Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Sói con

Đẹp trai nhất DKT
Hội viên mới
Bạn Trịnh Thị Trang hỏi: Công ty em là Công ty Cổ phần có 3 thành viên góp vốn. Trong đó có 1 thành viên góp vốn là nhà và ôtô.
Anh, chị hãy cho em biết thủ tục để góp vốn như thế nào, làm như thế nào để cơ quan thuế chấp nhận cho bên Cty em tính là TSCĐ.
Chào bạn Trang
Liên quan đến câu hỏi của bạn mình trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật việc góp vốn vào công ty bằng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (nhà và ôtô) được thực hiện như sau:
Người góp vốn phải tiến hành định giá và thủ tục sang tên tài sản đó từ tên cá nhân sang tên công ty.
1. Đối với tài sản góp vốn là nhà: bạn không nói rõ tình trạng nhà thế nào (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hay chưa ???) nên mình không trả lời cụ thể hơn được.
2. Đối với tài sản góp vốn là ôtô bạn phải tiến hành thủ tục sang tên từ tên cá nhân thành tên công ty trong đăng ký ôtô (làm thủ tục sang tên tại cơ quan công an), việc góp vốn bằng tài sản không phải chịu thuế, do vậy bạn không phải nộp thế đối với việc sang tên này.
Để một tài sản được coi là tài sản cố định của doanh nghiệp thì điều kiện là:
- Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tài sản là của doanh nghiệp.
- Tài sản tham gia phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Bạn Trịnh Thị Trang hỏi: Công ty em là Công ty Cổ phần có 3 thành viên góp vốn. Trong đó có 1 thành viên góp vốn là nhà và ôtô.
Anh, chị hãy cho em biết thủ tục để góp vốn như thế nào, làm như thế nào để cơ quan thuế chấp nhận cho bên Cty em tính là TSCĐ.
Chào bạn Trang
Liên quan đến câu hỏi của bạn mình trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật việc góp vốn vào công ty bằng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (nhà và ôtô) được thực hiện như sau:
Người góp vốn phải tiến hành định giá và thủ tục sang tên tài sản đó từ tên cá nhân sang tên công ty.
1. Đối với tài sản góp vốn là nhà: bạn không nói rõ tình trạng nhà thế nào (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hay chưa ???) nên mình không trả lời cụ thể hơn được.
2. Đối với tài sản góp vốn là ôtô bạn phải tiến hành thủ tục sang tên từ tên cá nhân thành tên công ty trong đăng ký ôtô (làm thủ tục sang tên tại cơ quan công an), việc góp vốn bằng tài sản không phải chịu thuế, do vậy bạn không phải nộp thế đối với việc sang tên này.
Để một tài sản được coi là tài sản cố định của doanh nghiệp thì điều kiện là:
- Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tài sản là của doanh nghiệp.
- Tài sản tham gia phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thế cuối cùng là sao???

Thảo luận hay tranh luận?

Mục đích đưa Topic lên để làm gì?
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Bạn Trịnh Thị Trang hỏi: Công ty em là Công ty Cổ phần có 3 thành viên góp vốn. Trong đó có 1 thành viên góp vốn là nhà và ôtô.
Anh, chị hãy cho em biết thủ tục để góp vốn như thế nào, làm như thế nào để cơ quan thuế chấp nhận cho bên Cty em tính là TSCĐ.
Chào bạn Trang
Liên quan đến câu hỏi của bạn mình trả lời như sau:
Theo quy định của pháp luật việc góp vốn vào công ty bằng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu (nhà và ôtô) được thực hiện như sau:
Người góp vốn phải tiến hành định giá và thủ tục sang tên tài sản đó từ tên cá nhân sang tên công ty.
1. Đối với tài sản góp vốn là nhà: bạn không nói rõ tình trạng nhà thế nào (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hay chưa ???) nên mình không trả lời cụ thể hơn được.
2. Đối với tài sản góp vốn là ôtô bạn phải tiến hành thủ tục sang tên từ tên cá nhân thành tên công ty trong đăng ký ôtô (làm thủ tục sang tên tại cơ quan công an), việc góp vốn bằng tài sản không phải chịu thuế, do vậy bạn không phải nộp thế đối với việc sang tên này.
Để một tài sản được coi là tài sản cố định của doanh nghiệp thì điều kiện là:
- Tài sản đó thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
- Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tài sản là của doanh nghiệp.
- Tài sản tham gia phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Rồi sao nữa hả Sói....
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Ack, Sói sorry, tại đang google nên ko để ý topic mình mở ra.

Cuối cùng là thế này ạ, có một vấn đề mà Sói thấy khá hay

Cty Sói là DN vận tải ( hiện nhà nước đang chiếm 70% CP),

Đối với xe buýt, thường Cty vẫn khoán xe cho các tài xế chạy, mọi chi phí tài xế sẽ chịu, Cty có tuyến đường, bến bãi... mỗi tháng tài xế sẽ phải nộp cho cty một số tiền khóa nhất định.
Cũng có những xe của tài xế, nhưng tài xế đăng ký cho xe chạy theo tuyến, dùng bến bãi, quản lý của cty --> tài xế đó hàng tháng chịu nộp khoán cho công ty.

Bi giờ HDQT quyết địn bán một số xe cho các tài xế với giá bằng giá trị còn lại của xe, đồng thời sau đó tài xế phải góp xe vào cty dưới dạng góp vốn trong thời gian khoảng 30 ->40 tháng. Rồi tiếp tục chạy khoán như trước. Sau thời gian đó tài xế có quyền rút xe. Thường rút xe ngang giá ( có nghĩa là trc đây góp xe với giá bao nhiu thì rút với giá bấy nhiu )

Sói mún hỏi trong trường hợp này về mặt pháp lý, tài chính và kế toán, các ảnh hưởng sẽ như thế nào ?!

Tạm thời Sói nghĩ tới một số vấn đề:
- DN Nhà nước
- Giá bán
- Quyền và trách nhiệm của người góp xe với tư cách là một cổ đông )
- Khấu hao/ko khấu hao xe sau khi góp vốn và các ảnh hưởng chi phí...
- Thủ tục góp vốn bằng TSCD, hồ sơ cần có ?
- Các rủi ro mà DN có trong trường hợp này ?
....


P/S: Quanh chuyện góp vốn của cty Sói còn nhìu vấn đề hay lém, đưa ra một lần sẽ bị rối, Sói sẽ post lên theo tiến độ thảo luận.
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Ack, Sói sorry, tại đang google nên ko để ý topic mình mở ra.

Cuối cùng là thế này ạ, có một vấn đề mà Sói thấy khá hay

Cty Sói là DN vận tải ( hiện nhà nước đang chiếm 70% CP),

Đối với xe buýt, thường Cty vẫn khoán xe cho các tài xế chạy, mọi chi phí tài xế sẽ chịu, Cty có tuyến đường, bến bãi... mỗi tháng tài xế sẽ phải nộp cho cty một số tiền khóa nhất định.
Cũng có những xe của tài xế, nhưng tài xế đăng ký cho xe chạy theo tuyến, dùng bến bãi, quản lý của cty --> tài xế đó hàng tháng chịu nộp khoán cho công ty.

Bi giờ HDQT quyết địn bán một số xe cho các tài xế với giá bằng giá trị còn lại của xe, đồng thời sau đó tài xế phải góp xe vào cty dưới dạng góp vốn trong thời gian khoảng 30 ->40 tháng. Rồi tiếp tục chạy khoán như trước. Sau thời gian đó tài xế có quyền rút xe. Thường rút xe ngang giá ( có nghĩa là trc đây góp xe với giá bao nhiu thì rút với giá bấy nhiu )

Sói mún hỏi trong trường hợp này về mặt pháp lý, tài chính và kế toán, các ảnh hưởng sẽ như thế nào ?!

Tạm thời Sói nghĩ tới một số vấn đề:
- DN Nhà nước
- Giá bán
- Quyền và trách nhiệm của người góp xe với tư cách là một cổ đông )
- Khấu hao/ko khấu hao xe sau khi góp vốn và các ảnh hưởng chi phí...
- Thủ tục góp vốn bằng TSCD, hồ sơ cần có ?
- Các rủi ro mà DN có trong trường hợp này ?
....


P/S: Quanh chuyện góp vốn của cty Sói còn nhìu vấn đề hay lém, đưa ra một lần sẽ bị rối, Sói sẽ post lên theo tiến độ thảo luận.
Kiểu này giống Taxi Mai Linh à bạn
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Ack, Sói sorry, tại đang google nên ko để ý topic mình mở ra.

Cuối cùng là thế này ạ, có một vấn đề mà Sói thấy khá hay

Cty Sói là DN vận tải ( hiện nhà nước đang chiếm 70% CP),

Đối với xe buýt, thường Cty vẫn khoán xe cho các tài xế chạy, mọi chi phí tài xế sẽ chịu, Cty có tuyến đường, bến bãi... mỗi tháng tài xế sẽ phải nộp cho cty một số tiền khóa nhất định.
Cũng có những xe của tài xế, nhưng tài xế đăng ký cho xe chạy theo tuyến, dùng bến bãi, quản lý của cty --> tài xế đó hàng tháng chịu nộp khoán cho công ty.

Bi giờ HDQT quyết địn bán một số xe cho các tài xế với giá bằng giá trị còn lại của xe, đồng thời sau đó tài xế phải góp xe vào cty dưới dạng góp vốn trong thời gian khoảng 30 ->40 tháng. Rồi tiếp tục chạy khoán như trước. Sau thời gian đó tài xế có quyền rút xe. Thường rút xe ngang giá ( có nghĩa là trc đây góp xe với giá bao nhiu thì rút với giá bấy nhiu )

Sói mún hỏi trong trường hợp này về mặt pháp lý, tài chính và kế toán, các ảnh hưởng sẽ như thế nào ?!

Tạm thời Sói nghĩ tới một số vấn đề:
- DN Nhà nước
- Giá bán
- Quyền và trách nhiệm của người góp xe với tư cách là một cổ đông )
- Khấu hao/ko khấu hao xe sau khi góp vốn và các ảnh hưởng chi phí...
- Thủ tục góp vốn bằng TSCD, hồ sơ cần có ?
- Các rủi ro mà DN có trong trường hợp này ?
....


P/S: Quanh chuyện góp vốn của cty Sói còn nhìu vấn đề hay lém, đưa ra một lần sẽ bị rối, Sói sẽ post lên theo tiến độ thảo luận.


Vấn đề này giống như cổ phần hoá quá ha ? tất cả những vấn đề trên đều thấy rỏ ràng.
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Cty Sói là DN vận tải ( hiện nhà nước đang chiếm 70% CP),



Sói mún hỏi trong trường hợp này về mặt pháp lý, tài chính và kế toán, các ảnh hưởng sẽ như thế nào ?!

Tạm thời Sói nghĩ tới một số vấn đề:
- DN Nhà nước
- Giá bán
- Quyền và trách nhiệm của người góp xe với tư cách là một cổ đông )
- Khấu hao/ko khấu hao xe sau khi góp vốn và các ảnh hưởng chi phí...
- Thủ tục góp vốn bằng TSCD, hồ sơ cần có ?
- Các rủi ro mà DN có trong trường hợp này ?
....


P/S: Quanh chuyện góp vốn của cty Sói còn nhìu vấn đề hay lém, đưa ra một lần sẽ bị rối, Sói sẽ post lên theo tiến độ thảo luận.

1- Về vấn đề:
Đối với xe buýt, thường Cty vẫn khoán xe cho các tài xế chạy, mọi chi phí tài xế sẽ chịu, Cty có tuyến đường, bến bãi... mỗi tháng tài xế sẽ phải nộp cho cty một số tiền khóa nhất định.
Cũng có những xe của tài xế, nhưng tài xế đăng ký cho xe chạy theo tuyến, dùng bến bãi, quản lý của cty --> tài xế đó hàng tháng chịu nộp khoán cho công ty.
Khoán theo hình thức: Giao xe cho tài xế, lãi lỗ mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
Nếu vậy: => Cty cho thuê tài sản:
- Mỗi khi tiền bỏ túi, nhớ xuất hoá đơn tính thuế, ghi nhận DT.
- Chi phí cho xe (theo hợp đồng quy định) không thuộc Cty, nhớ bỏ đi.
- Xe thuộc sở hữu Cty trích khấu hao tính vào chi phí Cty.

Các xe của tài xế thì tiền thu được là tiền thuê bến bãi: Mỗi khi tiền bỏ túi, nhớ xuất hoá đơn tính thuế, ghi nhận DT. Các chi phí cho xe kể cả khấu hao là của riêng tài xế, Cty nhớ đừng động vào.

2- Vấn đề:
Bi giờ HDQT quyết địn bán một số xe cho các tài xế với giá bằng giá trị còn lại của xe, đồng thời sau đó tài xế phải góp xe vào cty dưới dạng góp vốn trong thời gian khoảng 30 ->40 tháng. Rồi tiếp tục chạy khoán như trước. Sau thời gian đó tài xế có quyền rút xe. Thường rút xe ngang giá ( có nghĩa là trc đây góp xe với giá bao nhiu thì rút với giá bấy nhiu )

- Bán xe theo giá thoả thuận (phù hợp với giá thị trường, nếu không phù hợp cơ quan thuế sẽ ấn định giá bán để xác định nghĩa vụ thuế). Xuất hoá đơn, ghi nhận doanh thu, kê khai thuế.
Các cá nhân đăng ký sở hữu xe, nộp trước bạ...

- Tài xế lại góp xe vào Cty: => góp vốn:
+ Đăng ký lại kinh doanh do tăng thành viên góp vốn, tăng vốn.(Xem có bị khống chế tỷ lệ vốn nhà nước hay không, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, từng cơ quan chủ quản)
+ Chuyển đăng ký sở hữu xe cho công ty (hix chuyển đi chuyển lại), lần này không phải nộp trước bạ, đánh giá lại giá trị xe góp vốn phù hợp với thị trường, hạch toán để khấu hao "hợp lý".
- Lại khoán: Xem vấn đề 1-.

Chú ý: Bán ra, góp vào theo giá thị trường (không theo giá trị còn lại)

Tạm thế đã!

P/s Sói: Post lên Diễn đàn KT nhé!
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Mình bon chen một chút, thêm với ý kiến của bác Tiên Sinh.
Trường hợp giá trị tài sản cố định do đơn vị tự định giá không phù hợp so với giá thực tế của tài sản cố định cùng loại hoặc tương đương trên thị trường thì đơn vị phải xác định lại giá trị hợp lý của tài sản cố định; nếu giá trị tài sản cố định vẫn chưa phù hợp với giá thực tế trên thị trường, cơ quan thuế có quyền yêu cầu đơn vị xác định lại giá trị tài sản cố định thông qua hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản, phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất góp vốn phải xuất hoá đơn, trong hoá đơn ghi giá trị của tài sản đúng bằng giá trị góp vốn theo biên bản của hội đồng quản trị, dòng thuế GTGT không ghi và gạch chéo. Hoá đơn này làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tài sản góp vốn trong trường hợp này không phải chịu lệ phí trước bạ.
Vậy của soi là:
1. Xuất HĐ bán xe cho các bác tài=> giảm tài sản - chuyển quyền sở hữu.
2. Các bác tài góp vốn=>Tăng tài sản- chuyển quyền sở hữu.
3. Các bác tài rút vốn=> Giảm tài sản - Chuyển quyền sở hữu.
Sao làm chi mà bỏ ra, bỏ vào hoài vậy ??? phức tạp quá!
Cái dòng màu đỏ ấy không áp dụng cho trường hợp của Sói..mình tiện trích cả luôn.
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Sao làm chi mà bỏ ra, bỏ vào hoài vậy ??? phức tạp quá!

Bỏ ra:
Bi giờ HDQT quyết địn bán một số xe cho các tài xế với giá bằng giá trị còn lại của xe
Giá trị còn lại 0 đồng! (đoán thế)
Góp vào đánh giá lại theo thực tế!

Tham khảo quy trình:

Nhà nước => Tư nhân => Nhà nước => Tư nhân. :imlanglun:
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Vốn của nhà nước sẽ ảnh hưởng thế nào ạ ?! :ngaytho:
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Đây là một hình thức bóc lột như thực dân kiểu cũ.
Chủ cty nghĩ rằng hàng năm mình lãi chỉ có vài chục tỷ mà sao thằng tài xế nhận khoán của mình hàng năm thu nhập đến 50-60tr lận.
Do đó đã nghĩ ra cách buộc tài xế phải cho cty vay tiền mà không có lãi, góp vốn mà không được chia lợi nhuận.
Nếu không có tiền đưa ra thì cho thôi việc.

Hiển nhiên việc bóc lột trắng trợn sẽ làm lợi cho cty thế nào thì quá rõ, ai cũng dễ dàng nhận thấy.

Xe cộ không thuộc loại tài sản quốc dân nên DN có quyền bán. Bán lãi hay lỗ thì GĐ chịu trách nhiệm.
Nhưng ép buộc người tài xế phải mua lại xe thì không còn là chuyện mua bán nữa. Nó là vấn đề văn hóa doanh nghiệp
Quản lý theo kiểu gia trưởng như thế e là khó phát triển.
Những cty như thế ta sẽ thường thấy người ta bàn chuyện phạm pháp, trốn thuế ... như là chuyện tài nghệ.
Còn người nào nói đến chuyện tuân thủ pháp luật sẽ bị xem là thằng ngu.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Đây là một hình thức bóc lột như thực dân kiểu cũ.
Chủ cty nghĩ rằng hàng năm mình lãi chỉ có vài chục tỷ mà sao thằng tài xế nhận khoán của mình hàng năm thu nhập đến 50-60tr lận.
Do đó đã nghĩ ra cách buộc tài xế phải cho cty vay tiền mà không có lãi, góp vốn mà không được chia lợi nhuận.
Nếu không có tiền đưa ra thì cho thôi việc.

Hiển nhiên việc bóc lột trắng trợn sẽ làm lợi cho cty thế nào thì quá rõ, ai cũng dễ dàng nhận thấy.

Xe cộ không thuộc loại tài sản quốc dân nên DN có quyền bán. Bán lãi hay lỗ thì GĐ chịu trách nhiệm.
Nhưng ép buộc người tài xế phải mua lại xe thì không còn là chuyện mua bán nữa. Nó là vấn đề văn hóa doanh nghiệp
Quản lý theo kiểu gia trưởng như thế e là khó phát triển.
Những cty như thế ta sẽ thường thấy người ta bàn chuyện phạm pháp, trốn thuế ... như là chuyện tài nghệ.
Còn người nào nói đến chuyện tuân thủ pháp luật sẽ bị xem là thằng ngu.

Ko hiểu ý pác lém! :ngaytho:
Tài xế mua xe là tự nguyện, ko bắt buộc pác ạ. Giá bán rất... rẻ. Chỉ bằng giá trị còn lại trên sổ sách của TSCĐ.
Tài xế có quyền rút xe khi tài xế muốn.


Đánh giá thế nào ( về mặt tài chính ) đối với kiểu bán xe góp vốn này pác [you] nhỉ >!
 
Ðề: Google: Góp vốn bằng tài sản cố định

Bi giờ HDQT quyết địn bán một số xe cho các tài xế với giá bằng giá trị còn lại của xe, đồng thời sau đó tài xế phải góp xe vào cty dưới dạng góp vốn trong thời gian khoảng 30 ->40 tháng. Rồi tiếp tục chạy khoán như trước. Sau thời gian đó tài xế có quyền rút xe. Thường rút xe ngang giá ( có nghĩa là trc đây góp xe với giá bao nhiu thì rút với giá bấy nhiu )

Sói mún hỏi trong trường hợp này về mặt pháp lý, tài chính và kế toán, các ảnh hưởng sẽ như thế .

Câu màu đỏ: rút xe hay rút tiền?

Như vậy có phải là Cty muốn vay mà không muốn trả lãi không?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top