vậy bạn vẫn phải hạch toán đầy đủ khoản chi 200 trd vào chi phí.
2/ Về thuế TNDN
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 3, Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC:
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).”.

======> Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ khi QTT TNDN tối đa là 2x3.000.000x12= 72.000.000 đồng. Phần còn lại bạn điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế để xác định lại thuế TNDN phải nộp.
Ngoài ra, bạn còn cần phải quy định khoản bảo hiểm nhân thọ phải được quy định 01 trong các quy chế sau: Hợp đồng lao động; Quy chế tài chính của công ty.

3/ Về thuế TNCN
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC :
"Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm (kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gồm các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tiền phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.”
======> Khoản bảo hiểm nhân thọ này sẽ được kê khai vào thu nhập chịu thuế khi quyết toán thuế TNCN.

Mình chia sẻ để bạn biết và hạch toán đúng nhé.
Mình cảm ơn bạn nhiều.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top