Lao động nữ mang thai cần biết những điều này (Phần 3)

Khánh Ngân Phan

New Member
Hội viên mới
bao-hiem-thai-san-bao-viet.jpg


7. Lao động nữ bị sẩy thai thì được hưởng những quyền lợi gì?


Sẩy thai gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của người lao động nữ. Vì vậy, để bù đắp lại những tổn thất về sức khỏe cũng như tinh thần cho lao động nữ trong trường hợp này, pháp luật đã quy định một số trợ cấp cho người lao động bị sẩy thai.

a) Điều kiện hưởng thai sản

Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc do sẩy thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

Khi sẩy thai thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

c) Mức hưởng thai sản

Người lao động nữ sẩy thai thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Trong đó:

- Mức hưởng một tháng: bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng: thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản x Số ngày nghỉ/30

d) Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản do sẩy thai, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do sẩy thai tối đa là 05 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản = 30% x Mức lương cơ sở

8. Một số mốc thời gian lao động nữ sinh con cần biết?

Chế độ thai sản được phần đông người lao động quan tâm vì có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Tuy nhiên, phần đông người lao động, đặc biệt là lao động nữ, vẫn còn chưa biết rõ các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ này, đặc biệt là các nội dung liên quan đến thời gian.

a) Số ngày được nghỉ để đi khám thai

- LĐN mang thai được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày;

- Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai;

Vậy tối đa LĐN được nghỉ 10 ngày.

b) Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

LĐN phải đóng BHXH bắt buộc tối thiểu 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh thì mới được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp sinh trước ngày 15 của tháng hoặc sau ngày 15 của tháng nhưng tháng đó không đóng BHXH, thì tháng sinh không tính vào thời gian 12 tháng nêu trên.

c) Số tháng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con

LĐN được nghỉ việc 06 tháng hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con; nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ tối đa không quá 02 tháng.

d) Điều kiện LĐN đi làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con

- LĐN có thể đi làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con theo quy định nếu đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất 04 tháng;

- Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, LĐN đi làm trước hạn vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết hạn nghỉ sinh con

e) Thời hạn chậm nhất nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Trong 45 ngày kể từ ngày đi làm trở lại, LĐN phải nộp hồ sơ giải quyết hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động. Quá thời hạn này, để được hưởng chế độ thai sản thì LĐN phải nộp thêm văn bản giải trình về lý do chậm nộp kèm hồ sơ theo quy định.

9. Những lưu ý khi lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản?

Theo quy định, lao động nữ khi sinh con được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nghỉ thêm được 01 tháng. Có một số trường hợp, lao động nữ muốn đi làm trước khi kết thúc thời hạn nghỉ thai sản theo quy định. Cụ thể:

a) Điều kiện để được đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ khi sinh có có thể đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Cùng quy định về vấn đề này, tại Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể đi làm lại sau khi đã nghỉ ít nhất 04 tháng.

Theo 02 quy định trên, chúng ta có thể thấy rằng lao động nữ muốn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản thì nên đáp ứng đề đủ các điều kiện:

- Người lao động có nguyện vọng;

- Đã nghỉ hưởng chế độ thai sản ít nhất 04 tháng;

- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không ảnh hưởng đến sức khỏe;

- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

b) Quyền lợi đưởng hưởng khi đi làm sớm

Ngoài tiền lương được hưởng khi đi làm, lao động nữ sinh con còn được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định của luật bảo hiểm xã hội.

c) Chế độ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế

Theo quy định tại các Khoản 2, 4 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Anh/Chi vui lòng xem lại phần 2 của bài viết tại đây.
Theo Thư Viện Pháp Luật
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top