Hướng dẫn cách lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý – Mẫu BC26/AC

tiencong92

New Member
Hội viên mới
Công ty kế toán Hà Nội xin hướng dẫn các bạn cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý Theo Mẫu BC26/AC Trên phần mềm HTKK mới nhất

Đầu tiên các bạn Đặng nhập vào phần mềm HTKK -> Vào menu - > Vào chức năng “Kê khai/Hoá đơn” chọn “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)” khi đó màn hình kê khai sẽ hiển thị ra như sau :

Tiếp đó các bạn chon “Kỳ báo cáo” và có thể chọn các phụ lục cần kê khai rồi nhấn vào nút lệnh “Đồng ý” màn hình báo cáo sẽ hiển thi ra như sau:

Hướng dẫn nhập dữ liệu :
Thông tin chung
+ / Các thông tin được lấy dữ liệu từ phần Thông tin chung được kê khai trong chức năng “Thông tin doanh nghiệp” gồm các thông tin sau:
- Tên tổ chức, cá nhân
- Mã số thuế
- Địa chỉ

+ / Các bạn nhập gồm các thông tin sau:
- Người đại diện theo pháp luật: Nhập kiểu text
- Ngày lập báo cáo : mặc định là ngày hiện tại, cho phép sửa nhưng không được lớn hơn ngày hiện tại
- Người lập biểu: tự nhập kiểu text
- Kỳ báo cáo cuối cùng: Nếu báo cáo là kỳ báo cáo cuối cùng thì chọn ô check Kỳ báo cáo cuối cùng
- Chuyển địa điểm : chọn ô check CQT có trong trường hợp chuyển địa điểm hay không

Thông tin chi tiết
- STT: Ứng dụng hỗ trợ tự động tăng
- Các cột Mã hóa đơn, Tên loại hóa đơn, Mẫu số: Nhập tương tự như trên Thông báo phát hành hóa đơn.
- Ký hiệu hóa đơn : Đối với hóa đơn tự in, đặt in thì nhập tương tự như ở Thông báo phát hành. Riêng đối với hóa đơn do cục thuế phát hành thì thêm 02 ký tự đầu ký hiệu (gọi là mã hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành)
(Danh sách Mã hóa đơn của Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 153/2010/TT- BTC).
- Số tồn đầu kỳ: Nếu là lần đầu tiên chạy ứng dụng thì NNT tự nhập số tồn đầu kỳ của kỳ đầu, từ kỳ thứ 2 trở đi thì ứng dụng sẽ tự chuyển số tồn cuối kỳ của kỳ trước lên, cho phép sửa.

Chú ý: Nếu trên cùng một dòng thì Từ số - Đến số phải kê khai liên tiếp, nếu không liên tiếp thì phải tách dòng.

- Chỉ tiêu [5] (Tổng số): Tự tính theo công thức [5] = (([7] – [6]) + 1) + (([9] – [8]) + 1), không cho phép sửa
- Chỉ tiêu [6], [7]: NNT tự nhập kiểu số.
Khoảng (Từ số – Đến số) không được giao nhau trong cùng một loại hóa đơn, cùng mẫu số, cùng kí hiệu Từ số [6] không âm và <= Đến số [7]

- Chỉ tiêu [7]: Đến số: Kiểu số, NNT tự nhập kiểu số
Khoảng (Từ số – Đến số) không được giao nhau trong cùng một loại hóa đơn, cùng mẫu số, cùng kí hiệu Đến số [7] >= Từ số [6]

- Số mua/phát hành trong kỳ
- Chỉ tiêu [8]: NNT tự nhập kiểu số.
Khoảng (Từ số – Đến số) không được giao nhau trong cùng một loại hóa đơn, cùng mẫu số, cùng kí hiệu Từ số [8] không âm và <= Đến số [9]

- Chỉ tiêu [9]: NNT tự nhập kiểu số
Khoảng (Từ số – Đến số) không được giao nhau trong cùng một loại hóa đơn, cùng mẫu số, cùng kí hiệu
Đến số [9] >= Từ số [8]

Chú ý: Nếu trong cùng một loại hóa đơn, cùng mẫu số, cùng ký hiệu mà có nhiều khoảng số lượng tồn đầu kỳ (Khoảng [06] đến [07]) thì phải nhập giá trị của số mua/ phát hành trong kỳ ở dòng mà có giá trị của chỉ tiêu [07] lớn nhất và giá trị Từ số [08] phải bằng giá trị của chỉ tiêu [07] + 1

- Chỉ tiêu [13](Số lượng đã sử dụng): NNT tự nhập kiểu số và nhỏ hơn hoặc bằng chỉ tiêu [5] (Tổng số tồn đầu kỳ, mua/phát hành trong kỳ)

- Các chỉ tiêu [15], [17], [19]: NNT tự nhập kiểu text và các số này phải nằm trong khoảng {[10], [11]} và không được trùng nhau, không giao nhau
+/ Trong cùng một loại hóa đơn, mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn thì các dòng không được giao nhau, trùng nhau.
+ /Nếu là các Số không liên tiếp kê khai dưới dạng liệt kê thì được ngăn cách nhau bằng dấu (;): VD: 8;12;22 (3 số)
+ / Nếu là các số liên tiếp trong 1 khoảng thì kê khai dưới dạng khoảng và sử dụng dấu (-). VD: 51-100 (50 số) Các chỉ tiêu tự tính: Xét 3 trường hợp

Trường hợp 1: Chỉ tiêu [6] = 0 và [7] = 0 và [8] và [9] <> 0. Khi đó
- Chỉ tiêu [5] = ([9] – [8]) + 1
- Chỉ tiêu [10] = chỉ tiêu [8]
- Chỉ tiêu [11] = [10] + [12] – 1 và [11] nhỏ hơn hoặc bằng [9]
- Chỉ tiêu [12] = [13] + [14] + [16] + [18].
- Chỉ tiêu [14], [16], [18] tự động tính bằng cách đếm hoặc trừ từ chỉ tiêu [15], [17], [19]
- Tồn cuối kỳ

Nếu [5] = [12] và [13] + [14] + [16] + [18] <> 0 thì các chỉ tiêu [20], [21], [22] đều bằng 0
Nếu [5] > [12] và [13] + [14] + [16] + [18] <> 0 thì chỉ tiêu [20] = [11] + 1; chỉ tiêu [21] = [9] chỉ tiêu [22] = ( [21] – [20] ) +1
Nếu [13] + [14] + [16] + [18] = 0 thì ([20] = [8] ; [21] = [9])

Trường hợp 2: Chỉ tiêu [8] = 0 và [9] = 0 và [6] và [7] <> 0. Khi đó
- Chỉ tiêu [5] = ([7] – [6]) + 1
- Chỉ tiêu [10] = chỉ tiêu [6]
- Chỉ tiêu [11] = [10] + [12] – 1 và [11] nhỏ hơn hoặc bằng [7]
- Chỉ tiêu [12] = [13] + [14] + [16] + [18].
-Chỉ tiêu [14], [16], [18] tự động tính bằng cách đếm hoặc trừ từ chỉ tiêu [15], [17], [19]
-Tồn cuối kỳ

Nếu [5] = [12] và [13] + [14] + [16] + [18] <> 0 thì các chỉ tiêu [20], [21], [22] đều bằng 0
Nếu [5] > [12] và [13] + [14] + [16] + [18] <> 0 thì chỉ tiêu [20] = [11] + 1; chỉ tiêu [21] = [7]chỉ tiêu [22] = ( [21] – [20] ) +1
Nếu [13] + [14] + [16] + [18] = 0 thì ([20] = [6] ; [21] = [7])

Trường hợp 3: Chỉ tiêu [6]<> 0, [7] <> 0, [8] và [9] <> 0. Khi đó
- Kiểm tra bắt buộc Chỉ tiêu [8]= chỉ tiêu [7]+1
- Chỉ tiêu [5] = (([7] – [6]) + 1) + (([9] – [8]) + 1) hoặc [5]= [9]- [6]+1
- Chỉ tiêu [10] = chỉ tiêu [6]
- Chỉ tiêu [11] = [10] + [12] – 1 và [11] nhỏ hơn hoặc bằng [9]
- Chỉ tiêu [12] = [13] + [14] + [16] + [18] và [12] <= [5].
- Chỉ tiêu [14], [16], [18] tự động tính bằng cách đếm hoặc trừ từ chỉ tiêu [15], [17], [19]
- Tồn cuối kỳ

Nếu [5] = [12] và [13] + [14] + [16] + [18] <> 0 thì các chỉ tiêu [20], [21], [22] đều bằng 0
Nếu [5] > [12] và [13] + [14] + [16] + [18] <> 0 thì chỉ tiêu [20] = [11] + 1; chỉ tiêu [21] = [9] chỉ tiêu [22] = ( [21] – [20] ) +1
Nếu [13] + [14] + [16] + [18] = 0 thì ([20] = [6] ; [21] = [9]

Ví dụ: Công ty kế toán hà nội trong quý 1 năm 2010 phát hành 1000 hóa đơn mới, trong kỳ doanh nghiệp sử dụng hết 500 hóa đơn và bị mất 200 số hóa đơn từ số 0000800-0000900. Khi đó bạn kê khai trên báo cáo như sau:

- Vì số hóa đơn mất không liên tiếp với số đã sử dụng nên bạn phải tách ra làm 2 dòng

Tại dòng 1: Kê số hóa đơn mua phát hành trong kỳ (chỉ tiêu [8] – [9]) tại dòng 1 kê giá trị: Chỉ tiêu [8] = 1; [9] = 799, chỉ tiêu [13] = 500, [17] để trống

Tại dòng 2: Kê số hóa đơn mua phát hành trong kỳ (chỉ tiêu [8] – [9]) tại dòng 1 kê giá trị: Chỉ tiêu [8] = 800; [9] = 1000, chỉ tiêu [13] = 0, [17] = 800- 900



Bảng kê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn

Thông tin chung
+ / Các thông tin được lấy dữ liệu từ phần báo cáo lên và không cho phép sửa gồm các thông tin sau:
- Tên tổ chức, cá nhân
- Mã số thuế
- Người đại diện theo pháp luật
- Ngày lập bảng kê

Các thông tin NNT tự nhập gồm các thông tin sau:
- Cơ quan chuyển đến: chọn mã cơ quan thuế trong danh mục cơ quan thuế

Thông tin chi tiết
Các chỉ tiêu NNT tự nhập

- Tên loại hóa đơn, Ký hiệu mẫu, Ký hiệu hóa đơn: Nhập như trên tờ khai
- Từ số: Kiểu số, tự nhập.
- Đến số: Kiểu số, tự nhập

Các chỉ tiêu tính toán:

Số lượng: Kiểu số, hỗ trợ tính theo công thức = (Đến số – Từ số) + 1, không cho phép sửa


Bảng kê hóa đơn chưa sử dụng của tổ chức, cá nhân chuyển đía điểm kinh doanh khác địa bàn cơ quan thuế quản lý

Thông tin chung
Các thông tin được lấy dữ liệu từ phần báo cáo lên và không cho phép sửa gồm các thông tin sau:

- Tên tổ chức, cá nhân
- Mã số thuế
- Người đại diện theo pháp luật
- Ngày lập bảng kê

Thông tin chi tiết
Các chỉ tiêu NNT tự nhập

- Tên loại hóa đơn, Ký hiệu mẫu, Ký hiệu hóa đơn: Nhập như trên tờ khai
- Từ số: Kiểu số, tự nhập.
- Đến số: Kiểu số, tự nhập

Các chỉ tiêu tính toán:

Số lượng: Kiểu số, hỗ trợ tính theo công thức = (Đến số – Từ số) + 1, không cho phép sửa
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top