LT - Chuẩn bị kiểm toán 1

Đan Thy

Member
Hội viên mới
I- TIỀN KẾ HOẠCH.
1. Tiếp cận khách hàng.

Đoạn ISA 220 - Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán - nêu rõ :
“ Công ty kiểm toán cần phải đánh giá khách hàng trong tương lai, và phải thường xuyên xem xét các khách hàng hiện có. Để quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng, công ty kiểm toán phải cân nhắc về tính độc lập, năng lực để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, và cần lưu tâm đến tính chính trực của các nhà quản lý đơn vị.”
1.1- Đối với khách hàng mới.
Trước hết, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, và thu thập thông tin về các khía cạnh như lãnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính ... Kiểm toán viên cũng cần thu thập thông tin từ các ngân hàng dữ liệu, từ báo chí, sách báo chuyên ngành ...
Trong trường hợp đơn vị đã có kiểm toán viên tiền nhiệm, kiểm toán viên phải tiếp xúc với họ, và do nguyên tắc bí mật nghề nghiệp nên họ chỉ có thể trả lời các câu hỏi của kiểm toán viên kế tục nếu có được sự đồng ý chính thức của đơn vị.
1.2- Đối với khách hàng cũ.
Hàng năm, sau khi hoàn thành kiểm toán, kiểm toán viên cần cập nhật thông tin để đánh giá lại về các khách hàng hiện hữu của mình, để xem có nên tiếp tục kiểm toán cho họ hay không ? Kiểm toán viên cũng xem có cần thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không ? ...
2. Phân công kiểm toán viên.
Đoạn 6 ISA 220 yêu cầu : ” Công việc kiểm toán chỉ được phân công cho những nhân viên được đào tạo tương xứng, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế.”
3. Thỏa thuận sơ bộ với khách hàng.
Khi thấy rằng có thể nhận lời mời kiểm toán, kiểm toán viên sẽ trao đổi và thỏa thuận sơ bộ với khách hàng về một số vấn đề, chẳng hạn như :
− Mục đích và phạm vi kiểm toán : ví dụ như kiểm toán để xin vay tiền ngân hàng, để cổ phần hóa … ? Thời gian kiểm toán ? Các vấn đề khác mà kiểm toán viên có thể phục vụ khách hàng, như góp ý để cải tiến kiểm soát nội bo, tư vấn quản lý ...
− Việc cung cấp tài liệu kế toán, và các phương tiện cần thiết cho cuộc kiểm toán. − Vấn đề sử dụng nhân viên của khách hàng để tiết kiệm thời gian và phí kiểm toán.
4. Hợp đồng kiểm toán.
“ Hợp đồng kiểm toán : là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng.” (Đoạn 4 VSA 210 - Hợp đồng kiểm toán).
Sau khi hai bên ký kết và đã hoàn tất các thủ tục pháp lý để bổ nhiệm, tổ chức kiểm toán sẽ chính thức trở thành kiểm toán viên của đơn vị.
II- TÌM HIỂU VỀ KHÁCH HÀNG.
Đây là một công việc rất quan trọng, và được nhấn mạnh trong đoạn VSA 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh - như sau :“ Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên, hoặc đến báo cáo kiểm toán ...”
1- Những nội dung cần phải hiểu biết :
Kiểm toán viên cần đạt được sự hiểu biết trên một phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều phương diện như sau :
• Hiểu biết chung về nền kinh tế như thực trạng nền kinh tế, mức độ lạm phát, các chính sách của Chính phủ…
• Hiểu biết về môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán như tình hình thị trường và cạnh tranh, các đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, các chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như các quy định luật pháp khác liên quan đến ngành nghề…
• Hiểu biết về những yếu tố nội tại của chính đơn vị được kiểm toán, bao gồm những đặc điểm về sở hữu và quản lý, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính của đơn vị…
2- Phương pháp tìm hiểu.
2.1- Thu thập và nghiên cứu thông tin về tình hình kinh doanh.

Kiểm toán viên sẽ phải thu thập mọi thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sau đây là một số thông tin đặc biệt : a)Điều lệ công ty và giấy phép thành lập.
b) Các báo cáo tài chính và các loại báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành và trong vài năm trước.
c)Các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị (hay Hội đồng thành viên) và Ban giám đốc.
d) Các hợp đồng, hay các cam kết quan trọng.
e)Các nội quy, chính sách của khách hàng.
f) Nhận diện các bên hữu quan.
g) Dự kiến nhu cầu chuyên gia.
h) Các thông tin khác.
2.2- Tham quan văn phòng, nhà xưởng của đơn vị.
Để tận mắt quan sát về mọi hoạt động của khách hàng, kiểm toán viên cần phải tham quan nhà xưởng, văn phòng làm việc ...
2.3- Phỏng vấn.
Kiểm toán viên có thể yêu cầu đơn vị cử người có thẩm quyền để trình bày về tình hình của đơn vị, về hệ thống kiểm soát nội bộ, chính sách kinh doanh, cơ cấu tổ chức ... Ngoài ra, kiểm toán viên có thể trực tiếp trao đổi với những cán bộ chủ chốt tại các bộ phận.
2.4- Phân tích sơ bộ.
Phân tích là một thủ tục quan trọng trong kiểm toán, đó là sự so sánh giữa những thông tin khác nhau, nhằm đánh giá về các mối quan hệ và xu hướng phát triển. Trong giai đoạn này, phân tích giúp cho kiểm toán viên phát hiện những biến động bất thường, cũng như dự đoán chiều hướng sai phạm.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top