TN chương 2: KT tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu và HTK

Đan Thy

Member
Hội viên mới

Chương 2​

Câu 1: Quy định đối với kế toán tiền như thế nào?​

a.Sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam
b.Phải giữ nguyên đơn vị tiền tệ là ngoại tệ để ghi sổ
c.Khi hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ thành VNĐ để ghi sổ
d. a và c
Giải thích:
Theo chế độ kế toán HCSN, kế toán tiền phải sử dụng thống nhất đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán. → loại trừ B, A và C đúng nên chọn d

Câu 2: Tiền gửi ngân hàng, kho bạc gồm những khoản tiền nào?​

a.Tiền gửi có kỳ hạn để lấy lãi
b.Tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán
c.Tiền gửi ký quỹ để nhập khẩu hàng hóa
d.Tất cả đều đúng
Giải thích:
TK 112: Tiền gửi NH, KB: phản ảnh số hiện có,tình hình biến động tất cả các loại tiền gửi không kỳ hạn của đơn vị gửi tại NH,KB.
A.Còn khoản tiền gửi có kỳ hạn để lấy lãi là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,
òn tiền gửi ký quỹ để nhập khẩu hàng hóa là đã gửi cho bên nhập khẩu ủy thác r nên không còn là tiền của đơn vị nữa.

Câu 3: Chuyển TGKB thanh toán nợ cho nhà cung cấp, cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo nợ từ kho bạc, kế toán phản ánh:​

Nợ TK 331/ Có TK 113
b. Nợ TK 113/ Có TK 112
c.Nợ TK 331/ Có TK 112
d.Tất cả đều sai
Giải thích:
chuyển tiền gửi thanh toán nhưng chưa nhận giấy báo nợ : Nợ TK 113/Có TK 112. chuyển TGKB đi nên tiền gửi KB giảm-> có 112-> loại A -> chưa nhận được giấy báo có -> Không

đc ghi nợ 331 mà phải ghi tăng tiền đang chuyển nợ 113->loại C->Chọn B Tâm giải thích:
Chọn B vì chuyển tiền gửi thanh toán nhưng chưa nhận giấy báo nợ sẽ làm tiền gửi KB giảm ghi có 112 và tăng tiền đang chuyển ghi nợ 113 -> Nợ 113/ Có 112
Câu A sai vì đây là bút toán thể hiện sau khi ghi bút toán ở câu B, thì nhận được giấy báo nợ từ kho bạc, lúc này tiền đi đường sẽ giảm và nợ phải trả cũng sẽ giảm.
Câu C sai vì đây là bút toán thể hiện chuyển tiền gửi thanh toán nợ cho nhà cung cấp và đã nhận giấy báo nợ từ kho bạc.

Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây không đúng đối với trường hợp đầu tư góp vốn theo hình thức LDLK không hình thành pháp nhân mới?​

a.Các bên tham gia có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng
b.Khi góp vốn đầu tư, bên ghi sổ kế toán phải ghi tăng nợ phải trả khác
c.Khi góp vốn đầu tư, bên không ghi sổ kế toán phải ghi tăng nợ phải thu khác
d.Doanh thu, chi phí phát sinh được các bên ghi nhận vào doanh thu tài chính và chi phí tài chính
Giải thích:
Theo thông tư 107 phần “Kế toán hình thức sử dụng tài sản để liên doanh liên kết”- Nguyên tắc kế toán mục 1.4: Đơn vị ghi nhận khoản liên doanh, liên kết này khi nhận tiền, tài sản của các bên khác đóng góp cho hoạt động liên doanh, liên kết, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả khác, không được ghi nhận vào nguồn vốn kinh doanh. Đối với các bên tham gia liên doanh, liên kết, các khoản tiền, tài sản đem đi góp vốn được hạch toán là các
khoản nợ phải thu khác. -> A, B và C sai.
Câu D đúng vì các bên sẽ ghi nhận doanh thu vào TK 531: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Còn chi phí sẽ được ghi nhận vào TK 154 và TK 642.

Câu 5: Khi gửi tiền có kỳ hạn, nhận lãi vào ngày đáo hạn, khoản tiền lãi định kỳ được kế toán ghi :​

a. Nợ TK 111, 112/ Có TK 515
b. Nợ TK 1381 / Có TK 515
c. Nợ TK 121 / Có TK 515
d. Nợ TK 111, 112 / Có TK 3383
Giải thích:

→ Vì sẽ nhận lãi vào ngày đáo hạn → cuối mỗi kỳ, chưa nhận được tiền lãi ngay sẽ ghi nhận phần lãi vào khoản phải thu tiền lãi → Nợ 1381 , đồng thời ghi nhận doanh thu tài chính → Có 515 → chọn B
câu A sai vì nhận lãi ngày đáo hạn-> chưa nhận tiền -> ko được phép ghi nợ 111, 112
Câu C. Trường hợp thể hiện khi dùng thu nhập được chia để bổ sung vốn góp trong đầu tư góp vốn thông thường hoặc đầu tư góp vốn LDLK có hình thành pháp nhân mới. (tr47).
Câu D. Trường hợp ghi nhận doanh thu trả trước ghi giảm số tiền nhận trước vào TK 3383 (phải trả khác)

Câu 6: Khi đơn vị đem tài sản đi góp vốn có phát sinh chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với giá trị được đánh giá lại, kế toán phản ánh số chênh lệch vào:​

a.TK 531 hoặc TK 632
b.TK 515 hoặc TK 615
c. TK 711 hoặc TK 811
d. Tất cả đều sai
Giải thích:
Đây là hoạt động đánh giá lại lại TS của đơn vị khi mang TS đi góp vốn, xử lý giống bán TS → ghi nhận lãi/ lỗ do đánh giá lại vào DT hoặc CP trong kỳ, và vì đây là hoạt động không thường xuyên → ghi nhận vào TK 711/ hoặc TK 811.
Câu A ta có TK 531 - Doanh thu từ hoạt động SXKD và dịch vụ, TK 632 - GVBH như đã giải thích ở trên, khoản chênh lệch do đánh giá lại của hoạt động góp vốn là hoạt động không thường xuyên → không ghi nhận và các khoản DT, CP thường xuyên này.
Tương tự với câu B là DT, CP tài chính.

Câu 7: Nhập kho NVL dùng cho HCSN, giá mua chưa thuế 2.000.000đ GTGT 200.000đ, phí vận chuyển 10.000đ, kế toán ghi tăng TK 152 theo giá:​

a. 2.000.000đ
b. 2.010.000đ
c. 2.200.000đ
d. 2.210.000đ
Giải thích:
Khi nhập kho NLVL dùng cho HCSN, là hoạt động chính nên kế toán sẽ ghi tăng TK 152 theo nguyên tắc giá gốc vì vậy TK 152 sẽ tăng một khoản bằng giá mua đã bao gồm thuế
2.000.000 + 200.000 + chi phí vận chuyển là 10.000 = 2.210.000 → đáp án D

Câu A sai vì kế toán ghi nhận theo giá mua chưa thuế là 2.000.000
Câu B sai vì kế toán không ghi nhận khoản thuế GTGT là 200.000
Câu C sai vì kế toán không ghi nhận khoản chi phí vận chuyển 10.000

Câu 8: Kiểm kê CCDC trong kho, phát hiện số lượng CCDC thực tế trong kho khác với số lượng CCDC trên sổ kế toán, kế toán tiến hành điều chỉnh số lượng trên sổ cho phù hợp với số lượng thực tế kiểm kê?​

Đúng
Sai
Giải thích:
Theo chế độ KTHCSN thông tư 107 TK 153 mục 1.5, định kỳ kế toán và thủ kho phải đối chiếu về số lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại công cụ, dụng cụ. Trường hợp phát hiện chênh lệch phải xác định nguyên nhân và báo ngay cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán và thủ trưởng đơn vị để kịp thời xử lý.
Kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh số lượng CCDC trên sổ cho phù hợp với số lượng thực tế kiểm kê bằng cách sẽ ghi tăng TK 1388 nếu phát hiện thiếu khi kiểm kê hoặc ghi tăng TK 3388 nếu phát hiện thừa khi kiểm kê trong trường hợp chưa xác định nguyên nhân chờ xử lý.

Câu 9: Đơn vị HCSN nào có phát sinh sản phẩm nhập kho?​

a.ĐVSN có hoạt động thương mại
b.ĐVSN có hoạt động SXKD
c.ĐVSN có hoạt động nghiên cứu thí nghiệm
d. Câu b và c
Giải thích:
Thông tư 107 - TK 155 (Sản phẩm) - Nguyên tắc Kế toán - Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị các loại sản phẩm của đơn vị hành chính, sự nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có hoạt động nghiên cứu thí nghiệm, có sản phẩm tận thu. → câu B và C đều đúng
→ Còn câu A là đơn vị có hoạt động thương mại mua đi bán lại là phát sinh hàng hóa chứ không phải là sản phẩm.

Câu 10: Xuất kho hàng hóa để bán, kế toán ghi:​

a. Nợ TK 632 / Có TK 156
b.Nợ TK 531 / Có TK 156
c.Nợ TK 511 / Có TK 156
d.Nợ TK 661 / Có TK 156

Giải thích:
Vì xuất hàng ra khỏi kho để bán nên sẽ ghi giảm hàng hóa TK 156 đồng thời tăng giá vốn hàng bán TK 632. TK 632 là chi phí trực tiếp phát sinh từ việc sản xuất hàng hóa bán ra của DN → chọn câu A
Loại câu B, C vì hoạt động xuất kho hàng hóa để bán làm tăng TK doanh thu ( khi tăng ghi bên Có), nhưng đề bài thì ghi giảm TK doanh thu (bên Nợ).
Loại câu D vì đây là hoạt động thuộc SXKD, không phải là chi hoạt động. TK 661 - chi hoạt động - các khoản thu phí, lệ phí được hạch toán là khoản thu của hoạt động sự nghiệp của ĐVSNCL (Theo nghị quyết 19/2006/QĐ)
Câu 11: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho hiện nay không áp dụng phương pháp nào sau đây:
a.Nhập trước xuất trước (FIFO)
b.Nhập sau xuất trước (LIFO)
c.Thực tế đích danh
d.Bình quân gia quyền
Giải thích:
Theo thông tư 107/2017/TT-BTC Hướng dẫn Chế độ KT HCSN, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp xác định sau: (1) Giá thực tế bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ; (2) giá thực tế đích danh; (3) giá nhập trước xuất trước. → loại trừừ câu A, C và D → chọn câu D

Câu 12: Giá trị NVL, CCDC mua bằng nguồn NSNN đã xuất sử dụng trong năm, cuối năm kết chuyển kinh phí đã nhận trước chưa ghi thu thành:​

a. Khoản chi tương ứng
b. Khoản thu tương ứng
c.Khoản phải trả tương ứng
d.Khoản phải thu tương ứng
Giải thích:
→ (tr.71 - th11) Các khoản thu tương ứng bao gồm các TK 511, 512, 514 được ghi tăng (bên Có) khi NVL, CCDC xuất kho ngoài để sử dụng.
Cuối năm, kế toán tính toán kết chuyển từ TK 36612 sang các TK Thu tương ứng với số NVL, CCDC hình thành từ nguồn NSNN đã xuất ra sử dụng trong năm -> Nợ 36612/Có 511, 512, 514.
Tâm giải thích:
Cuối năm, kế toán tính toán kết chuyển các TK doanh thu tương ứng với số NVL, CCDC hình thành từ nguồn NSNN cấp đã xuất ra sử dụng trong năm, ghi Nợ 36612 ( Các khoản nhận trước chưa ghi thu) / Có TK 511, 512, 514. -> Chọn B.
→ Câu A thể hiện trong năm khi xuất công cụ, dụng cụ ra sử dụng ghi Nợ 611 - Chi phí hoạt động (Khoản chi tương ứng)/ Có 152, 153.
→ Câu C thể hiện NVL, CCDC thừa phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân đang chờ xử lý.
→ Câu D thể hiện NVL, CCDC thiếu phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định rõ nguyên nhân đang chờ xử lý.

Câu 13: Nhận được quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp, kế toán đơn vị có quỹ phản ánh:​

a.Nợ TK 136/ Có TK 431
b.Nợ TK 136/ Có TK 421
c.Nợ TK 431/ Có TK 336
d.Nợ TK 336/ Có TK 431
Giải thích:
Quyết định hình thành quỹ do đơn vị nội bộ phải nộp → Đơn vị nội bộ ở đây là đơn vị cấp dưới, đơn vị có quỹ ở đây là đơn vị cấp trên. Theo chế độ KTHCSN 2017, bên Nợ TK 136 ở đơn vị cấp trên là phản ánh các khoản cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định

Theo chế độ KTHCSN 2017, bên Có TK 431 phản ánh số trích lập các quỹ
→ Câu C sai vì đây là hạch toán do đơn vị cấp dưới ghi, phản ánh số quỹ phải nộp cho đơn vị cấp trên khi có quyết định trích nộp lên cho đơn vị cấp trên.
→ Câu B sai vì tài khoản 421 là thặng dư/ thâm hụt lũy kế ko liên quan đến quỹ
→ Câu D sai vì ở đây phải là tăng khoản phải thu nội bộ còn nợ 336 là giảm phải trả nội bộ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top