LT - Chương 2: Nợ phải thu 5

Đan Thy

Member
Hội viên mới
2.4. Kế toán hàng tồn kho

2.4.1. Giới thiệu chung về hàng tồn kho


Hàng tồn kho (HTK) của đơn vị HCSN bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu (NLVL), công cụ, dụng cụ (CCDC), phụ tùng thay thế sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau ở đơn vị và các loại sản phẩm (SP), hàng hóa (HH), chi phí SXKDDV dở dang ở đơn vị có hoạt động SXKDDV

2.4.2. Yêu cầu quản lý đối với hàng tồn kho

ĐỐI VỚI NLVL, CCDC, SPHH, ngoài việc phản ánh về mặt giá trị phải quản lý chi tiết theo từng loại, từng thử, từng mặt hàng, nhằm đảm bảo khớp đúng giữa giá trị và hiện vật. Tất cả NLVL, CCDC, SPHH khi nhập kho đều phải được kiểm tra cả về mặt số lượng và chất lượng. Cuối kỳ kế toán, phải xác định số NLVL, CCDC, SPHH tồn kho thực tế. Thực hiện đối chiếu giữa sổ kế toán với số kho, giữa số liệu trên số kế toán với số liệu thực tế tồn kho

2.4.3. Kế toán nguyên liệu, vật liệu
2.4.3.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý


Nguyên liệu, vật liệu (NLVL) là những đối tượng lao động được sử dụng trong các hoạt động của đơn vị HCSN như hoạt động hành chính, đầu tư XDCB hoặc SXKDDV và các mục đích khác. NLVL khi tham gia vào quá trình hoạt động sẽ bị thay đổi hình thái vật chất. Các loại ấn chỉ để sử dụng hoặc để bán ở đơn vị HCSN cũng được xem như NLVL

Án chỉ cấp: Là các loại ấn chỉ dùng để cấp phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị

An chỉ bán: Là các loại ấn chỉ mà đơn vị được phép in, phát hành để bán cho các đối tượng theo quy định.

Tất cả các loại NLVL khi nhập, xuất kho đều phải làm đầy đủ thủ tục: Cân, đong, đo, đếm và bắt buộc phải lập Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho. Đối với một số loại vật liệu đặc biệt như dược liệu, hóa chất,... trước khi nhập, xuất phải kiểm nghiệm số lượng, chất lượng. NLVL được mua bằng nguồn nào thì phải phản ánh vào nguồn đó mặc dù có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau (tính vào các khoản mục chi phí khác nhau).

Trường hợp nhập kho NLVL do mua bằng nguồn kinh phí NSNN; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại, khi xuất kho sử dụng tính vào chi phí của từng hoạt động đến đâu thì tính vào doanh thu tương ứng đến đó. Hạch toán chi tiết NLVL phải thực hiện đồng thời ở kho và ở phòng kế toán. Ở kho, thủ kho phải mở sổ hoặc thẻ kho theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ NLVL. Ở phòng kế toán phải mở sổ chi tiết NLVL để ghi chép cả về số lượng, giá trị từng thứ NLVL nhập, xuất, tồn kho.

Định kỳ kế toán và thủ kho phải đối chiếu về số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng thứ NLVL. Trường hợp phát hiện chênh lệch phải xác định nguyên nhân và báo ngay cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán và Thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời có biện pháp xử lý. Hạch toán nhập, xuất, tồn kho NLVL phải theo giả thực tế. Việc xác định giá thực tế dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán được quy định cho từng trường hợp cụ thể sau:

a) Giá thực tế nhập kho:

Giá thực tế NLVL mua ngoài nhập kho để sử dụng cho hoạt động HCSN, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB được tính theo giá mua thực tế ghi trên hóa đơn (gồm các loại thuế gián thu) cộng với các chi phí liên quan (chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp...).

* Giá thực NLVL mua ngoài nhập kho để sử dụng cho SXKD:

| Trường hợp NLVL mua về sử dụng Trường hợp NLVL mua về dùng cho hoạt | cho hoạt động SXKD HH, DV thuộc | động SXKD HH, DV thuộc đối tượng chịu | đối tượng chịu thuế GTGT tính theo thuế GTGT tính theo phương pháp trực | phương pháp khấu trừ thì giá trị của tiếp hoặc dùng cho hoạt động SXKD HH, NLVL mua vào được phản ánh DV không thuộc đối tượng chịu thuế theo giá mua chưa có thuế GTGT GTGT thì giá trị NLVL mua vào được | (thuế GTGT đầu vào sẽ được hạch phản ánh theo giá mua bao gồm cả thuế toán vào TK 133). GTGT (tổng giá thanh toán).

Giá thực tế của NLVL tự sản xuất nhập kho là toàn bộ chi phí đơn vị bỏ ra để chế biến NLVL đó.

Giá thực tế của NLVL thu hồi là giá do Hội đồng đánh giá tài sản của đơn vị xác định (trên cơ sở đánh giá giá trị của vật liệu thu hồi).

b) Giá thực tế xuất kho

Được xác định dựa vào một trong 3 phương pháp sau: bình quân gia quyền

sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ; thực tế đích danh; nhập trước, xuất trước. * Yêu cầu quản lý đối với ấn chỉ

Ngoài yêu cầu quản lý tương tự như các loại NLVL nêu trên, hạch toán nhập, xuất, tồn kho ấn chỉ phải theo giá thực tế quy định cho từng trường hợp.

Giá thực tế ấn chỉ do đơn vị được phép in nhập kho được tính theo giá thuê in thực tế phải trả ghi trên Hợp đồng thuê in giữa đơn vị với DN in cộng với các chi phí liên quan (vận chuyển, bốc dỡ, đóng gói...).

Giá thực tế ấn chỉ tự in là toàn bộ chi phí đơn vị bỏ ra để in, đóng quyển ấn chỉ đó. Giá trị ấn chỉ xuất kho để bán được phản ánh vào TK 632. Doanh thu về bán ấn chỉ được phản ánh vào TK 531.

2.4.3.2. Tài khoản sử dụng

TK 152- NLVL: phản ánh số hiện có, tình hình biến động giá trị các loại NLVL trong kho để sử dụng cho các hoạt động của đơn vị HCSN.

2.4.3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1- Rút dự toán chi hoạt động mua NVL nhập kho bằng nguồn NSNN, ghi:

Nợ TK 152 / Có TK 36612

Đồng thời, ghi:

Có TK 008

2- Nhập kho NVL mua từ nguồn NSNN (kể cả nguồn được cấp bằng LCTTC)nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; phí được khấu trừ, để lại, ghi

Nợ TK 152 / Có TK 111, 112, 331, 141

Đồng thời, ghi: Nợ TK 3371, 3372, 3373 / Có TK 36612, 36622, 36632

Đồng thời, ghi:

Có TK 012 (nếu mua bằng kinh phí từ LCTTC) Có TK 014 (nếu mua bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại)

Có TK 018 (nếu mua bằng nguồn thu h/động khác được để lại)

3- Khi xuất NLVL sử dụng cho các hoạt động, ghi:

Nợ TK 611, 612, 614 / Có TK 152 4- NLVL xuất dùng nhưng sử dụng không hết nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 / Có TK 154, 241, 611, 612, 614 (theo giá xuất kho) 5- Nhập kho NLVL vay mượn của đơn vị khác, ghi:

Nợ TK 152 / Có TK 3388

6- Nhập kho NLVL do được viện trợ không hoàn lại hoặc do được tài trợ, biểutặng nhỏ lẻ, ghi:

Nợ TK 152 / Có TK 36622

7- Mua NLVL nhập kho để sử dụng cho hoạt động SXKDDV

+ NLVL nhập kho dùng cho HĐSXKDHHDV nếu được khấu trừ thuế GTGT: Nợ TK 152, Nợ TK 133 / Có TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán)

+ NLVL nhập kho sử dụng cho hoạt động SXKD HH, DV không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc không được khấu trừ thuế GTGT, ghi

Nợ TK 152 / Có TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán) 8- Nhập khẩu NLVL để dùng cho hoạt động SXKDDV

+ NLVL nhập khẩu dùng cho SXKDDV được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 152 (giá chưa thuế GTGT)

Có TK 3337 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán)

Đồng thời phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu được khấu trừ với số thuế GTGT phải nộp, ghi:

Nợ TK 133 / Có TK 33312

+ NLVL nhập khẩu dùng cho SXKDDV không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc không được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 152 (tổng giá thanh toán)

Có TK 33312, 3337 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331,... (số tiền phải trả người bán)

9- Xuất kho NLVL dùng cho hoạt động SXKDDV hoặc đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 154, 642, 241 / Có TK 152

10- NVL thiếu, thừa khi kiểm kê, chưa xác định thành kê, chưa xác định nguyên nhân chờ xử lý:

* Trường hợp phát hiện thiếu, ghi: *

Nợ TK 1388 / Có TK 152

* Trường hợp phát hiện thừa, ghi: Nợ TK 152 / Có TK 3388

11- Cuối năm, kế toán tính toán kết chuyển từ TK 366 sang các TK Thu tương ứng với số NVL hình thành từ nguồn NSNN cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài hoặc nguồn phí được khấu trừ, để lại đã xuất ra sử dụng trong năm:

Nợ TK 366 / Có TK 511, 512, 514

12- Kế toán ấn chỉ

a) Kế toán ấn chỉ cấp:
Khi xuất kho ấn chỉ giao cho công chức | viên chức của đơn vị để cấp cho các tổ | | chức, cá nhân ngoài đơn vị, kế toán sẽ ghi chép:

người nhận ấn chỉ về số ấn chỉ đã cấp cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị, ghi:

Nợ TK 141 / Có TK 152 (chi tiết)

Nợ TK 611 / Có TK 141

b) Kế toán ấn chỉ bán:

- CP liên quan đến ấn chỉ bán (in ấn, phát hành, v/c, bốc xếp, bao bì,...), ghi: Nợ TK 154 / Có TK 111, 112, 331...

- Các khoản ghi giảm chi phí phát hành ấn chỉ bán (nếu có), ghi:

Nợ TK 111, 112, 152... / Có TK 154

Nhập kho các loại ấn chỉ:

Nợ TK 152 (chi tiết ấn chỉ bán) / Có TK 154

- Bán ấn chỉ không qua kho:

- Khi xuất kho ấn chỉ để bán:

Nợ TK 632 / Có TK 154

Nợ TK 632 / Có TK 152 (chi tiết ấn chỉ bán)

-

- Khi phát sinh doanh thu bán ấn chỉ cho tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 (nếu đơn vị nộp thuế GTGT khấu trừ)

Có TK 531 (doanh thu chưa thuế)

Thuế GTGT phải nộp của hoạt động phát hành ấn chỉ bán (nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), ghi:

-

Nợ TK 531 / Có TK 333

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí của hoạt động phát hành ấn chỉ bán, ghi

Nợ TK 9112 / Có TK 632

- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu của hoạt động bán ấn chỉ, ghi:

Nợ TK 531 / Có TK 9112

- Xác định số thuế TNDN phải nộp, ghi

Nợ TK 821 / Có TK 3334

Cuối kỳ kết chuyển CP thuế TNDN do bán ấn chỉ đã nộp trong kỳ: Nợ TK 9112/ Có TK 821 - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển lãi, lỗ của hoạt động phát hành ấn chỉ bán, ghi:

+ Kết chuyển lãi

Nợ TK 9112/ Có TK 421 Nợ TK 421 / Có TK 9112

+ Kết chuyển lỗ:

- Khi phân phối lãi của hoạt động phát hành ấn chỉ bán theo quy định của cơ chế tài chính, ghi:

Nợ TK 421 / Có TK liên quan
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top