Tết về mọi miền!!

cuncon_kiss

Đà Lạt thơ mộng....
Hội viên mới
Tết của trẻ em vùng cao

Người Mông ở Mộc Châu (Sơn La) đón Tết cổ truyền trong 3 ngày (từ 27 đến 29/12). Khác với trẻ em ở thành thị - "xúng xính" trong những bộ quần áo đẹp và được bố mẹ đưa đi chơi, thăm họ hàng... thì trẻ em Mông chỉ thường tụ tập với nhau, chơi những trò chúng tự nghĩ ra, cùng với thiên nhiên, núi rừng...

ước mơ 1 lần được lên đây uống rượu ngô Bắc Hà và ăn thắng cố!!!
2.jpg

3.jpg



6.jpg



10.jpg
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tết về mọi miền!!

Đề là Tết về mọi miền mà Cún mới đưa miền núi chứ mấy, còn các miền khác nữa Cún, post tiếp đi.
 
Ðề: Tết về mọi miền!!

Đề là Tết về mọi miền mà Cún mới đưa miền núi chứ mấy, còn các miền khác nữa Cún, post tiếp đi.

Đây Tết của người HN nè!!!!!
Hà Nội rộn ràng không khí Tết

Giáp Tết, bước ra phố thấy lòng mình lâng lâng! Trên con đường quen thuộc, dòng người đông hơn, ai nấy đều vội vã. Đường phố rực rỡ cờ hoa! Tết đã về trên khắp phố phường Hà Nội!
Giữa tháng chạp, cái rét đậm ngày cuối năm không làm không khí Tết kém rộn ràng. Hà Nội, Tết đến sớm nhất có lẽ ở khu phố cổ!
Phố Hàng Mã rực rỡ đèn lồng và đồ trang trí. Cả dãy phố lộng lẫy một màu đỏ tươi, mỗi gian hàng có 1 cách bài trí độc đáo, bắt mắt, thu hút rất đông người đến thăm quan, mua sắm. Ngày tết ông Công, ông Táo đã cận kề nên đồ cúng được người dân mua nhiều nhất. Hoa lụa và cây cảnh các loại tràn ngập phố Hàng Rươi. Người mua tấp nập, người bán hào hứng, cả dãy phố có chung một không khí “náo nức” khi Tết đang đến gần. Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Trống… Mỗi dãy phố có một “hương vị” Tết rất riêng, rất truyền thống. Hai tuần nữa Tết mới thực sự về, nhưng ngay từ lúc này, không khí Xuân đã thật rộn ràng!
1.jpg
Lá dong xanh...
2.jpg
...dưa hành... dạo Tết trong các chợ Hà Nội
3.jpg

Đào thật...
... đào lụa rộn ràng trên phố!
5.jpg
Bưởi thờ...


...mứt Tết...
... bánh kẹo...

10.jpg
... ô mai được bày bán khắp phố
Phố Hàng Rươi tấp nập mua hoa giả
12.jpg
Sắm sửa chó "không gian" của gia tiên
11.jpg

Phố hàng Mã rực rỡ sắc đỏ Tết trần gian
và Tết ông Công, ông Táo

Các gian hàng Tết đã khởi động
15.jpg
Vườn Hoàng Lan rộn ràng sắc xuân!
16.jpg
Người Tây vui lây với người Việt!
 
Ðề: Tết về mọi miền!!

tiếp tục đi Cún..........
 
Ðề: Tết về mọi miền!!

Ưh, nhưng vẫn còn đâu đó những mảnh đời không biết tết, đêm giao thừa với ánh mắt buồn nhìn về hướng mà ở đó còn quê hương thân yêu của mình. Ưh, hy vọng Tết sẽ đến mọi miền như Cún nói và cả với mọi người nửa!
 
Ðề: Tết về mọi miền!!

Còn đây là tết của người Miền Tây nè,

Miền Tây, đất đai màu mỡ, cây trái xum xuê, con người phóng khoáng… với nhiều nét đặc thù từ văn hoá, lịch sử, thắng cảnh đến ẩm thực. Đây là nơi lý tưởng cho những ai muốn thả hồn mình cùng với trăng thanh gió mát, tận hưởng không gian thanh bình sau bao ngày làm việc, lo toan trong cuộc sống đời thường…
Danh thắng đa dạng
Nếu chỉ một ngày thì đến Tiền Giang - Bến Tre - Vĩnh Long hay Đồng Tháp sau vài giờ xe. Tiền Giang có chùa Vĩnh Tràng, chùa cổ với kiến trúc độc đáo trộn lẫn Đông – Tây, di tích văn hoá quốc gia. Chùa Linh Thứu Sắc Tứ nổi tiếng với sự tích Nguyễn Ánh trốn trong chuông đồng khi bị Nguyễn Huệ truy đuổi.
antetmienTay1.jpg
Không gian hữu tình ở Kiên Giang
Trại rắn Đồng Tâm – còn gọi là Trung tâm nuôi trồng và chế biến dược liệu, dược phẩm Quân khu 9 có nhiều thú quí như: Cua Đinh bạch tạng, rắn 2 đầu, rắn hổ mang chúa… Du khách có thể vượt sông Tiền qua Cồn Phụng (Bến Tre) để hiểu hơn nguồn ngọn của Đạo Dừa (thật ra là đạo VỪA), ghé các xưởng thủ công chế biến hàng trăm sản phẩm từ cây dừa.
Xa hơn một chút thì về Ba Tri viếng mộ cha con cụ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Khuê (Sương Nguyệt Ánh), mộ nhà giáo kiệt xuất Võ Trường Toản. Hay xuống Cái Mơn – trung tâm cây giống của Nam Bộ thăm quê của học giả Trương Vĩnh Ký - một trong Thập Bát Anh Hào của nhân loại đầu thế kỷ 20.
antetmienTay2.jpg
Miền Tây nhiều đặc sản dân dã
Đến Vĩnh Long, du khách xuống đò ở Cái Bè đi chợ Nổi - loại chợ đặc thù của văn minh sông nước. Vĩnh Long - Tiền Giang - Bến Tre đều có nhà cổ và lò kẹo dừa, bánh cốm, bánh tráng; nghe đờn ca tài tử, chèo xuống nhỏ vào vườn trái cây rồi bày trò tát mương bắt cá… Hoặc đi xe đạp theo những đường mòn ven sông, rợp bóng cây, ngọt ngào hương đồng gió nội để chiêm nghiệm và khám phá.
Nếu đi Đồng Tháp qua miệt Cao Lãnh thì vào chiến khu Xẻo Quít, đi xuồng ba lá hay đi bộ giữa rừng tràm cổ thụ, nghe kể về những chiến tích oai hùng chống giặc giữ nước và hiểu thế nào là “chém vè”, là “xa đâm, gần chém”… Ở khu di tích phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có nhiều cây kiểng quí như cây khế 400 tuổi, cây sộp 700 tuổi…
antetmienTay3.jpg
Hoà mình cùng đời sống người dân miền Tây
Tour 2 ngày thì về Cần Thơ đi chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phụng Hiệp, vườn trái cây Mỹ Khánh, nhà cổ Bình Thuỷ… Tối du thuyền trên sông Hậu và dạo bến Ninh Kiều. Hoặc đến Châu Đốc viếng chùa Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng hay chùa cổ Tây An và lăng Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại cùng phu nhân Châu Thị Vĩnh Tế. Rồi ghé đồi Tuc Dup – sơn đạo thép của miền Tây anh dũng với hệ thống hang động tự nhiên. Ngọn đồi nhỏ, biểu tượng của lòng yêu nước từng được treo thưởng tới 2 triệu USD vẫn không thể bị khuất phục.
Tour 4 ngày thì đi Châu Đốc qua Hà Tiên - Rạch Giá - Cần Thơ. Hà Tiên có Thạch Động với sự tích Thạch Sanh – Lý Thông và núi Đá Dựng với nhiều hang động. Có chùa cổ Tam Bảo và lăng Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích - những khai quốc công thần của vùng này. Biển Mũi Nai – nơi có thể ngắm hoàng hôn trên biển và chỉ cách Cambodia vài cây số. Chùa Hang với động Kim Cương, hòn Phụ Tử và bãi biển Hòn Chông đẹp mắt. Rạch Giá có đền thờ Nguyễn Trung Trực và khu đô thị lấn biển… Qua Hậu Giang có vườn có Bằng Lăng độc đáo.
antetmienTay4.jpg
Vườn cây trái ngọt
Tour 6 ngày thì đi gần hết miền Tây. Từ Cà Mau đi ca nô cao tốc mất 2 giờ là đến đất mũi, địa đầu cực Nam Tổ quốc – nơi mỗi năm phù sa lấn ra biển từ 80-100m. Đứng trước mũi Cà Mau, đi chân trần trên lớp phù sa để nghe hơi ấm từ đất truyền lên rồi mở toang lồng ngực, thoả thuê đón gió lồng lộng bốn phương. Bạn sẽ cảm nhận được tình yêu quê hương nồng nàn trong huyết quản.
Đi qua những rừng tràm, rừng đước, rừng mắm nối tiếp bạt ngàn, khách sẽ hiểu sự phân công của tạo hoá ở vùng đất này. Đó là “cây mắm đi trước, cây đước theo sau và cây tràm bén gót”. Qua U Minh hạ nghe văng vẳng lời ca “U Minh bốn bể là tràm, chẳng biết tháng nào nở hoa mà hương thơm tựa như bốn mùa, ướp mặt vào hơi em thở… (thơ Đỗ Trung Quân - nhạc Lã Văn Cường).
Ẩm thực phong phú
Tết, với bà con Nam Bộ ngoài bánh tét, mứt, canh khổ qua… còn là dịp để trổ tài chưng mâm quả cúng tổ tiên. Đơn giản phải có ngũ quả gồm Mãng Cầu, Dừa, Đu đủ, Xoài, Sung. Nói theo bà con miệt vườn là “Cầu vừa đủ sài xung”.
antetmienTay5.jpg
Nghề ca cổ - Món đặc sản của miền Tây Nam bộ
Không phải ngẫu nhiên mà các làng nướng Nam Bộ mọc lên khắp Sài Gòn. Những món ăn thủa khai hoang mà đặc trưng là nướng, lùi, gỏi, lẩu, mắm, chè. Từ nướng đất sét, giấy bạc đến lùi rơm - cỏ - lá, trấu, than… Ở Nam Bộ cây gì cũng làm thuốc, ăn trái ăn bông (hoa) hoặc lá non được. Từ ăn sống, làm gỏi, nấu canh, kho hay nấu chè. Cả những thứ tưởng chừng bỏ đi như vỏ bưởi, hạt me, bông điên điển, bông lục bình, cây bồn bồn, lá sầu đâu, cá thòi lòi…
Khẩu vị chủ yếu là ngọt và béo. Ngọt từ nguyên liệu chế biến, thêm ít đường, còn béo từ nước cốt dừa. Món lẩu mắm phổ biến khắp vùng, với hàng chục loại rau, lá xanh đậm nhạt khác nhau, điểm xuyến một ít màu nâu lá non, màu trắng màu vàng của bông so đũa, bông bí hay màu tím bông lục bình… Cà Mau có món lẩu cá khoai, khô cá khoai ăn là nghiền. Cá lóc, mật ong và Ba Khía U Minh đều là “First Class” về chất lượng. Sóc Trăng thì có bánh Pía, bún nước lèo, Mè Láo (sau này ra Huế thành Mè Xửng), lạp xưởng tôm, bông hẹ, củ sen…
antetmienTay6.jpg
Những sản phẩm mang đậm chất Nam bộ
Riêng bồn bồn chỉ mới được biết đến gần mười năm nay nhưng đã vang danh với hàng chục món không lẫn vào đâu được. Bến Tre thì có cả trăm món ngon chế biến từ dừa và món xôi Sầu Riêng rất lạ. Ở Trà Vinh có đặc sản dừa Sáp duy nhất của Việt Nam.
Cần Thơ thì có bánh xèo, bành cống, cháo cá. Đồng Tháp có gạo Huyết Rồng, bánh phồng Sa Giang, bành Tằm, bánh hỏi Sa Đéc, nem chua Lai Vung và rất nhiều món ăn được chế biến từ ếch, chuột đồng và rắn. Tiền Giang có món cá đắng hay tép rươi trụng sơ cuốn bánh tráng. Châu Đốc lừng danh với các loại mắm và khô bò. Chợ biên giới Tịnh Biên còn bán nhiều loại côn trùng, có thể chiên xào để ăn hoặc ngâm rượu làm thuốc… Mỗi vùng đều có những món ngon đặc trưng, từ cách nấu đến chế biến nước chấm và bài trí món ăn.
Tết này thử về miền Tây. Bao nhiêu điều lý thú và mới lạ đang đón chờ bạn tìm hiểu và khám phá.
Theo Nguyễn Văn My
thphunu.gif
-----------------------------------------------------------------------------------------
Ưh, nhưng vẫn còn đâu đó những mảnh đời không biết tết, đêm giao thừa với ánh mắt buồn nhìn về hướng mà ở đó còn quê hương thân yêu của mình. Ưh, hy vọng Tết sẽ đến mọi miền như Cún nói và cả với mọi người nửa!

Cún bít chứ, trên nhà Cún các thầy chùa cũng tổ chức phát cơm và quà tết đó. Sức mình thì quá nhỏ và ai cũng mong muốn 1 cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người. Năm mới sắp đến Cún chỉ mong tất cả mọi người đều có được những bữa cơm thật no, những tấm áo để mặc, mọi người ai ai cũng sẽ có 1 cái Tết.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Tết về mọi miền!!

Cún có bài hay lắm. Cảm ơn cún, những bức ảnh thật đẹp và ý nghĩa
 
Ðề: Tết về mọi miền!!

Mấy hôm nay trời lạnh, xem những ảnh này lại cảm giác như Tết sắp về ^^
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top