Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

huynh lam

No Back !
Hội viên mới
Điều này nghe có vẻ là một sự thật hiển nhiên thế mà việc phi phạm nguyên tắc này ngày càng gia tăng khiến các công ty ngày càng trở nên cảnh giác khi tuyển dụng nhân viên. Để tránh các sai sót khi tuyển dụng, các nhà tuyển dụng thường phải phỏng vấn rất nhiều ứng cử viên và sàng lọc rất kỹ.

Trong cuộc chiến săn lùng công việc, bạn có thể tự loại chính mình ra khỏi cuộc chơi nếu bạn không trung thực khi phỏng vấn hoặc viết sơ yếu lý lịch. Các chi tiết về nhiệm vụ, giáo dục, lương bổng là những cái dễ bị khai gian nhất.

Có những người hay nói quá mức lương trước đây của họ vì nghĩ rằng điều này có thể giúp họ thuận lợi hơn khi thoả thuận mức lương. Giới chuyên môn gọi đó là “hét giá”. Lương bổng thường là vấn đề mà người chủ cũ của bạn sẽ xác nhận lại; do đó nếu bạn không trung thực về thu nhập của mình thì hậu quả thật khó lường.

Có những người hay khai thêm các trách nhiệm của họ trong các vị trí công tác trước. Ví dụ, một nhà quản lý trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đã tự nâng địa vị của ông ta trong công việc trước đây lên. Ông ta nói với nhà tuyển dụng ông ta đã từng giữ chức vụ phó giám đốc khi làm việc cho hai công ty trước. Ông ta được tuyển vào làm việc. Vài tháng sau ông được gọi vào phòng giám đốc và nhận quyết định sa thải ngay tại chỗ. Thì ra họ đã phát hiện ông nói dối. Mặc dù ông ta đã kháng nghị và nêu lên những đóng góp của ông cho công ty nhưng tất cả đã quá muộn. Nói dối khiến ông ta phải trả giá bằng công việc và còn ảnh hưởng đến cả tương lai của ông ta nữa. Ông phải bắt đầu lại từ đầu.

Một bài học cũng thật đáng tiếc khác cho một nhà quản lý trong lĩnh vực sản xuất đã từng làm việc cho công ty nọ 10 năm. Ông ta lo sợ rằng khả năng của ông bị giới hạn trong mắt của nhà tuyển dụng nên ông sửa bản lý lịch làm việc của ông lại bằng cách thêm vào tên của vài công ty. Khi nhà tuyển dụng hỏi về kinh nghiệm làm việc trước đây, ông đã bịa ra một vài công việc ông đã từng làm. Ông ta còn nêu tên một công ty rất nổi tiếng và nói rằng đã làm việc vài năm cho công ty đó. Thật trùng hợp, giám đốc công ty đó là bà con với nhà tuyển dụng này. Khi nhà tuyển dụng đặt một câu hỏi về vị giám đốc nọ, nhà quản lý đã tỏ ra rất ngạc nhiên và còn hỏi lại , “Ai cơ?” Ngay lập tức cuộc phỏng vấn chấm dứt ở đó.

Nếu người tìm việc tập trung vào ưu thế của ông ta thay vì nói dối, ông ta đã có thể được tuyển vào làm. Kinh nghiệm làm việc của ông được rất nhiều nhà tuyển dụng để ý bởi vì ông đã được thăng tiến vài lần và có khả năng đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Nêu không đúng sự thật một điều gì đó, dù là nói hay viết, thì chỉ sẽ phản tác dụng mà thôi bởi chỉ cần chủ bạn phát hiện ra thì bạn sẽ bị loại ra khỏi tầm ngắm ngay. Nếu bạn cảm thấy trong kinh nghiệm làm việc hay quá trình học tập của bạn có điều gì đó bất lợi khi đi xin việc thì bạn hãy tập trung làm nổi bật những ưu điểm của bản thân thay vì nói dối.

Có nhiều cách để tạo dựng nên hình ảnh của một người dễ mến, tự tin, vui vẻ và có khả năng mà một nhà tuyển dụng thường tìm kiếm. Trong khi phỏng vấn, thay vì nói chung chung bạn tuyệt vời và có khả năng nhu thế nào thì hãy đưa ra những ví dụ cụ thể về những đóng góp bạn có thể mang lại cho công ty. Bạn không cần phải nói dối hay nói quá sự thật. Thể hiện tốt trong công việc sẽ thay bạn nói tất cả.

Tránh đề cập đến những điều có thể gây bất lợi cho bạn. Hãy nêu lên những ví dụ thể hiện khả năng hợp tác tốt với người khác của bạn. Các nhà tuyển dụng hơn bất cứ lúc nào muốn tuyển những người có thể thích nghi tốt với công ty ngay lập tức và là những người có khả năng làm việc theo nhóm. Bằng cách nêu lên những điểm tích cực, bạn sẽ có thêm cơ hội được tuyển dụng.
(kienthuckinhte)
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

Hic vậy có ai biết ranh giới giữa nói dối và "khôn ngoan một chút" không? Ý mình là có những điều không nên thật thà quá í mà, người ta lại nói là "khờ quá" :k6175436:. Bà con góp ý nha.
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

hehe có những cái giả dối đôi khi là có lợi đó, không phải mọi sự nói dối đều là xấu cả đâu
 
mình nghi trong khi xin viec thi không nên giả dối. Hãy hình dung sau này sếp phát hiện ra thì sẽ ra sao?

nếu sếp biết mình nói dối sẽ mời mình đi uống nước trà và đàm đạo ...càng thích !!:bdance::bdance:

hehe có những cái giả dối đôi khi là có lợi đó, không phải mọi sự nói dối đều là xấu cả đâu

cái này mình thấy cũng có lý nhưng chỉ trong tình huống nào thôi nha !! nếu như nói dối mà làm cho người khác hạnh phúc thì nên nhưng đừng vì thế mà lúc nào cũng nói dối nhất là trong cong việc( tinh yêu nữa chứ):sorrynha::sorrynha::sorrynha:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

mình nghi trong khi xin viec thi không nên giả dối. Hãy hình dung sau này sếp phát hiện ra thì sẽ ra sao?

Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thật là tốt, đôi khi một chút không đúng sự thật sẽ tốt hơn

Lúc nào đúng, lúc nào không đúng, mức độ không đúng ?% do chính người cung cấp thông tin quyết định

Mình nghĩ vậy
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

theo mình thì thành thật rất tốt nhưng không phải là luôn có lợi trong mọi cuộc phỏng vấn nói chung tuỳ cơ ứng biến ắt thành công:k5197769:
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

theo mình thì thành thật rất tốt nhưng không phải là luôn có lợi trong mọi cuộc phỏng vấn nói chung tuỳ cơ ứng biến ắt thành công:k5197769:

em ủng hộ huongson nhưng theo em mình không nên dối xếp vì... sự trung thành !
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

tất nhiên là trung thực bao giờ cũng tốt nhưng mà còn tuỳ từng truờng hợp nhé ví dụ khi đi phỏng vấn người ta bảo là tại sao em nghỉ việc nếu thật thà quá bảo là:" tại em không hoàn thành công việc nên bị đuổi" vậy có công ty nào dám nhận mình vào làm không. vì thế trung thực thì cũng phải tuỳ từng hoàn cảnh và thời điểm
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

tất nhiên là trung thực bao giờ cũng tốt nhưng mà còn tuỳ từng truờng hợp nhé ví dụ khi đi phỏng vấn người ta bảo là tại sao em nghỉ việc nếu thật thà quá bảo là:" tại em không hoàn thành công việc nên bị đuổi" vậy có công ty nào dám nhận mình vào làm không. vì thế trung thực thì cũng phải tuỳ từng hoàn cảnh và thời điểm

huynh lam thấy ý này cũng rất đúng...phải học hỏi để tuần sau đi phỏng vấn mí được
!!:matdeu::matdeu::matdeu:
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

cảm ơn X_Men KT nhiều vì bài này rất có ích cho những ai chuẩn bị đi xiin việc đó . nhưngtrong cuộc sống đâu nhất thiết phải trung thực đúng không ?
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

cảm ơn X_Men KT nhiều vì bài này rất có ích cho những ai chuẩn bị đi xiin việc đó . nhưngtrong cuộc sống đâu nhất thiết phải trung thực đúng không ?

sao lại là X_M nhỉ??:imlanglun::imlanglun::imlanglun::imlanglun:
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

Trung thực những vấn đề cần trung thực thôi :motsach:
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

e cũng đã gặp trường hợp này rồi, e nghĩ rằng mình nên trung thực khi phỏng vấn ở cty mới, nhưng kết quả thì e thất bại, cho nên trung thực chỉ ở mức độ nào đó thôi
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

uhm cả huynh lam nũa chứ đúng không
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

thực ra X_M đi phỏng vấn nhiều rồi nên XM hiểu. hơn nữa mấy nữa ra tết là XM cũng phải chuyển cty cho nên cũng sắp phải Phỏng vấn rồi. ngoài vấn đề nghiệp vụ ra ta phải nắm được vì Kế Toán khi đi xin việc thì hầu như đều phải làm bài test.
- Khi phỏng vấn thì không nên nói quá nhiều quá nghĩa là biết một chút thì hãy nói không chẳng may vớ được người hay soi người ta mà hỏi cho thì không biết trả lời thế nào đâu. một phần nữa là lúc nào cũng phải tỏ ra tập trung và quan tâm đến người hỏi. cố gắng suy nghĩ thật nhanh rồi trả lời .
- Khi Phỏng vấn thì có những cái phải trung thực nhưng có những cái thì phải lựa mà nói.


Vì vậy XM kết luận. tất nhiên trung thực rất đáng quý nhưng mà phải tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà mức độ trung thực khác nhau.và trung thực đúng lúc, đúng chỗ
Chúc các bạn sẽ tìm được việc như ý trong năm 2010 nhé!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

thực ra X_M đi phỏng vấn nhiều rồi nên XM hiểu. hơn nữa mấy nữa ra tết là XM cũng phải chuyển cty cho nên cũng sắp phải Phỏng vấn rồi. ngoài vấn đề nghiệp vụ ra ta phải nắm được vì Kế Toán khi đi xin việc thì hầu như đều phải làm bài test.
- Khi phỏng vấn thì không nên nói quá nhiều quá nghĩa là biết một chút thì hãy nói không chẳng may vớ được người hay soi người ta mà hỏi cho thì không biết trả lời thế nào đâu. một phần nữa là lúc nào cũng phải tỏ ra tập trung và quan tâm đến người hỏi. cố gắng suy nghĩ thật nhanh rồi trả lời .
- Khi Phỏng vấn thì có những cái phải trung thực nhưng có những cái thì phải lựa mà nói.


Vì vậy XM kết luận. tất nhiên trung thực rất đáng quý nhưng mà phải tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà mức độ trung thực khác nhau.và trung thực đúng lúc, đúng chỗ
Chúc các bạn sẽ tìm được việc như ý trong năm 2010 nhé!

qua tết huynh lam được cty của cậu là hãng xe honda kêu về làm...vậy khi đi phỏng vấn vào làm là mình nói thật hết hay cái nào cần mới nói thôi ( vì là cậu HL, nhưng người trực tiếp phong vấn là P.GĐ)
 
Ðề: Hãy Trung Thực - Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Xin Việc

Đọc bài này mình muốn tìm hiểu
Thế nào là trung thực
Trung thực, phạm trù đạo đức được đặt ra cho tất cả mọi cộng đồng và thể chế xã hội. Người không trung thực bị chê cười ở tất cả mọi nơi.
Tuy nhiên, trong xã hội có không ít người sống không trung thực, và vấn đề đặt ra là, những người không trung thực này không thấy bị trả giá, họ vẫn rất thành công trong đời sống và trong sự nghiệp. Mà người không trung thực, khi nắm giữ một vị trí xã hội nhất định thì gây nguy hiểm cho cộng đồng, vị trí xã hội càng cao thì mức độ nguy hiểm cho cộng đồng, cho xã hội càng lớn. Hai từ trung thực gần đây càng được mổ xẻ ráo riết khi kỳ thi đại học năm 2009 môn Ngữ văn khối C vừa qua đã có một đề văn được trích dẫn câu: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn hơn gian lận khi thi”. Với yêu cầu thí sinh viết đoạn văn ngắn (dưới 600), từ trình bày suy nghĩ về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. Câu hỏi này đã tạo nên những cuộc thảo luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông.
Nếu chỉ là trung thực chấp nhận thi rớt còn hơn gian lận khi thi thì sẽ nhiều thí sinh làm được bài, và bài dễ dàng đi về định hướng sẵn, đáp án sẵn. Nhưng trung thực trong cuộc sống đã tạo ra một đề tài rất mở. Riêng việc thí sinh làm đúng như những gì đáp án có để chấm đã khó là trung thực với suy nghĩ của bản thân mỗi thí sinh.
Trung thực, ai cũng hiểu là không gian dối. Nhưng trước sự hiểm nguy của đồng đội, khai với địch “hai đồng đội đang nằm trong đống rơm”, đã gây phản hại đến đồng chí anh em của mình, thì không còn là trung thực nữa. Trung thực là lĩnh vực tinh thần, nên không thể cân đong đo đếm như số học, nên trung thực có lẽ cần hiểu theo ý nghĩa sống chân thành, vì cộng đồng xã hội, không dối gian để đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng.
Giáo dục đức tính trung thực cần được từ trong gia đình đến nhà trường, xã hội. Con cái sinh ra trong các gia đình bố mẹ có tính gian dối, thì những lời dạy dỗ cần trung thực chỉ là lời nói suông, buông trôi, vì hơn ai hết, con cái hiểu cha mẹ mình làm gì? Đến trường các em tiếp xúc với thầy cô giáo, nếu thầy cô dạy các em trung thực trong thi cử, nhưng lại chấm điểm không công bằng, thì mọi lời dạy của thầy cô về đạo đức không còn chút giá trị nào. Từ đó, mở rộng ra xã hội. Một xã hội, một đất nước thực sự tốt đẹp phải được xây dựng trên nền móng của một xã hội trung thực. Chúng ta đừng mong xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh thực sự khi mà mỗi thành viên của nó không đặt vấn đề minh bạch và trung thực lên trên hết. Nhất là với những người giữ trọng trách cao của xã hội, nếu không đặt ra có một giới hạn nào đó, thì chắc chắn họ sẽ có những quyết định sai lầm trong cuộc đời. Và quyết định sẽ ảnh hưởng đến số phận hàng triệu người khác, vì thế họ phải coi trung thực như là một giá trị tuyệt đối không thể xâm phạm.
Nhưng sống trung thực, nếu nhìn vào góc độ thành công trong cuộc sống, không phải ai cũng được công bằng. Nhiều người bị thua thiệt. Vì lẽ đó, nhiều người lý lẽ rằng chưa chắc đã nên trung thực. Nhưng sống trung thực, trước tiên là được sống với chính mình, để bất cứ lúc nào, trong mừng vui, khi thua thiệt đều đáng tự hào. Và thanh thản trong TÂM mới là lẽ sống của mọi người, mọi thời đại.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top