Theo Nghị định 123, cho mượn hàng hóa bắt buộc phải xuất hóa đơn.

Xích Cẩm Tiên

Member
Hội viên mới
Trước đây, tại Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định:

“Điều 16. Lập hóa đơn

1. Nguyên tắc lập hóa đơn



b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

=> Xuất hàng hóa dưới hình thức cho mượn bắt buộc phải xuất hóa đơn.

1652803048963.png

Tuy nhiên sau đó, tại Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

=> Tại đây, quy định bắt buộc xuất hóa đơn khi cho mượn hàng hóa không còn nữa.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 494 mục 6 Hợp đồng mượn tài sản Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015 quy định:

“Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.

Căn cứ Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính qui định:

“Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”.

Như vậy, mượn hàng hóa sẽ không phải xuất hóa đơn. Tuy nhiên, nếu Hợp đồng mượn hàng hóa có thỏa thuận bên mượn được phép bán hàng hóa của bên cho mượn thì thực chất Hợp đồng mượn hàng hóa là Hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cho mượn (bên bán) phải xuất hóa đơn bán hàng hóa cho bên mượn hàng hóa (bên mua).

Đến Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

- Tại Khoản 1 Điều 4 quy định:

“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”

- Tại Khoản 1 Điều 59 quy định:

“Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”

Như vậy, kể từ ngày nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, khi cho mượn hàng hóa, doanh nghiệp bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT theo quy định.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top