Thay đổi về thuế, giá xe 2018 có biến động?

Ngân Ngông

New Member
Hội viên mới
Kể từ 1/1/2018 tới đây với mức ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện còn 0% trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, mở ra cơ hội để ô tô lắp ráp trong nước giảm giá bán cạnh tranh xe nhập khẩu. Trong khi đó ở chiều ngược lại với việc tăng thuế cánh cửa cho ô tô đã qua sử dụng về Việt Nam đang dần đóng lại
1-10.jpg

Xe cũ nhập khẩu tăng giá

-Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 122/2016/NĐ-CP trước đó. Điều 7 tại Nghị định có đề cập đến thu thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô cũ đã qua sử dụng, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018.
-Theo đó, ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xy-lanh không quá 1 lít thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế tuyệt đối 10.000 USD mỗi xe. Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xy-lanh trên 1 lít thuộc nhóm hàng 87.03 và xe ô tô chở người từ 10-15 chỗ ngồi, kể cả lái xe thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế hỗn hợp.
-Cụ thể, đối với xe có dung tích xy-lanh từ 1,5 lít đến dưới 2,5 lít, mức tính thuế hỗn hợp sẽ bao gồm giá tính thuế của ô tô đã qua sử dụng nhân với thuế 150-200%, sau đó cộng thêm 10.000 USD mỗi xe. Với xe có động cơ từ 2,5 lít trở lên, mức cộng thêm sẽ là 15.000-17.000 USD. Trong khi đó, ô tô chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên thuộc nhóm hàng 87.02 và một số loại xe có động cơ dùng để chở hàng hóa có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không quá 05 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04 sẽ được áp mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%. Các loại ô tô còn lại sẽ có mức thuế nhập khẩu bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô mới cùng chủng loại thuộc cùng nhóm hàng.
-Mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm nhất là ô tô cũ dưới 9 chỗ. Đây cũng là nhóm hàng bị áp thuế nhập khẩu cao. Đặc biệt, đối với những chiếc xe nhập lướt có dung tích xy-lanh trên 2,5 lít, thường là xe sang, mức thuế mới có thể khiến giá xe cũ cao hơn cả xe mới.
-So với Nghị định 122/2016/NĐ-CP ban hành năm ngoái, ô tô cũ nhập khẩu từ năm 2018 có dung tích xy-lanh dưới 1 lít sẽ tăng giá khoảng 5.000 USD mỗi xe Những xe có dung tích từ 1 lít trở lên sẽ phải chịu mức thuế hỗn hợp cao hơn trước đây hàng trăm triệu đồng.
-Như vậy, chính sách mới của Chính phủ sẽ thu hẹp đường của ô tô cũ về Việt Nam trong năm 2018. Ngược lại, kể từ năm sau, thuế nhập khẩu nguyên chiếc xe mới trong khu vực Đông Nam Á sẽ giảm về 0% đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa trên 40%. Bên cạnh đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe có dung tích xy-lanh nhỏ sẽ giảm 5%.

Xe lắp ráp trong nước có cơ hội giảm giá?
-Cũng theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP trong khi xe cũ nhập khẩu được áp mức thuế tăng cao hơn trước thì xe lắp ráp mới lại có cơ hội giảm giá bởi thuế nhập khẩu linh kiện sẽ về 0% kể từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, cánh cửa đi đến ưu đãi không rộng mở đối với tất cả những hãng xe lắp ráp trong nước. Điều 7a trong Nghị định có nêu rõ các yêu cầu tối thiểu để một hãng ô tô có thể được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện mới. Không phải hãng xe nào cũng có thể đáp ứng được hạn mức này.
-Cụ thể các doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 (giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 và mức 5 kể từ năm 2022 trở đi. Ngoài ra, các mẫu xe lắp ráp của doanh nghiệp phải đạt được mức sản lượng chung cũng như sản lượng tối thiểu cho một mẫu xe cam kết theo quy định.
-Bước đầu, trong giai đoạn 1 của năm 2018 (tính ngày ban hành Nghị định đến hết tháng 6.2018-), để được hưởng thuế nhập khẩu linh kiện 0%, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh từ 2.500 cc trở xuống, phải đảm bảo đạt sản lượng chung tối thiểu từ 8.000 xe trở lên. Bên cạnh đó, còn phải có một mẫu ô tô lắp ráp theo cam kết của doanh nghiệp có mức tiêu hao nhiên liệu dưới 7,5 lít/100 km và đạt mức sản lượng tối thiểu từ 3.000 xe trở lên.
-Những điều kiện này không phải là rào cản đối với các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước có quy mô lớn như Trường Hải (THACO), Hyundai Thành Công hay Toyota. Bởi, ngay cả trong giai đoạn thị trường đầy biến động như 6 tháng đầu năm 2017, doanh số các hãng này vẫn rất khả quan.
-Tuy nhiên, điều kiện này sẽ khiến các doanh nghiệp có quy mô sản xuất, thị phần nhỏ như Suzuki, Mitsubishi, Nissan… sẽ gặp khó khăn. Bởi, nếu muốn hưởng mức thuế nhập khẩu linh kiện 0% để lắp ráp trong nước, doanh nghiệp phải tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm để đạt được mức sản lượng tối thiểu theo quy định. Ngoài ra, theo lộ trình mức sản lượng tối thiểu đối với xe lắp ráp sẽ tăng dần theo từng năm. Đến đến năm 2022, sản lượng chung tối thiểu doanh nghiệp cam kết phải đạt ít nhất 27.000 xe, trong đó phải có 1 dòng xe đạt sản lượng trên 10.000 xe/năm.
-Với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp các dòng xe thương mại như xe tải, mini buýt, xe buýt, xe khách cũng phải cam kết đạt sản lượng theo từng mức khác nhau để được hưởng chương trình ưu đãi thuế. Việc giảm thuế nhập khẩu linh kiện dành cho ô tô lắp ráp trong nước mở ra nhiều cơ hội để ô tô nội giảm giá bán, qua đó cạnh tranh với xe nhập khẩu đạt tỉ lệ nội địa hóa nội khối trên 40% từ ASEAN sắp được hưởng thuế nhập khẩu 0% vào năm 2018.
-Hiện tại, hầu hết các mẫu xe lắp ráp tại Việt Nam đều nhập khẩu linh kiện từ một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… Vì vậy, xét về lý thuyết khi thuế nhập khẩu linh kiện về 0%, một số mẫu ô tô có thể được doanh nghiệp giảm giá để tạo lợi thế cạnh tranh.
-Tuy nhiên, liệu giá bán ô tô trong nước có thực sự giảm sâu theo mức ưu đãi thuế, như kỳ vọng của người tiêu dùng nhất là trong bối cảnh một số doanh nghiệp đã công bố giá xe năm 2018 . Việc thuế nhập khẩu linh kiện về 0% được cho là sẽ tạo nên sự cân bằng trong cuộc chiến giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu từ ASEAN về VN trong thời gian tới.

Nguồn: thanhtravietnam.vn
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top