Thủ tục vay cá nhân

letri275

New Member
Hội viên mới
Em chào các anh chị trên diễn đàn.
Công ty em là công ty TNHH do 4 cá nhân góp vốn, nay đã góp đủ vốn điều lệ và có nhu cầu vay vốn cá nhân để phục vụ sản xuất. Vậy cần thủ tục kèm theo những gì khi vay vốn cá nhân cũng như hạch toán thưa các anh chị ?
 
Ðề: Thủ tục vay cá nhân

Doanh nghiệp thiếu vốn phải vay cá nhân với lãi suất cao hơn lãi ngân hàng là chuyện rất bình thường. Điểm 7, mục III, phần B Thông tư số 128/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN có cho phép các cơ sở kinh doanh được tính vào chi phí lãi vay trả có các cá nhân tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với cơ sở kinh doanh.
Để được chấp nhận, DN phải có chứng từ sau:
- Hợp đồng vay vốn theo quy định của Bộ luật dân sự 2005
- Phiếu thu (tiền vay), phiếu chi (trả vốn và lãi vay), các nghiệp vụ vay vốn phải được hạch toán trong sổ sách kế toán, bảo đảm trung thực./.
- Chú ý khấu trừ 10% thuế TNCN khi trả lãi vay (nếu phát sinh)


Theo quy định hiện hành thi khi bạn vay vốn của cá nhân thì lãi vay đó nếu đủ điều kiện vốn hóa hoặc không đủ điều kiện vốn hóa cũng không được cao quá 1.2 lần lãi suất ngân hàng, do vậy bạn cần xem lại DN mình theo 2 trường hợp:
+Lãi vay trong quy định gấp 1.2 lần lãi suất ngân hàng:

1. Trường hợp chi phí đi vay được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ (không được vốn hoá).
Chi phí đi vay không đủ điều kiện để vốn hoá: gồm có 2 khoản, đó là:
- Chi phí lãi vay phải trả.
- Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay.
a) Đối với chi phí lãi vay phải trả: Việc trả lãi vay cho người cho vay có thể trả theo định kỳ, trả trước cho nhiều kỳ hoặc trả sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay.
Nếu trả theo định kỳ:
Khi trả lãi vay, căn cứ vào chứng từ thanh toán, ghi:
Nợ TK635/ Có TK111, 112.
Nếu trả lãi trước cho nhiều kỳ hạch toán.
- Khi trả lãi, ghi:
Nợ TK142: Liên quan trong 1 niên độ kế toán
Nợ TK242: Liên quan trên 1 niên độ kế toán
Có TK111, 112
- Khi phân bổ dần lãi vay vào chi phí, ghi:
Nợ TK635/ Có TK142, 242
Nếu trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay.
- Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:
Nợ TK635/ Có TK335
- Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:
Nợ TK335/ Có TK111, 112
b) Khi phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi:
Nợ TK635/ Có TK111, 112
2. Trường hợp chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá:
Chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá là chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay chỉ được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy. Chi phí đi vay được vốn hoá tính cho 2 trường hợp sau:
- Chi phí đi vay được vốn hoá liên quan đến từng khoản vốn vay riêng biệt được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.
- Chi phí đi vay được vốn hoá liên quan đến các khoản vốn vay chung được tính toàn bộ chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vốn vay chung vào giá trị tài sản dở dang. Khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời từ khoản vốn vay chung được tính vào doanh thu hoạt động tài chính.

+ Đối với khoản vốn vay riêng biệt: Khi phát sinh chi phí đi vay, ghi:
Nợ TK627: Tính vào giá trị tài sản sản xuất dở dang
Nợ TK241: Tính vào giá trị đầu tư XDCB dở dang
Có TK111, 112: Trả lãi theo định kỳ
Có TK142, 242: Trả lãi trước cho nhiều kỳ
Có TK335: Trả lãi sau khi kết thúc hợp đồng vay.
+ Đối với khoản vốn vay chung:
Chi phí đi vay được vốn hoá, ghi:
Nợ TK 627 hoặc Tk241
Có TK111, 112: Trả lãi theo định kỳ
Có TK142, 242: Trả lãi trước
Có TK335: Trả lãi sau


+ Đối với khoản lãi vay phần vượt mức lãi suất được quy định thì bạn không được đưa vào chi phí hợp lý dù nó được vốn hóa hay không được vốn hóa lúc này bạn hạch toán.

Nợ TK 811( phần lãi vay vượt)
Có TK 111,112

Trên đây chỉ là một số nội dung để bạn tham khảo và biết làm như thế nào đối với khoản bạn vay cá nhân và trả lãi cho họ.
 
Ðề: Thủ tục vay cá nhân

Xin lỗi em còn mơ hồ về vốn hóa quá. Có thể nói rõ hơn được không ạ
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top