Kế toán tạm ứng

ratcandoi_mm

New Member
Hội viên mới
Em nhờ các anh chị trong diễn đàn trả lời giúp câu hỏi sau:
Trong thực tế[/B] có bao giờ tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng không (tức là ghi Nợ TK 141 và có TK 112)? Nếu có thì cho em một ví dụ cụ thể.
(Em đọc trong chế độ kế toán thì có trường hợp nêu trên nhưng thầy giáo em bảo nếu tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng thì người ta đã chuyển khoản ngay cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ rồi, vì thế trường hợp này trong thực tế không có)
 
Ðề: Kế toán tạm ứng

Trường hợp tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng mình chưa nghe thấy có.
 
Ðề: Kế toán tạm ứng

Em nhờ các anh chị trong diễn đàn trả lời giúp câu hỏi sau:
Trong thực tế[/B] có bao giờ tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng không (tức là ghi Nợ TK 141 và có TK 112)? Nếu có thì cho em một ví dụ cụ thể.
(Em đọc trong chế độ kế toán thì có trường hợp nêu trên nhưng thầy giáo em bảo nếu tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng thì người ta đã chuyển khoản ngay cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ rồi, vì thế trường hợp này trong thực tế không có)

Tạm ứng (TK 141) này chỉ dùng trong hoạt động của doanh nghiệp thôi bạn ạh, tạm ứng tiền bằng TGNH đương nhiên là có rồi, chẳng có quy định nào ko cho phép làm việc này cả.

Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (Thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính) phải được Giám đốc chỉ định bằng văn bản. Người nhận tạm ứng (Có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mực đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng. Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (Theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

(Em đọc trong chế độ kế toán thì có trường hợp nêu trên nhưng thầy giáo em bảo nếu tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng thì người ta đã chuyển khoản ngay cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ rồi, vì thế trường hợp này trong thực tế không có)
Thầy giáo bạn nói sao hay quá :lasao: tạm ứng (TK 141) thì liên quan j đến nhà cung cấp ở đây nhỉ? Nếu trả tiền trước hay còn gọi là ứng trước tiền cho nhà cung cấp thì người ta hạch toán vào bên Nợ của TK 331 (phải trả người bán) rồi bạn ạh.
 
Ðề: Kế toán tạm ứng

Em nhờ các anh chị trong diễn đàn trả lời giúp câu hỏi sau:
Trong thực tế[/B] có bao giờ tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng không (tức là ghi Nợ TK 141 và có TK 112)? Nếu có thì cho em một ví dụ cụ thể.
(Em đọc trong chế độ kế toán thì có trường hợp nêu trên nhưng thầy giáo em bảo nếu tạm ứng bằng tiền gửi ngân hàng thì người ta đã chuyển khoản ngay cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ rồi, vì thế trường hợp này trong thực tế không có)

Thực tế vẫn phát sinh nghiệp vụ này, ví dụ 1 nhân viên đang công tác xa, cần tiền giải quyết công việc gấp, hoặc số tiền mặt tạm ứng để đi công tác đã hết cần ứng thêm để giải quyết công việc và trở về thì phải chuyển tiền tạm ứng qua NH cho nhân viên kia (HT nợ 141/ có 112).
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top