Phân tích báo cáo tài chính CTCP Tập đoàn MaSan (MSN) Quý 2/2022

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
1. Quản lý vốn
Trong kỳ, công ty sống bằng nguồn tiền từ hoạt động tài chính và 1 phần nhỏ từ hoạt động kinh doanh, họ sử dụng số tiền này để chi trả cho các hoạt động đầu tư trong kỳ vừa qua.
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong kỳ vừa qua là do số tiền kiếm được từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm trong kỳ vừa qua, đồng thời số tiền phải chi trả cho các hoạt động đầu tư có xu hướng tăng trong khoảng thời điểm này.
1662039751884.png


Tính thanh khoản của doanh nghiệp trong kỳ vừa qua hiện đang thấp hơn 1. Với chỉ số như hiện tại, doanh nghiệp có tính thanh khoản nằm ở mức yếu so với mặt bằng chung của ngành. Doanh nghiệp đang có dấu hiệu sử dụng nguồn vốn ngắn để nuôi dài.
1662040113763.png


2. Kiểm soát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Biên lãi gộp của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Với chỉ số như hiện tại, DN có TSLN gộp nằm ở mức cạnh tranh cao so với mặt bằng chung của ngành. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa thể chủ động được các kênh phân phối của riêng mình trong khoảng thời điểm này,
1662040497940.png


Lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được trong kỳ vừa qua chủ yếu đến từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và 1 phần từ các công ty liên kết kinh doanh. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa quá tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính của mình, nhưng nó vẫn chiếm phần lớn lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp muốn tăng trưởng các khoản lợi nhuận, họ cần phải cải thiện các chính sách kinh doanh và tập trung hơn nữa so với trước kia. Đây là cách để doanh nghiệp tăng trưởng lâu dài và bền vững.
1662040874311.png


ROE của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong kỳ vừa qua là do doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trong khoảng thời điểm này.
1662041291617.png


3. Kiểm soát hiệu suất sử dụng tài sản
ROE của doanh nghiệp ở kỳ hiện tại thu hút được các quỹ đầu tư tham gia vào góp vốn với 1 TSSL khá ấn tượng.
Việc ROE có xu hướng giảm nhẹ trong kỳ vừa qua là do doanh nghiệp giảm đi mức đòn bẩy của mình trong khoảng thời điểm này. Đây được coi là 1 điều nên thực hiện đối với DN vì nó có thể giúp DN tránh tình trạng về kiệt quệ tài chính, đồng thời vẫn giữ được 1 TSSL khá ấn tượng.
1662041305176.png


4. Cơ cấu tài sản
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất của danh mục tài sản trong kỳ vừa qua là Tài sản cố định và các Khoản đầu tư tài chính dài hạn. Với Tài sản cố định, khoản mục này có xu hướng giảm trong kỳ vừa qua, còn Khoản đầu tư dài hạn thể hiện xu hướng ngược lại trong khoảng thời điểm này.
1662041635314.png


Nợ/TTS của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong kỳ vừa qua. Với chỉ số như hiện tại, DN có Nợ/TTS nằm ở mức không an toàn so với mặt bằng chung của ngành. Doanh nghiệp cần phải thận trọng với các khoản nợ dài hạn của mình.
1662041930355.png


Trong 3 năm gần nhất, doanh nghiệp có chi đầu tư cho các khoản Tài sản cố định. Tuy nhiên, khi so sánh với mức khấu hao trong cùng khoảng thời điểm, mức đầu tư nằm ở con số khá thấp, chưa quá đáng kể so với chi phí được trích mỗi năm.
1662042109490.png


5. Tăng trưởng bền vững
Doanh thu thuần có xu hướng tăng trưởng không quá đáng kể trong kỳ vừa qua. Mức tăng trưởng này không thể thu hút được các nhà đầu tư tham gia vào góp vốn.
1662042194229.png


Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng 417% ở kỳ hiện tại. Xu hướng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp qua các kỳ hiện đang là xu hướng tăng trưởng tăng.
1662042266050.png


6. Phân tích ngành nghề
1662042328053.png

MSN nằm trong nhóm 10 cổ phiếu có điểm số cao nhất thị trường. MSN cao hơn so với bình quân ngành và cao hơn so với bình quân toàn thị trường
Tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp cao hơn bình quân ngành tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại. Tăng trưởng lợi nhuận nhanh, cao hơn bình quân ngành. Tăng trưởng cả tài sản và vốn chủ sở hữu đều tích cực.
Doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt. Hầu hết các chỉ tiêu sinh lời đều ở mức tích cực. Doanh nghiệp có mức sinh lời cao hơn bình quân ngành ở đa phần các tiêu chí.
Doanh nghiệp có quản trị và tính minh bạch khá tốt. Doanh nghiệp tuân thủ tốt hoạt động công bố thông tin, quy tắc kế toán và quy định pháp luật.
Doanh nghiệp có tính cam kết tốt với cổ đông. Doanh nghiệp có chính sách cổ tức hợp lý và thực hiện tốt các nghĩa vụ và lợi ích với cổ đông.
Doanh nghiệp có thị phần và quy mô lớn trong ngành.
Doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán chưa thật sự vững mạnh nhưng dòng tiền tương đối lành mạnh.

7. Một số thông tin khác của doanh nghiệp
Masan Consumer (“MCH”): Công ty tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh trong năm 2021, với doanh thu đạt 28,8 nghìn tỷ đồng (+20% n/n) nhờ mảng gia vị tăng 19% và mảng thực phẩm tiện dụng tăng 27%. Trong Q1/2022, trong khi tăng trưởng của mảng gia vị giảm về một chữ số, mảng thực phẩm tiện dụng vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng cho MCH, tăng 34,5%

Masan Meatlife (“MML”): Trong năm 2021, mảng này công bố doanh thu đạt 18.891 tỷ đồng (+17,2% n/n). Do công ty bán mảng TACN trong tháng 12 nên kết quả này không bao gồm KQKD của mảng này trong tháng này. Trong Q1/2022, doanh thu MML chỉ đạt 931 tỷ đồng (-80,2% n/n) do tách KQKD mảng TACN. Nếu không tính đến mảng TACN, doanh thu chỉ giảm 5,4% n/n do doanh thu trang trại heo giảm do giá heo hơi giảm. Ở chiều tích cực hơn, mảng thịt gà ghi nhận doanh thu tăng 31,4% n/n, đạt 373 tỷ đồng. Biên LN gộp của công ty giảm so với cùng kỳ năm ngoái (6,0% trong Q1/2022 so với 14,3% Q1/2021) do tách KQKD mảng TACN. Tuy vậy, biên LN gộp của mảng thịt heo cải thiện đáng kể từ mức âm 10,5% trong Q1/2021 lên dương 12,1% trong Q1/2022

Techcombank: MSN ghi nhận LN từ công ty liên kết đạt 3.897 tỷ đồng (+48% n/n), tương ứng 39% LNST của MSN, chủ yếu từ TCB. TCB tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong quý đầu năm 2022, với doanh thu đạt 10.112 tỷ đồng (+13% n/n) và LNTT đạt 6.785 tỷ đồng (+23% n/n). Năm nay, chúng tôi dự phóng tăng trưởng doanh thu của TCB sẽ chậm lại, đạt 40.593 tỷ đồng (+9,5% n/n) và LN ròng đạt 20.102 tỷ đồng (+11,4% n/n). Việc tăng trưởng chậm lại là do doanh thu từ các dịch vụ ngân hàng đầu tư có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách của nhà nước đang thắt chặt lại việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.

(Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)

Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính hiệu quả và thực tế, thì khóa học này sẽ giúp anh chị giải quyết những vấn đề trên:

http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top