Tổng Hợp Các Vướng Mắc Trước Hội Nghị Đối Thoại Giữa Bộ Tài Chính Và Doanh Nghiệp Năm 2014 (Vướng Mắ

AccNet

Member
Hội viên mới
Câu hỏi 1:
Công ty CP thủy sản Cà Mau hỏi về chính sách thuế TNDN (công văn số 660/CT-TTHT ngày 21/5/2014 của Cục Thuế tỉnh Cà Mau). Nội dung cụ thể như sau:
1. Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định: “Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.” Như vây, khi chuyển nhượng vốn bị lỗ thì phần lỗ có được đưa vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế?
2. Theo Điểm 2.16, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định: “Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.” Trường hợp Công ty đã vay tiền để góp vốn đầu tư vào dự án, sau khi chuyển nhượng phần vốn góp bị lỗ nên chưa thanh toán hết khoản nợ ngân hàng vì vậy tiếp tục phát sinh lãi phải trả cho ngân hàng. Như vậy khoản lãi vay phát sinh này doanh nghiệp có được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không?
Đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, Cục Thuế tỉnh Cà Mau nhận thấy những vấn đề doanh nghiệp đặt ra pháp luật chưa quy định rõ, Cục Thuế chuyển nội dung vướng mắc của Công ty cổ phần Thủy sản Cà Mau về Tổng cục Thuế để hướng dẫn cho doanh nghiệp.
Trả lời:
Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 3402/TCT-CS ngày 20/8/2014 gửi Cục Thuế tỉnh Cà Mau với nội dung như sau:
1. Trường hợp vướng mắc có liên quan đến việc chuyển nhượng vốn:
- Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính về thu nhập khác quy định:
“1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán theo hướng dẫn tại Chương IV Thông tư này.”
- Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định:
“Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp”.
- Tại khoản 7 Điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định:
“7. Trường hợp trong cùng kỳ tính thuế, doanh nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế bị lỗ, hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế, thu nhập khác của các hoạt động kinh doanh (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) có thu nhập (hoặc ngược lại) thì doanh nghiệp bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập do doanh nghiệp lựa chọn.”
Căn cứ theo các quy định nêu trên, trường hợp khi chuyển nhượng vốn bị lỗ thì phần lỗ này không được đưa vào chi phí được trừ mà doanh nghiệp phải bù trừ vào thu nhập chịu thuế của các hoạt động có thu nhập (không bao gồm thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật) do doanh nghiệp lựa chọn.
2. Trường hợp vướng mắc có liên quan đến lãi vay ngân hàng để góp vốn đầu tư:
- Tại Điểm 1 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định:
“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
- Tại Điểm 2.27 Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế quy định:
“2.27. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty vay tiền để góp vốn đầu tư vào dự án, sau khi chuyển nhượng phần vốn góp bị lỗ nên chưa thanh toán hết khoản nợ ngân hàng vì vậy tiếp tục phát sinh lãi phải trả cho ngân hàng thì khoản lãi phải trả nêu trên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của Công ty
===========
Câu hỏi 2:
Công ty TNHH Tetsugen có vướng mắc về ưu đãi đầu tư (công văn số 10/CT-TTHT ngày 4/1/2012 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng) , cụ thể như sau:
Công ty TNHH Tetsugen Việt Nam được cấp Giấy phép đầu tư số 07/GP-KCN-HP ngày 28/10/1999. Công ty thành lập mới từ dự án sản xuất hoá chất xử lý nước dùng trong công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp và sản xuất các thiết bị chuyên dùng có liên quan, thuộc loại hình doanh nghiệp công nghiệp, có trụ sở và nhà xưởng sản xuất đặt tại Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng, công ty xuất khẩu trên 80% sản phẩm. Theo như Giấy phép đầu tư số 07/GP-KCN-HP thì công ty được ưu đãi thuế TNDN là thuế suất 10% từ 28/10/1999 đến 27/10/2049, miễn 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 4 năm tiếp theo.
Công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 022 023 000031, chứng nhận đăng ký lại ngày 27/5/2008 thay đổi lần thứ 4 ngày 04/02/2010 thì Công ty được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế TNDN theo Giấy phép đầu tư số 07/GP-KCN-HP đến hết năm 2011. Thời gian hưởng ưu đãi còn lại (nếu có) được áp dụng theo mức: thuế suất thuế TNDN 15% trong 12 năm kể từ khi công ty hoạt động kinh doanh, miễn 03 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong 07 năm tiếp theo.
Công ty có doanh thu từ năm 2000 và có thu nhập phát sinh từ năm 2004. Cục Thuế cho rằng Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư xác định mức ưu đãi thuế TNDN chưa đúng nên phải xác định lại.
Trả lời:
Về vướng mắc tại công văn số 10/CT-TTHT ngày 4/1/2012 của Cục Thuế thành phố Hải Phòng nêu trên đã được tổng hợp để hướng dẫn chung tại Thông tư số 199/2012/TT-BTC ngày 15/11/20112 của Bộ Tài chính về việc chuyển đổi ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi theo cam kết WTO. Nội dung cụ thể hướng dẫn tại Điểm 2, Điểm 3 Điều 2 Thông tư số 199/2012/TT-BTC như sau:
“2. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế TNDN đối với điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu theo cam kết WTO, kể từ năm 2012 được lựa chọn để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư (ngoài điều kiện ưu đãi do đáp ứng điều kiện về tỷ lệ xuất khẩu), cụ thể như sau:
- Được lựa chọn để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN có hiệu lực trong thời gian từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập đến trước ngày Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN có hiệu lực thi hành (theo các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN kể từ kỳ tính thuế năm 2006 trở về trước đến thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập).
- Hoặc được lựa chọn để tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại tương ứng với các điều kiện thực tế doanh nghiệp đáp ứng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN có hiệu lực tại thời điểm bị điều chỉnh ưu đãi thuế do thực hiện cam kết WTO (theo các văn bản quy phạm pháp luật về thuế TNDN áp dụng kỳ tính thuế năm 2012).
3. Việc lựa chọn chuyển đổi ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian còn lại nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Đến năm 2012 doanh nghiệp đang trong thời gian được áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế TNDN do thực hiện cam kết WTO thì được chuyển đổi ưu đãi về thuế suất theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nếu đến năm 2012 đã hết thời gian được áp dụng thuế suất thuế TNDN ưu đãi thì không được chuyển đổi ưu đãi về thuế suất.
- Đến năm 2012 doanh nghiệp đang trong thời gian miễn thuế hoặc đang trong thời gian giảm thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về tỷ lệ xuất khẩu mà bị chấm dứt ưu đãi thuế TNDN do thực hiện cam kết WTO thì được chuyển đổi ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nếu đến năm 2012 đã hết thời gian được miễn thuế hoặc giảm thuế TNDN thì không được chuyển đổi ưu đãi về thời gian miễn thuế hoặc giảm thuế”
===========
Xem toàn bộ nội dung Tổng Hợp Các Vướng Mắc Trước Hội Nghị Đối Thoại Giữa Bộ Tài Chính Và Doanh Nghiệp
Nguồn tin:Tổng cục thuế
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top