Những câu “đắt giá” nên hỏi nhà tuyển dụng

minhtrieupro

New Member
Hội viên mới
:tinhtoan:Gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng (NTD) thường sẽ hỏi “Anh/Chị còn câu hỏi nào nữa không?” Đừng nghĩ đơn giản rằng đây là dịp để bạn tìm hiểu thêm về công việc. NTD đang tìm cách đánh giá sự sắc sảo của bạn đấy. Một ứng viên chỉ biết lắng nghe và trả lời lần lượt các câu hỏi phỏng vấn sẽ bị đánh giá là không có gì nổi bật. Vậy bạn sẽ đặt câu hỏi gì để NTD phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của bạn?

Tìm hiểu về công ty
Hãy thể hiện mong muốn của bạn được làm việc lâu dài với công ty, rằng cái bạn cần không phải là một mức lương hậu hĩnh mà là một sự nghiệp lâu dài.

- Xin cho biết hướng phát triển của công ty trong 5 –10 năm tới?
- Xin cho biết thế mạnh của công ty chúng ta?
- Công ty có kế hoạch phát triển những sản phẩm chính nào trong tương lai?

Tìm hiểu về vị trí ứng tuyển
Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển. Để tránh những hiểu nhầm đáng tiếc về sau, bạn nên trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng về trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm trách, về sếp quản lý trực tiếp của bạn:

- Xin cho biết các yêu cầu chính đối với ứng viên lý tưởng cho vị trí này?
- Để giúp tôi hiểu rõ hơn về công việc, xin cho biết trách nhiệm, thành công, kể cả khuyết điểm của người đã đảm trách công việc này trước đây?
- Xin cho biết ai sẽ là sếp trực tiếp của tôi?
- Nếu được nhận vào vị trí này, tôi sẽ đi công tác thường xuyên không?

Tìm hiểu hoạt động của các phòng ban
Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ cấu công ty và các phòng ban mà bạn sẽ làm việc sau khi phỏng vấn thành công.

- Có bao nhiêu phòng ban trong công ty? Xin cho biết mối liên hệ giữa các phòng ban này.
- Bộ phận/Phòng ban của tôi sẽ giữ vai trò gì đối với sự phát triển chung của công ty?
- Xin cho biết thành công nổi bật của phòng ban mà tôi sẽ tham gia (nếu có cơ hội) trong những năm gần đây?

Thể hiện mong muốn phát triển sự nghiệp:
NTD nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện lòng nhiệt tình và tâm huyết của bạn:

- Nếu được tuyển vào vị trí này, tôi cần hoàn thành những mục tiêu nào trong 12 tháng tới?
- Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi? Việc đánh giá đó diễn ra bao lâu một lần?

Với những câu hỏi trên, bạn có thể đánh giá được vai trò và tầm quan trọng của công việc bạn ứng tuyển, xác định được hướng phát triển và cơ hội thăng tiến trong công ty. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác cho sự lựa chọn của mình.

Cuối buổi phỏng vấn, bạn đừng quên chân thành cảm ơn và hỏi người phỏng vấn “Tôi có thể liên lạc lại với ông/bà được không?” Đó là câu hỏi cho thấy bạn rất quan tâm đến cơ hội được làm việc với công ty.:chongmat:
 
Ðề: Những câu “đắt giá” nên hỏi nhà tuyển dụng

Biết cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn là cách để bạn ghi điểm. Một câu hỏi hay có giá trị hơn nhiều một câu trả lời đúng.

“Ông/bà mong muốn nhân viên của mình là người như thế nào?”
Nếu mong muốn về một nhân viên kiểu mẫu của họ là người luôn sẵn sàng làm thêm giờ, không đòi hỏi tăng lương; bạn nên hiểu rằng vị sếp này luôn muốn nhân viên phải cống hiến hết mình nhưng lại không được đòi hỏi. Công việc như thế liệu bạn có nên làm không?
Nếu họ thích một nhân viên biết giải quyết công việc, bạn nên tỏ ra là một người chủ động và tháo vát.
“Xin ông/bà cho tôi biết về những đồng nghiệp tôi sẽ làm việc cùng. Họ đã làm việc ở đây lâu chưa?”
Với câu hỏi này, hãy để ý đến cách trả lời của sếp, để biết rằng họ hiểu và quan tâm đến các nhân viên đến đâu. Nếu một vị sếp sâu sát, câu hỏi này với họ quá đơn giản; nhưng với một nhà quản lý thờ ơ và quan liêu, họ sẽ phải căng óc ra để nghĩ xem phòng X có những nhân viên nào, năng lực của họ ra sao, họ vào làm việc từ bao giờ.
Chú ý đến ngôn ngữ và cử chỉ khi họ nói về nhân viên của mình. Nếu họ nói bằng sự cởi mở và tự hào và cả những nhận xét chi tiết về từng nhân viên thì đó là tín hiệu xanh cho biết có lẽ bạn đang gặp được một người lãnh đạo tuyệt vời.
“Ông/bà đánh giá mức độ thành công của nhân viên trong công việc như thế nào?”
Bạn có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ với mức chi phí có hạn nếu bạn là một nhân viên kinh doanh nhưng bạn cũng cần có một tiêu chuẩn để đánh giá được những gì mình làm. Một người lãnh đạo biết đánh giá đúng năng lực và đóng góp của nhân viên là người có thể giúp bạn mở rộng cánh cửa thăng tiến trên con đường sự nghiệp.
“Ông/bà làm gì với những tình huống khó?”
Họ sẽ một mình quyết định và chỉ đạo nhân viên thực hiện hay cùng bàn bạc với nhân viên để tìm ra cách giải quyết. Người lãnh đạo cũng cần có tính quyết đoán nhưng bạn cũng nên dè chừng với những ông sếp luôn coi quyết định của mình là tối thượng.
Cũng đừng quá kỳ vọng rằng bạn có thể hiểu hết vị sếp tương lai chỉ qua một vài câu hỏi. Câu trả lời của họ có thể chỉ là những tín hiệu mở giúp bạn biết cách điều chỉnh mối quan hệ với sếp trong tương lai mà thôi.
Phương Nguyên
Theo Hotjobs
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top