Hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 2013

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB ) được đánh giá là một công cụ hữu ích của nhà quản lý điều hành thực hiện các chiến lược. Tính hiệu quả của KSNB và nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Bài viết thông qua đồ thị biểu hiện liên kết, ngụ ý chính sách cho doanh nghiệp cũng được trình bày để có vận dụng phù hợp trong thời gian tới.

Kết quả về việc tìm hiểu nội dung của COSO 2013

Từ khi ban hành vào năm 1992, sau một thời gian hơn 20 năm, nội dung của COSO không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng đối với phạm vi toàn doanh nghiệp. Những thay đổi cơ bản của văn bản mới ban hành tập trung vào 7 điểm chính như sau:
- Tiếp cận theo hướng mong đợi vào việc quản trị công ty ở tầm vĩ mô.
- Hướng đến sự toàn cầu hóa của thị trường và hoạt động kinh doanh mở rộng.
- Sự thay đổi trong mô hình kinh doanh phù hợp với biến động của thế giới.
- Đáp ứng nhu cầu, mức độ phức tạp, quy định và các chuẩn mực.
- Tăng các chiến lược cạnh tranh và trách nhiệm giải trình trước xã hội.
- Sử dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại.
- Ngăn ngừa hoặc giảm đi hoặc phát hiện gian lận trong doanh nghiệp.

Theo các điểm mở rộng dựa trên nguyên tắc chung của KSNB chính là đảm bảo cho các tổ chức đạt được những mục đích đã đề ra dưới sự đồng thuận thực hiện của toàn bộ nhân viên trong một tổ chức (Lai,2012). Qua khảo sát ý kiến chuyên gia với những khoản mục của COSO 2013 với chức năng kinh doanh, các nhà khoa học đều cho rằng chiến lược trong giai đoạn hiện nay cần hướng đến sự tối ưu bằng việc thiết lập một HTKSNB hiệu quả, từ đó các chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động có thể theo hướng giảm dần và tăng giá trị doanh nghiệp trước ngành nghề và trước xã hội.

Điều này có sự gắn liền với tổng thể chiến lược của doanh nghiệp dựa vào Hình 1. Dựa vào 7 khía cạnh chính mà COSO 2013 đã điều chỉnh, từ đó bản hướng dẫn này đã giới thiệu 17 nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành một hệ thống KSNB dựa vào bản gốc năm 1992 (Hình 2). Dù gắn liền với 5 thành phần cơ bản của KSNB nhưng cần phải khẳng định rằng 17 nguyên tắc này khác biệt cơ bản với các nhân tố tạo thành những thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo những hướng dẫn trước đây do COSO công bố, đồng thời những nhân tố này có phạm vi rộng hơn trong toàn doanh nghiệp. Từ đó, bài viết sẽ thực hiện việc khảo sát các chuyên gia và nhờ họ trả lời cho một số vấn đề chính yếu giữa kiểm soát nội bộ và chiến lược kinh doanh. Kết quả sẽ thể hiện ở nội dung kế tiếp.

Hình 1: Quan hệ cơ bản KSNB với chiến lược kinh doanh
upload_2016-11-10_10-32-49.png


Hình 2: Bộ 17 nguyên tắc của COSO 2013

upload_2016-11-10_10-45-34.png


Kết quả khảo sát, đánh giá và ngụ ý chính sách
Mối quan hệ giữa các thànhphần của hệ thống kiểm soát nội bộ, các nguyên tắc với thực hiện chiến lược kinh doanh được trình bày trong bảng tóm tắt dưới đây.

upload_2016-11-10_11-0-56.png

Bảng này chỉ nêu ra những điểm chính yếu để làm căn cứ đưa ra các ngụ ý chính sách trong phần sau của bài viết.

Từ bảng kết quả trên, các doanh nghiệp có thể chú ý đến một số các chính sách cơ bản liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ, qua đó khi đã thực hiện được kiểm soát thì sẽ có ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh của đơn vị. Cụ thể, các chính sách và mối quan hệ như sau:
- Về tính chính trực: Doanh nghiệp cần có các chính sách đạo đức đối với nhân viên thực thi các chiến lược trong kỳ kinh doanh.
- Về cơ cấu tổ chức: Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của từng bộ phận và cá nhân để làm sao cho chiến lược được lưu thông.
- Về đánh giá rủi ro: Khi thiết kế chiến lược để các mục tiêu đề ra đáp ứng được yêu cầu các bên
liên quan và nhà lãnh đạo đơn vị. Do nguồn lực doanh nghiệp luôn hạn chế nên cần có sự sắp xếp ưu tiên những rủi ro trong việc giải quyết.
- Về hoạt động kiểm soát: Kiểm soát rủi ro và những thủ tục hiệu quả sao cho chiến lược đạt được hữu hiệu trong cả phương diện tài chính và phi tài chính.
- Về giám sát: Việc này cần được thực hiện vừa thường xuyên vừa định kỳ để có những khắc phục kịp thời.
- Về tính quốc tế: Doanh nghiệp cũng cần xem xét các biến động của kinh tế toàn cầu và ngăn giảm bớt những rủi ro, gian lận trong chiến lược kinh doanh của công ty.
Tóm lại, nghiên cứu với kết quả trên cho thấy rằng có mối quan hệ tồn tại giữa việc doanh nghiệp thiết lập được một quy chế kiểm soát tốt thì đây sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được những công việc đã đưa ra trong năm kế tiếp.

Tóm lại

Sức khỏe hiện tại của một công ty được đo lường qua hoạt động kinh doanh, hệ thống và nguồn lực, còn triển vọng phát triển lớn mạnh về lâu dài thì phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược. Công ty hoạt động mà không có chiến lược ví như một người đi trên đường mà không xác định mình đi đâu. Xây dựng và hoạch định chiến lược là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp muốn có sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, nếu các chiến lược không được kiểm soát thì doanh nghiệp vừa tốn kém nguồn lực và không đạt được những mục đích đã đề ra. Điều này thường được giới hạn bởi một hệ thống kiểm soát trong nội bộ hiệu quả. Hơn thế nữa, các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ có thể gây tổn thất cho doanh nghiệp về khía cạnh hoạt động và ngăn cản doanh nghiệp đạt được nhiệm vụ, mục tiêu của mình. Khi hoạt động kinh doanh tăng xét về khối lượng và mức độ phức tạp, Ban giám đốc các doanh nghiệp càng phụ thuộc vào hiệu quả của các quy trình kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh. Điều này được minh chứng rõ rệt trong một môi trường kinh tế phát triển nhanh như VN.

Trích bài viết:
Phạm Quang Huy
Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM

Xem thêm
Khuôn mẫu COBIT về kiểm soát nội bộ
 

Đính kèm

  • upload_2016-11-10_10-44-34.png
    upload_2016-11-10_10-44-34.png
    42.2 KB · Lượt xem: 2,355
  • coso 2013.pdf
    368.6 KB · Lượt xem: 1,429

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top