NẺO VỀ
Ngày Mến và Thành lấy nhau, họ chỉ có hai bàn tay trắng và món nợ gần 7 triệu đồng cho cỗ cưới. Họ nghèo đến nỗi trong nhà không có đến 500 nghìn, nhưng cũng chỉ với 500 nghìn bạn bè cho vay mà chưa đầy 3 năm sau, hai vợ chồng đã có 2 con lợn nái và cả trăm con gà đẻ trứng.
Những ngày làm việc bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, làm hùng hục đến không dám ốm ấy đã cho hai vợ chồng một cuộc sống đầy đủ. Mỗi tối đặt lưng xuống giường, hai vợ chồng lại rúc rích cười, khoe với nhau hôm nay kiếm được từng này...
Vậy mà từ ngày anh hàng xóm đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc gửi tiền về cho vợ xây nhà 3 tầng ngất nghểu thì những câu chuyện ban đêm của vợ chồng Mến không còn là những đồng bạc lẻ chục nghìn, trăm nghìn tích cóp nữa, họ nói đến tiền đô, tiền triệu, chục triệu, cũng không còn tiếng cười rúc rích nữa mà thay vào đó là tiếng thở dài, thở hắt, ghen tị, ấm ức...
Nhưng thở dài mãi không thể ra tiền, hai vợ chồng tìm mọi cách được đi xuất khẩu lao động để đổi đời. Cậy cục mãi, tốn bao nhiêu tiền, Mến mới chạy được xuất sang Nhật làm điều dưỡng viên. Hai vợ chồng vui lắm, cứ nhẩm ra nếu tằn tiện thì hàng tháng Mến cũng gửi về cho chồng hơn nghìn đô, chỉ vài tháng là trả xong nợ, sau đó là tích lũy. Sau 3 năm học điều dưỡng, Mến phải làm trả nợ 4 năm nữa, khi ấy tiền lương còn cao hơn nhiều... Tiếng cười lại rúc rích trong phòng ngủ khi hai vợ chồng đếm cua trong lỗ.
Mến đi rồi, để lại ngôi nhà xơ xác như qua cơn bão mà vẫn còn khoản nợ hơn trăm triệu khiến Thành chóng mặt kiếm tiền trả nợ. Hai đứa con nheo nhóc phải gửi sang bà nội nuôi. Bà thì yếu, cháu thì nghịch nên suốt ngày bà la hét, mắng chửi cháu. Bọn trẻ nghe bà chửi thì bắt chước, mở mồm ra là chửi thề, chửi tục. Có lúc chúng còn chửi lại cả bà nội.
Thành làm đến không kịp thở mà vẫn không đủ trả lãi, lại thêm ăn uống chẳng có gì nên lúc nào cũng mệt mỏi, bực bội, mỗi khi về nhà thấy bà cháu ầm ĩ, anh lại như phát điên, lao vào đánh con như đánh kẻ thù. Rồi cứ 2 tháng Mến lại gửi về cho Thành 800 đô la, chẳng nhiều lắm nhưng cũng làm giảm gánh nặng kinh tế trên vai Thành.
Tuy món nợ mãi vẫn chưa trả hết nhưng điều làm Thành đau đầu chính là các con. Thằng cu lớn chẳng được kèm cặp học hành nên rất dốt lại thêm tội nói tục, đánh nhau, mới vào lớp một đã nằm trong danh sách học sinh yếu kém, cá biệt. Hay bị cô mắng, bị các bạn chê cười, thằng bé trở nên hằn học, thù ghét cô giáo và các bạn, không muốn đi học. Bố đánh thế nào nó cũng không đi, còn dọa: bố mà còn đánh ông nữa là ông bỏ nhà đi đấy...
Con bé con mới 4 tuổi hàng ngày nhìn thấy mấy đứa nhà bên cầm bánh cầm kẹo chạy ra đường vừa ăn vừa chơi thì thèm lắm. Có lần, không kìm được cơn thèm, nó đã đến cướp cái bánh của con bé hàng xóm. Không ngờ anh con bé nhìn thấy lao đến cướp lại còn đẩy nó ngã đầu va vào tường sưng một cục to bằng quả trứng. Thế là to chuyện.
Hai nhà chửi nhau không còn lời nào thô tục hơn. Cô hàng xóm còn buông câu lững lờ: “Làm gái bao mà không có tiền mua bánh cho con thì chỉ là loại gái rẻ tiền...”. Thành đau lắm, câu nói của cô hàng xóm như cái gai trong trái tim Thành, xuýt nữa thì anh gây án mạng...
Qua những bức thư của Mến gửi về, anh biết Mến cũng gặp được người chủ tốt. Ban đầu Thành thấy vui vì vợ may mắn, nhưng dần dần thấy Mến kể về ông chủ nhiều hơn là hỏi thăm chuyện con cái, gia đình thì anh thấy ghen. Anh mơ hồ một điều không lành đang đe dọa hạnh phúc vợ chồng anh... Ông chủ của Mến sống với người mẹ bị liệt. Vợ ông đã bỏ ông, các cô gái không dám lấy ông, họ bảo: Mẹ ông liệt nhưng còn rất khỏe mạnh, có thể sống vài chục năm nữa, họ không thể chăm sóc bà lâu như thế...
Việc chăm sóc một người liệt đối với Mến nhàn hơn rất nhiều so với những ngày làm điều dưỡng ở bệnh viện nên Mến có nhiều thời gian ở bên cụ chủ. Cụ chủ dạy cho Mến tiếng Nhật, Mến làm món ăn Việt Nam cho cụ chủ ăn... Những ngày nghỉ, ông chủ đưa hai người đàn bà đi chơi xa để đổi không khí. Nhìn họ chẳng khác gì một gia đình hạnh phúc... Cứ thế, Mến quên cả thời gian, quên cả thân phận.
Cho đến một ngày Mến ốm phải đi bệnh viện. Bác sĩ bảo chị có mang, thai đôi, Mến mới giật mình nghĩ đến hai đứa trẻ và người chồng hóa đá ở quê nhà. Lòng Mến rối bời khi thấy đường về mờ mịt, xa xôi...
Ngày Mến và Thành lấy nhau, họ chỉ có hai bàn tay trắng và món nợ gần 7 triệu đồng cho cỗ cưới. Họ nghèo đến nỗi trong nhà không có đến 500 nghìn, nhưng cũng chỉ với 500 nghìn bạn bè cho vay mà chưa đầy 3 năm sau, hai vợ chồng đã có 2 con lợn nái và cả trăm con gà đẻ trứng.
Những ngày làm việc bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, làm hùng hục đến không dám ốm ấy đã cho hai vợ chồng một cuộc sống đầy đủ. Mỗi tối đặt lưng xuống giường, hai vợ chồng lại rúc rích cười, khoe với nhau hôm nay kiếm được từng này...
Vậy mà từ ngày anh hàng xóm đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc gửi tiền về cho vợ xây nhà 3 tầng ngất nghểu thì những câu chuyện ban đêm của vợ chồng Mến không còn là những đồng bạc lẻ chục nghìn, trăm nghìn tích cóp nữa, họ nói đến tiền đô, tiền triệu, chục triệu, cũng không còn tiếng cười rúc rích nữa mà thay vào đó là tiếng thở dài, thở hắt, ghen tị, ấm ức...
Nhưng thở dài mãi không thể ra tiền, hai vợ chồng tìm mọi cách được đi xuất khẩu lao động để đổi đời. Cậy cục mãi, tốn bao nhiêu tiền, Mến mới chạy được xuất sang Nhật làm điều dưỡng viên. Hai vợ chồng vui lắm, cứ nhẩm ra nếu tằn tiện thì hàng tháng Mến cũng gửi về cho chồng hơn nghìn đô, chỉ vài tháng là trả xong nợ, sau đó là tích lũy. Sau 3 năm học điều dưỡng, Mến phải làm trả nợ 4 năm nữa, khi ấy tiền lương còn cao hơn nhiều... Tiếng cười lại rúc rích trong phòng ngủ khi hai vợ chồng đếm cua trong lỗ.
Mến đi rồi, để lại ngôi nhà xơ xác như qua cơn bão mà vẫn còn khoản nợ hơn trăm triệu khiến Thành chóng mặt kiếm tiền trả nợ. Hai đứa con nheo nhóc phải gửi sang bà nội nuôi. Bà thì yếu, cháu thì nghịch nên suốt ngày bà la hét, mắng chửi cháu. Bọn trẻ nghe bà chửi thì bắt chước, mở mồm ra là chửi thề, chửi tục. Có lúc chúng còn chửi lại cả bà nội.
Thành làm đến không kịp thở mà vẫn không đủ trả lãi, lại thêm ăn uống chẳng có gì nên lúc nào cũng mệt mỏi, bực bội, mỗi khi về nhà thấy bà cháu ầm ĩ, anh lại như phát điên, lao vào đánh con như đánh kẻ thù. Rồi cứ 2 tháng Mến lại gửi về cho Thành 800 đô la, chẳng nhiều lắm nhưng cũng làm giảm gánh nặng kinh tế trên vai Thành.
Tuy món nợ mãi vẫn chưa trả hết nhưng điều làm Thành đau đầu chính là các con. Thằng cu lớn chẳng được kèm cặp học hành nên rất dốt lại thêm tội nói tục, đánh nhau, mới vào lớp một đã nằm trong danh sách học sinh yếu kém, cá biệt. Hay bị cô mắng, bị các bạn chê cười, thằng bé trở nên hằn học, thù ghét cô giáo và các bạn, không muốn đi học. Bố đánh thế nào nó cũng không đi, còn dọa: bố mà còn đánh ông nữa là ông bỏ nhà đi đấy...
Con bé con mới 4 tuổi hàng ngày nhìn thấy mấy đứa nhà bên cầm bánh cầm kẹo chạy ra đường vừa ăn vừa chơi thì thèm lắm. Có lần, không kìm được cơn thèm, nó đã đến cướp cái bánh của con bé hàng xóm. Không ngờ anh con bé nhìn thấy lao đến cướp lại còn đẩy nó ngã đầu va vào tường sưng một cục to bằng quả trứng. Thế là to chuyện.
Hai nhà chửi nhau không còn lời nào thô tục hơn. Cô hàng xóm còn buông câu lững lờ: “Làm gái bao mà không có tiền mua bánh cho con thì chỉ là loại gái rẻ tiền...”. Thành đau lắm, câu nói của cô hàng xóm như cái gai trong trái tim Thành, xuýt nữa thì anh gây án mạng...
Qua những bức thư của Mến gửi về, anh biết Mến cũng gặp được người chủ tốt. Ban đầu Thành thấy vui vì vợ may mắn, nhưng dần dần thấy Mến kể về ông chủ nhiều hơn là hỏi thăm chuyện con cái, gia đình thì anh thấy ghen. Anh mơ hồ một điều không lành đang đe dọa hạnh phúc vợ chồng anh... Ông chủ của Mến sống với người mẹ bị liệt. Vợ ông đã bỏ ông, các cô gái không dám lấy ông, họ bảo: Mẹ ông liệt nhưng còn rất khỏe mạnh, có thể sống vài chục năm nữa, họ không thể chăm sóc bà lâu như thế...
Việc chăm sóc một người liệt đối với Mến nhàn hơn rất nhiều so với những ngày làm điều dưỡng ở bệnh viện nên Mến có nhiều thời gian ở bên cụ chủ. Cụ chủ dạy cho Mến tiếng Nhật, Mến làm món ăn Việt Nam cho cụ chủ ăn... Những ngày nghỉ, ông chủ đưa hai người đàn bà đi chơi xa để đổi không khí. Nhìn họ chẳng khác gì một gia đình hạnh phúc... Cứ thế, Mến quên cả thời gian, quên cả thân phận.
Cho đến một ngày Mến ốm phải đi bệnh viện. Bác sĩ bảo chị có mang, thai đôi, Mến mới giật mình nghĩ đến hai đứa trẻ và người chồng hóa đá ở quê nhà. Lòng Mến rối bời khi thấy đường về mờ mịt, xa xôi...