RSI là gì? Cách giao dịch hiệu quả với RSI

Thuận DKT

Member
Hội viên mới
1. Chỉ báo RSI là gì?

RSI (Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá để đánh giá các điều kiện QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN của thị trường.

Chỉ báo RSI cho bạn biết khi nào thị trường đã bị mua quá mức (tức là tăng quá nhiều) hoặc bị bán quá mức (tức giảm quá nhiều) và cho bạn dấu hiệu khi nào xu hướng thị trường có thể đảo chiều.

Có 3 tín hiệu cơ bản được cung cấp bởi chỉ báo RSI, chúng cũng là những yếu tố giúp chúng ta dựa vào để đưa ra các phân tích và ý tưởng giao dịch.

  • Khi RSI lớn hơn 70, nó báo hiệu thị trường đang QUÁ MUA. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng tăng và là tín hiệu dự báo thị trường đảo chiều giảm trở lại.
  • Khi RSI nhỏ hơn 30, nó báo hiệu thị trường đang QUÁ BÁN. Điều này thường xảy ra trong một xu hướng giảm và là tín hiệu dự báo thị trường đảo chiều tăng trở lại.
1617553991341.png


2. Phân kỳ RSI là gì?

Chỉ báo RSI có thể hành động ngược lại với hành động giá (hiện tượng phân kỳ) để báo hiệu cho chúng ta thấy sự đảo chiều của thị trường.

  • Phân kỳ RSI tăng: Thị trường tạo đáy mới thấp hơn trong khi đường RSI đang tăng cho thấy một dấu hiệu đảo chiều tăng của thị trường.
  • Phân kỳ RSI giảm: Thị trường tạo đỉnh mới cao hơn trong khi đường RSI đang giảm cho thấy một dấu hiệu đảo chiều giảm của thị trường.
LƯU Ý: Khi giao dịch các bạn thường bị mắc sai lầm này
  • Sai lầm #1: Thực hiện lệnh BUY khi thị trường đang QUÁ BÁN
  • Sai lầm #2: Thực hiện lệnh SELL khi thị trường đang QUÁ MUA
1617554523647.png


1617554764762.png


3. Cách giao dịch hiệu quả với RSI

Khi RSI cho thấy mức QUÁ MUA, có nghĩa là thị trường đang có xu hướng tăng. Chúng ta chờ đợi một thời điểm thị trường đảo chiều giảm nhưng vấn đề là thị trường có thể tiếp tục duy trì ở vùng quá mua rất lâu nếu nó đang trong một xu hướng tăng mạnh. Ngược lại trong xu hướng giảm.

Vì vậy mức QUÁ MUA và QUÁ BÁN chỉ là một dấu hiệu cho thấy thị trường CÓ THỂ đảo chiều chứ không phải lúc nào nó cũng dẫn đến sự đảo chiều.

Vậy để tăng hiệu quả giao dịch với RSI, bạn cần GIAO DỊCH THUẬN XU HƯỚNG LỚN hoặc KẾT HỢP RSI VỚI CÁC CÔNG CỤ KỸ THUẬT KHÁC.

3.1. Kết hợp RSI với đường MA

Hệ thống này sẽ sử dụng đường SMA 30 và đường SMA 100 kết hợp với chỉ báo RSI đóng vai trò là bộ lọc tín hiệu. Sử dụng RSI 50.

MUA khi SMA 30 cắt lên SMA 100 và chỉ báo RSI trên 50.
BÁN khi SMA 30 cắt xuống SMA 100 và chỉ báo RSI dưới 50.

1617555315975.png


1617556012677.png


3.2. Kết hợp RSI với Bollinger Band

Mình đã chia sẻ ở bài trước, các bạn có thể tham khảo tại ĐÂY.

3.3. Sử dụng RSI phân kỳ

Phân kỳ giảm (Bearish Divergence) là khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI lại tạo đỉnh thấp hơn. Khi phân kỳ giảm RSI xảy ra, chúng ta có thể chờ đợi một sự đảo chiều giảm giá của thị trường.

1617556669370.png


Phân kỳ ẩn tăng (Bullish Hidden Divergence) là khi giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước trong khi RSI tạo đáy sau thấp hơn đáy trước. Trong trường hợp này, chúng ta chờ đợi một sự tăng giá tiếp tục xu hướng.

1617557041687.png


Cuối cùng các bạn lưu ý, cần kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để gia tăng xác suất khi vào lệnh.

ĐÂY LÀ BÀI CHIA SẺ QUAN ĐIỂM, MÌNH KHÔNG CHỊU BẤT CỨ TRÁCH NHIỆM NÀO KHI CÁC BẠN ÁP DỤNG VÀO VIỆC MUA BÁN CÁC MÃ CỔ PHIẾU.

Cám ơn và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ sau.



 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top