Hạch toán nhầm công nợ

ocvit

chỉ riêng mình anh
Hội viên mới
Cty em có đang có 1 rắc rối mong các bác cho ý kiến giúp em. Chị kế toán trước làm ở cty em có hạch toán nhầm công nợ từ năm 2005, khi trả tiền cho người bán là cty A thì chị ấy lại hạch toán giảm công nợ cho cty B. Thành ra trên sổ sách vẫn thể hiện 1 khoản nợ cty A, còn cty B thì đương nhiên là được cty em "ứng trước" tiền hàng. Cuối năm chị ấy thấy công nợ cty A vẫn còn thì làm luôn 1 phiếu chi trả tiền cho cty A cho hết công nợ ( mà thực chất ko có). Còn cty B thì sang năm 2006 lại làm phiếu thu thu lại số tiền đã chi nhầm ở trên. Đại loại là làm lung tung hết, cuối năm ko có đối chiếu công nợ gì cả. Giờ thanh tra thuế kiểm tra bảo phải là ghi tăng thu nhập khác do "chi khống". Nhưng em nghĩ thì đúng là do kế toán làm sai, nhưng cũng ko ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh mà. Vậy ghi tăng thu nhập khác truy thu thuế TNDN có đúng ko hả các bác.
 
Ðề: Hạch toán nhầm công nợ

Đúng là rối tung hết cả, không biết em có đọc sai không nữa.
Nhưng hết năm 2005 đúng là sai mà(chi khống).
Nhưng sang năm 2006 đã điều chỉnh thu lại của cong ty B rùi mà.
 
Ðề: Hạch toán nhầm công nợ

Cty em có đang có 1 rắc rối mong các bác cho ý kiến giúp em. Chị kế toán trước làm ở cty em có hạch toán nhầm công nợ từ năm 2005, khi trả tiền cho người bán là cty A thì chị ấy lại hạch toán giảm công nợ cho cty B. Thành ra trên sổ sách vẫn thể hiện 1 khoản nợ cty A, còn cty B thì đương nhiên là được cty em "ứng trước" tiền hàng. Cuối năm chị ấy thấy công nợ cty A vẫn còn thì làm luôn 1 phiếu chi trả tiền cho cty A cho hết công nợ ( mà thực chất ko có). Còn cty B thì sang năm 2006 lại làm phiếu thu thu lại số tiền đã chi nhầm ở trên. Đại loại là làm lung tung hết, cuối năm ko có đối chiếu công nợ gì cả. Giờ thanh tra thuế kiểm tra bảo phải là ghi tăng thu nhập khác do "chi khống". Nhưng em nghĩ thì đúng là do kế toán làm sai, nhưng cũng ko ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh mà. Vậy ghi tăng thu nhập khác truy thu thuế TNDN có đúng ko hả các bác.

+ Về các chỉ tiêu thanh toán và công nợ thì em chỉ theo dõi trên TK 131,331,111,112 do vậy nó không ảnh hưởng tới thu nhập và thuế TNDN mà chỉ là vấn đề công nợ giữa 3 bên mà thôi, việc em thanh toán tiền hàng hay không, hoặc thu tiền hàng hay không cũng không ảnh hưởng tới thuế TNDN.
+ Bạn cần yêu cầu cán bộ thuế giải thích rõ khoản họ nói em đưa vào thu nhập khác và truy thu thuế, và em hãy yêu cầu họ làm việc bằng công văn nhé. Để còn có cái làm tin, chứ không có làm việc bằng miệng.

Chúc thành công!:cheers1:
 
Ðề: Hạch toán nhầm công nợ

thực ra cty em cũng ko đối chiếu công nợ cuối năm vì chứng từ thu - chi ko lập đủ, và kế toán công nợ lại theo dõi ko chặt chẽ thế là những khoản nào ko có phiếu thu, chi là em tự cho nó hết nợ luôn. em muốn hỏi các bác có kinh nghiệm "quyết toán thuế" là làm sao các bác Thuế lại biết được các khoản nợ đó đã hết chưa hay vẫn còn để mà vạch ra nhỉ? vì đây là công nợ giữa 3 bên mà.
 
Ðề: Hạch toán nhầm công nợ

Em cũng giải thích vậy rồi anh ơi. Nhưng mà họ cố tình ko hiểu hay thế nào thì em cũng ko biết nữa. Họ làm biên bản rồi ghi rõ lý do là "chi khống". Mà theo em nghĩ từ "chi khống" ở bên thuế nói để ghi tăng thu nhập khác là khoản chi khống này phải làm tăng chi phí của cty( mà thực chất không có) để trốn thuế TNDN. Còn khoản "chi khống" của cty em thì lại khác, nó ảnh hưởng đến tiền quỹ và công nợ chứ ko liên quan gì đến kq kinh doanh. Bên em mới làm thanh tra thuế lần đầu nên cũng ko có kinh nghiệm gì cả.
 
Ðề: Hạch toán nhầm công nợ

Em cũng giải thích vậy rồi anh ơi. Nhưng mà họ cố tình ko hiểu hay thế nào thì em cũng ko biết nữa. Họ làm biên bản rồi ghi rõ lý do là "chi khống". Mà theo em nghĩ từ "chi khống" ở bên thuế nói để ghi tăng thu nhập khác là khoản chi khống này phải làm tăng chi phí của cty( mà thực chất không có) để trốn thuế TNDN. Còn khoản "chi khống" của cty em thì lại khác, nó ảnh hưởng đến tiền quỹ và công nợ chứ ko liên quan gì đến kq kinh doanh. Bên em mới làm thanh tra thuế lần đầu nên cũng ko có kinh nghiệm gì cả.

Chi khống là chi khống thế nào được, nếu chi khống thì ảnh hưởng tới tiền mặt của công ty chứ nó không ảnh hưởng tới doanh thu và chi phí hợp lý vì khi bạn chi bạn chỉ hạch toán
Nợ TK 331
Có TK 111
Đây cũng có thể coi làm một khoản tạm ứng trước cho khách hàng. Vậy bạn yêu cầu cơ quan thuế giải thích từ chi khống liên quan tới doanh thu chịu thuế và chi phí chịu thuế ở chỗ nào?:confuse1:
 
Ðề: Hạch toán nhầm công nợ

Bác rồng ơi. Em cũng nói hết như các bác nói rồi. Nhưng cán bộ thuế bảo là khoản tiền này ko có mà chi ra thì phải thu lại. Trong biên bản thanh tra thì chỉ nói chung chung căn cứ vào TT120, TT128. Em đã nộp khoản tiền này vào TK tạm giữ của bên thuế rồi. Nhưng mà cứ thấy ấm ức thế nào. Vậy còn việc mình ko chi tiền mà hạch toán vậy thì bị phạt sao hả bác?
 
Ðề: Hạch toán nhầm công nợ

Bác rồng ơi. Em cũng nói hết như các bác nói rồi. Nhưng cán bộ thuế bảo là khoản tiền này ko có mà chi ra thì phải thu lại. Trong biên bản thanh tra thì chỉ nói chung chung căn cứ vào TT120, TT128. Em đã nộp khoản tiền này vào TK tạm giữ của bên thuế rồi. Nhưng mà cứ thấy ấm ức thế nào. Vậy còn việc mình ko chi tiền mà hạch toán vậy thì bị phạt sao hả bác?

Trong 2 thông tư trên không có thông tư nào quy định về DN không được ứng trước tiền hàng cho khách hàng, trong luật thuế cũng như luật kế toán cũng không có quy định nào cấm DN không được ứng trước tiền hàng cho khách hàng. Bạn làm công văn yêu cầu cơ quan thuế giải thích rõ DN bạn đã vi phạm điều nào khoản nào, mức nào trong thông tư nào, nghị định nào, quyết định nào, bộ luật nào? Nếu cơ quan thuế giải thích được đúng đắn thì bạn chấp nhận nếu không được thì bạn yêu cầu cơ quan thuế hoán trả số tiền kia.

Chúc bạn thành công!
 
Ðề: Hạch toán nhầm công nợ

Do bạn làm phiếu chi nên cơ quan thuế hiểu là bạn chi khống.
Trong truờng hợp này không cần làm phiếu chi mà chỉ cần bút toán đỏ.
Đây là cách sửa chứng từ theo luật

Luật kế toán nói:
Ðiều 28. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi bổ sung bằng cách lập “chứng từ ghi sổ bổ sung” và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ.
2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót.
4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính:
a) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính;
b) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót;
c) Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Ðiều này.
QĐ15 nói:
7. Sửa chữa sổ kế toán
7.1- Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán thì không được tẩy xoá làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong các phương pháp sau:
(1)- Phương pháp cải chính:
Phương pháp này dùng để đính chính những sai sót bằng cách gạch một đường thẳng xoá bỏ chỗ ghi sai nhưng vẫn đảm bảo nhìn rõ nội dung sai. Trên chỗ bị xoá bỏ ghi con số hoặc chữ đúng bằng mực thường ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán bên cạnh chỗ sửa. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai sót trong diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản;
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng.
(2)- Phương pháp ghi số âm (còn gọi Phương pháp ghi đỏ):
Phương pháp này dùng để điều chỉnh những sai sót bằng cách: Ghi lại bằng mực đỏ hoặc ghi trong ngoặc đơn bút toán đã ghi sai để huỷ bút toán đã ghi sai. Ghi lại bút toán đúng bằng mực thường để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính;
- Phát hiện ra sai sót sau khi đã nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền
Trong trường hợp này được sửa chữa sai sót vào sổ kế toán năm phát hiện ra sai sót theo phương pháp phi hồi tố, hoặc hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”;
- Sai sót trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lần hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì phải lập một “Chứng từ ghi sổ đính chính” do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.

(3)- Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng số tiền ghi sổ ít hơn số tiền trên chứng từ hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Sửa chữa theo phương pháp này phải lập “Chứng từ ghi sổ bổ sung" để ghi bổ sung bằng mực thường số tiền chênh lệch còn thiếu so với chứng từ.

Nói thêm một điều nữa là khi cơ quan kiểm tra đã ra quyết định phạt vi phạm thì dù có phục hay không phục bạn vẫn phải thi hành.
Sau đó kiện cáo gì tính sau. :cheers1:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top