Những vướng mắc nổi bật về chế độ Ốm đau (Phần 2)

Khánh Ngân Phan

New Member
Hội viên mới
thebank_baohiemsuckhoechobe_1517387365.jpg

5. Trường hợp nào không được giải quyết chế độ ốm đau?


Theo Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì sẽ không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp:

- Bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.

- Nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

6. Trường hợp người lao động bị mắc bệnh ung thư (bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày) đã mổ nhưng cần theo dõi, tái khám định kỳ. Vậy nếu muốn hưởng BHXH cho chế độ ốm đau dài ngày thì chỉ cần làm hồ sơ 01 lần khi ra viện hay mỗi lần tái khám đều phải làm thủ tục để hưởng?

Người lao động nếu ốm nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì sau mỗi đợt nghỉ để khám và điều trị nội trú hoặc ngoại trú xong thì nộp hồ sơ để thanh toán trợ cấp ốm đau.

(Theo Hội nghị đối thoại doanh nghiệp – chính quyền TP. HCM ngày 30/5/2019)
Anh/Chị vui lòng xem lại phần 1 của bài viết tại đây.
Theo Thư viện pháp luật
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top