Hướng dẫn lập dự toán xây dựng dành cho người mới bắt đầu

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Có rất nhiều bạn yêu cầu hướng dẫn chi tiết về kế toán xây dựng. Bài viết sau đây tập hợp các tài liệu cũng như hướng dẫn ban đầu cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu về dự toán công trình và theo dõi công trình xây dựng nhé.

1. Điều khó khăn nhất với bạn là ban đầu không biết bắt đầu như thế nào?

* Để khắc phục điều này, bạn cần hình dung về trình tự các bước thi công xây dựng công trình. Trình tự thông thường là: Bắt đầu tư việc chuẩn bị, dọn dẹp mặt bằng thi công rồi từ từ đến các công việc tiếp theo. Người mới bắt đầu cũng luôn có tình trạng là sợ kể thiếu, kể sót các đầu việc. Bạn nên sử dụng giấy (nháp, giấy in một mặt) liệt kê dàn bài:
Ví dụ như:
- Phần móng
- Phần thân
- Phần mái
- Phần điện
- Phần nước
- Phần hoàn thiện
- …
* Sau đó bắt đầu chẻ nhỏ các đầu việc trong các phần đó.
Ví dụ như:
- Phần móng thì có thể là: Đào đất, bê tông lót, ván khuôn móng, cốt thép móng, bê tông móng…
- Phần thân: Cốt thép + Ván khuôn + bê tông cột tầng 1, Cốt thép + Ván khuôn + bê tông dầm, sàn tầng 1, xây tường tầng 1…
* Tiếp theo bạn xem bản vẽ để ghi kích thước tìm được ra giấy, trong Dự toán GXD bạn có thể chọn lệnh: Tiện ích -> Bảng khối lượng / Dự toán để chuyển sang chế độ nhập khối lượng. Bạn đưa khối lượng bạn tìm được vào đó, rất dễ dàng và dễ hiểu. Chỉ cần nhập số liệu, Dự toán GXD tự tính kết quả giúp bạn. Rất thú vị.

du toan.png

Bảng dự toán công trình​

2. Về khối lượng dự toán:
- Nếu đã chọn xong các công tác, xác định được các đầu việc cần làm. Thì giờ sẽ chuyển sang phần xác định khối lượng. Dĩ nhiên đến đây bạn phải đọc bản vẽ để xác định khối lượng rồi. Nếu bạn không học khối ngành xây dựng

- Kể cả các bạn học khối ngành xây dựng, nhưng chưa từng thiết kế hoặc thi công thì việc đọc bản vẽ bạn cũng có những cảm giác khó khăn nhất định. Theo kinh nghiệm của những người đi trước, các bạn nên bỏ khoảng một buổi để xem, hiểu và thuộc ý tưởng người thiết kế và cả người thể hiện bản vẽ vì đôi khi chi tiết cấu kiện nằm ở nhiều bản vẽ khác nhau nên xem, đọc hiểu cũng cực. Những người được kinh qua công việc vừa thiết kế, vừa lập dự toán thì khi lập dự toán sẽ thuận lợi.

- Tóm lại về khối lượng các bạn cố gằng hết mức đừng quên những khối lượng chính, còn mấy cái đầu việc nho nhỏ có thể trong quá trình làm việc có nhiều người sẽ góp ý cho mình (VD: Đội kỹ thuật, Tư vấn thẩm tra dự toán, nhà thầu họ tự kiểm), thậm chí lúc đấu thầu còn có việc làm rõ lại khối lượng thừa thiếu lúc đấu thầu, chỉ có điều khi đó bạn sẽ vất vả một chút vì tư vấn lập dự toán phải sửa đổi, bổ sung. Nhưng không sao phải không bạn, ai mới bắt đầu chẳng gặp gian nan.

Download định mức xây dựng : Trong file đính kèm
3. Về chiết tính đơn giá:
- Có thể hiểu khái quát: Dự toán bằng khối lượng nhân đơn giá. Sau khi đã xác định được khối lượng ở trên, bạn cần tính thêm đơn giá. Để tính được đơn giá bạn cần ít nhất 4 loại số liệu: Định mức, giá vật liệu đến hiện trường, giá nhân công (tiền công hay tiền lương cho một ngày công), giá ca máy. Định mức là hao phí tối đa để thực hiện một đơn vị công tác nào đó. Ban đầu chưa rành lắm bạn cứ áp dụng nguyên theo định mức nhà nước hoặc mở các dự toán người đi làm trước đã làm ra để tham khảo, họ áp thế nào mình áp thế (dự toán đã được thẩm tra hoặc hồ sơ thanh quyết toán càng tốt). Khi nào quen tay rồi thì có thể can thiệp sâu thêm vì đôi khi thực tế thi công có một số định mức không phù hợp thì cần điều chỉnh (VD: đôi khi có những định mức vật liệu phụ, máy thi công không phù hợp thì có thể cắt bỏ). Lưu ý : mỗi địa phương đều ban hành đơn giá riêng đấy nhé.


Xây dựng công trình​

4. Về giá vật liệu:
Đây là vấn đề phức tạp. Về tính toán thì không phức tạp, cứ sửa trực tiếp trong bảng tính giá vật liệu đến hiện trường hoặc có số liệu thì nhập thẳng vào bảng tổng hợp và chênh lệch vật tư. Vấn đề là giá vật tư lấy ở đâu? làm sao để được chấp nhận giá đó? Bạn có thể tham khảo Công bố giá liên Sở XD-TC địa phương hoặc trên mạng (giaxaydung.vn) hoặc đi khảo sát ở các cửa hàng, đại lý. Vấn đề tính giá vật liệu đến hiện trường sẽ nói ở bài khác.

5. Về tiền lương nhân công:
Với Dự toán có sẵn bảng lương đầy đủ nhân công Theo Thông tư 05/2016/TT-BXD với công thức trong Excel, bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu.
6. Về giá ca máy:
Dự toán có sẵn bảng giá ca máy Theo Định mức 1134/2015/QĐ-BXD, Thông tư 05/2016/TT-BXD với công thức trong Excel, bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu.

7. Một vấn đề bạn cũng cần quan tâm là bảng tổng hợp kinh phí và các hệ số:


- Điều chỉnh lại hệ số chi phí nhân công, máy thi công: Mỗi địa phương sẽ có hướng dẫn riêng tùy theo mức lương vùng, miền;
- Chi phí trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước: Trong Thông tư 06/2016/TT-BXD có bảng 3.7, 3.8 để tra các định mức chi phí này, bạn cần biết cách phân loại công trình (công trình của bạn là dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi hay hạ tầng kỹ thuật) để chọn định mức cho phù hợp.
- CP dự phòng: Gồm hai loại Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh thì trong dự toán bằng 5% các chi phí tính phía trước (xem thêm Thông tư 06/2016/TT-BXD, phụ lục 03). Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá, đây là vấn đề khó.

Tải Dự toán excel mẫu, định mức cùng các Thông tư liên quan trong file đình kèm
Thu Thảo Trần - Dân Kế Toán tổng hợp
 

Đính kèm

  • Dinh muc 1776 file exzcel .rar
    860.8 KB · Lượt xem: 4,910
  • Du toan mau .rar
    58.6 KB · Lượt xem: 8,210
  • Tong hop dinh muc cac loai cong trinh .rar
    34.3 MB · Lượt xem: 5,099
  • 05_2016_TT-BXD_307426.pdf
    166.5 KB · Lượt xem: 2,754
  • BXD_06-2016-TT-BXD_10032016.signed.pdf
    6.3 MB · Lượt xem: 2,969
  • BXD_1134-QD-BXD_08102015.signed.pdf
    994.6 KB · Lượt xem: 2,683

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top