Vốn góp chủ sở hữu là số vốn mà chủ sở hữu đầu tư ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh và được ghi vào điều lệ công ty. Số vốn góp của từng chủ sở hữu không chỉ là căn cứ để phân chia quyền lợi của chủ sở hữu đối với kết quả kinh doanh thu được mà còn là căn cứ để xác định trách nhiệm của chủ sở hữu đối với số nợ phải trả và các khoản nghĩa vụ khác của công ty. Tuy nhiên, việc ghi nhận số vốn góp của các chủ sở hữu trong chế độ kế toán Việt nam hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh đúng thực chất số vốn góp và trách nhiệm của các chủ sở hữu. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến sự bất cập của chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp chủ sở hữu và giải pháp hoàn thiện phương pháp ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu.
Chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp chủ sở hữu
Theo chế độ kế toán hiện hành, số vốn góp của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn mà các chủ sở hữu đã thực đóng góp bằng tiền, bằng tài sản khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc huy động thêm trong quá trình kinh doanh để mở rộng qui mô hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành cũng chỉ rõ: doanh nghiệp không được ghi nhận số vốn gọi góp mà chủ sở hữu chưa góp hoặc số đăng ký góp mà chưa góp. Vì thế, tại các doanh nghiệp, kế toán chỉ phản ánh số vốn góp mà chủ sở hữu đã thực góp vào công ty.
Để phản ánh số vốn góp của các chủ sở hữu, kế toán sử dụng TK 411 “nguồn vốn kinh doanh” (chi tiết TK 4111 “vốn đầu tư của chủ sở hữu”). Cụ thể:
+ TK 4111 “vốn đầu tư của chủ sở hữu”: phản ánh số vốn đã góp thực tế của các chủ sở hữu.
+ TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần”: phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần.
+ TK 4118 “Vốn khác”: phản ánh vốn kinh doanh được hình thành trong quá trình kinh doanh như số vốn được biếu tặng, viện trợ, tài trợ…
Trong đó, TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” được mở chi tiết theo từng thành viên (chủ sở hữu) trong từng loại hình công ty (từng thành viên, cổ đông,…) và có kết cấu nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm số vốn đầu tư của chủ sở hữu (hòan trả vốn góp cho chủ sở hữu, bù lỗ từ hoạt động kinh doanh…)
Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu(số vốn đầu tư thực góp ban đầu và góp bổ sung, bổ sung vốn đầu tư từ lợi nhuận…)
Dư Có: số vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)
*Kế toán vốn góp của các chủ sở hữu được tiến hành cụ thể theo trình tự sau:
Khi thực nhận số vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 111, 112,..
Nợ TK 211, 213,...
Có TK 411 (4111)
Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông, ghi:
Nợ TK 111, 112,…: số tiền theo giá phát hành.
Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiểu với mệnh giá cổ phiếu.
Có TK 411 (4111): vốn đầu tư của chủ sở hữu theo mệnh giá.
Trường hợp bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 – lợi nhuận chưa phân phối.
Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.
Có TK 411 (4111): tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu theo mệnh giá.
Khi nhận được tiền tái phát hành cổ phiếu quĩ, ghi:
Nợ TK 111, 112,…: giá tái phát hành cổ phiếu quĩ.
Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá tái phát hành với giá gốc của cổ phiếu quỹ.
Có TK 419: giá gốc cổ phiếu quỹ tái phát hành.
Đối với các trường hợp giảm vốn góp (hủy bỏ cổ phiếu quỹ, hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu,…), kế toán ghi:
Nợ TK 411 (4111): giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Có TK 111, 112, 419…
Khi thành viên tiến hành góp vốn vào công ty, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 153, 156, 211,…): tăng số tiền và giá trị tài sản tương ứng.
Có TK 138 (1388- chi tiết thành viên): giảm số phải thu ở các thành viên.
Khoản bồi thường thiệt hại (nếu có) do góp vốn chậm gât ra của thành viên góp chậm được kế toán ghi tăng thu nhập khác bằng bút toán:
Nợ TK liên quan (111, 112, 1388,..): số đã thu hay phải thu.
Có TK 711: tăng thu nhập khác.
Chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp và giải pháp hòan thiện.
Với những qui định về phương pháp ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu như hiện nat, mặc dầu phản ánh chính xac số vốn thực góp của các chủ sở hữu nhưng lại không phản ánh chính xác trách nhiệm mà các chủ sở hữu phải chịu đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Mặt khác, qui định này hòan toàn trái với qui định của Luật Doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp hiện hành qui định rõ trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với số vốn mà các chủ sở hữu đã cam kết góp vào công ty. Các chủ sở hữu công ty có trách nhiệm góp đủ và đúng hạn số vốn góp đã cam kết khi thành lập công ty, chủ sở hữu nào không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp, gây thiệt hại cho công ty, chủ sở hữu đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Chủ sở hữu nào không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp cho công ty, số vốn góp thiếu hoặc không đúng hạn được coi là số nợ của chủ sở hữu đó đối với công ty. Những qui định này đã được cụ thể hóa tại các Điều 131, Điều 140 (đối với công ty hợp danh), Điều 39 (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên), Điều 65 và Điều 84 (với công ty cổ phần) trong Luật Doanh nghiệp
PGS.TS.Nguyễn Văn Công (Tạp chí Kế toán)
tapchiketoan.com
Chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp chủ sở hữu
Theo chế độ kế toán hiện hành, số vốn góp của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn mà các chủ sở hữu đã thực đóng góp bằng tiền, bằng tài sản khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc huy động thêm trong quá trình kinh doanh để mở rộng qui mô hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành cũng chỉ rõ: doanh nghiệp không được ghi nhận số vốn gọi góp mà chủ sở hữu chưa góp hoặc số đăng ký góp mà chưa góp. Vì thế, tại các doanh nghiệp, kế toán chỉ phản ánh số vốn góp mà chủ sở hữu đã thực góp vào công ty.
Để phản ánh số vốn góp của các chủ sở hữu, kế toán sử dụng TK 411 “nguồn vốn kinh doanh” (chi tiết TK 4111 “vốn đầu tư của chủ sở hữu”). Cụ thể:
+ TK 4111 “vốn đầu tư của chủ sở hữu”: phản ánh số vốn đã góp thực tế của các chủ sở hữu.
+ TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần”: phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần.
+ TK 4118 “Vốn khác”: phản ánh vốn kinh doanh được hình thành trong quá trình kinh doanh như số vốn được biếu tặng, viện trợ, tài trợ…
Trong đó, TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” được mở chi tiết theo từng thành viên (chủ sở hữu) trong từng loại hình công ty (từng thành viên, cổ đông,…) và có kết cấu nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm số vốn đầu tư của chủ sở hữu (hòan trả vốn góp cho chủ sở hữu, bù lỗ từ hoạt động kinh doanh…)
Bên Có: phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu(số vốn đầu tư thực góp ban đầu và góp bổ sung, bổ sung vốn đầu tư từ lợi nhuận…)
Dư Có: số vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)
*Kế toán vốn góp của các chủ sở hữu được tiến hành cụ thể theo trình tự sau:
Khi thực nhận số vốn góp của các chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 111, 112,..
Nợ TK 211, 213,...
Có TK 411 (4111)
Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông, ghi:
Nợ TK 111, 112,…: số tiền theo giá phát hành.
Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá phát hành cổ phiểu với mệnh giá cổ phiếu.
Có TK 411 (4111): vốn đầu tư của chủ sở hữu theo mệnh giá.
Trường hợp bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, ghi:
Nợ TK 421 – lợi nhuận chưa phân phối.
Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu.
Có TK 411 (4111): tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu theo mệnh giá.
Khi nhận được tiền tái phát hành cổ phiếu quĩ, ghi:
Nợ TK 111, 112,…: giá tái phát hành cổ phiếu quĩ.
Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): chênh lệch giữa giá tái phát hành với giá gốc của cổ phiếu quỹ.
Có TK 419: giá gốc cổ phiếu quỹ tái phát hành.
Đối với các trường hợp giảm vốn góp (hủy bỏ cổ phiếu quỹ, hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu,…), kế toán ghi:
Nợ TK 411 (4111): giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Có TK 111, 112, 419…
Khi thành viên tiến hành góp vốn vào công ty, căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 153, 156, 211,…): tăng số tiền và giá trị tài sản tương ứng.
Có TK 138 (1388- chi tiết thành viên): giảm số phải thu ở các thành viên.
Khoản bồi thường thiệt hại (nếu có) do góp vốn chậm gât ra của thành viên góp chậm được kế toán ghi tăng thu nhập khác bằng bút toán:
Nợ TK liên quan (111, 112, 1388,..): số đã thu hay phải thu.
Có TK 711: tăng thu nhập khác.
Chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận vốn góp và giải pháp hòan thiện.
Với những qui định về phương pháp ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu như hiện nat, mặc dầu phản ánh chính xac số vốn thực góp của các chủ sở hữu nhưng lại không phản ánh chính xác trách nhiệm mà các chủ sở hữu phải chịu đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Mặt khác, qui định này hòan toàn trái với qui định của Luật Doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp hiện hành qui định rõ trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với số vốn mà các chủ sở hữu đã cam kết góp vào công ty. Các chủ sở hữu công ty có trách nhiệm góp đủ và đúng hạn số vốn góp đã cam kết khi thành lập công ty, chủ sở hữu nào không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp, gây thiệt hại cho công ty, chủ sở hữu đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty. Chủ sở hữu nào không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp cho công ty, số vốn góp thiếu hoặc không đúng hạn được coi là số nợ của chủ sở hữu đó đối với công ty. Những qui định này đã được cụ thể hóa tại các Điều 131, Điều 140 (đối với công ty hợp danh), Điều 39 (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên), Điều 65 và Điều 84 (với công ty cổ phần) trong Luật Doanh nghiệp
PGS.TS.Nguyễn Văn Công (Tạp chí Kế toán)
tapchiketoan.com
Sửa lần cuối: