“Vừa cãi nhau với sếp hay sao mà trông mày tức giận thế? Tao bảo rồi mà không nghe, công ty này đâu có coi trọng nhân tài như công ty kia. Giá mày làm trong công ty đó thì lương gấp 2, 3 lần lương hiện nay rồi…”.
Lam, trưởng phòng kinh doanh của công ty quảng cáo Thủ Đô, nghe cô bạn thân tên Vân nói nhỏ trong giờ nghỉ trưa. Đang chán nản, bực mình vì công việc không suôn sẻ bởi những bất đồng với sếp, nghe Vân nói vậy, Lam liền suy tính chuyện chuyển việc.
Gián điệp chuyên nghiệp
Ba tháng trước khi làm cho công ty quảng cáo Thủ Đô, Vân đã được tuyển dụng vào làm cho một công ty mới thành lập. Chỉ sau vài ngày làm việc, nhận thấy khó khăn lớn nhất của công ty là thiếu nguồn nhân lực giỏi. Cô chủ động tìm gặp giám đốc để nói suy nghĩ của mình với sếp: cô sẽ dụ dỗ, lôi kéo những người có tài về cho công ty nhưng với điều kiện công ty sẽ phải trả tiền lương cao và với chức vụ hấp dẫn hơn hiện tại cho mình.
Được sếp đồng ý, Vân bắt tay vào nhiệm vụ mới của mình. Người đầu tiên cô nghĩ đến là Lam, cô bạn thân và là người năng lực rất giỏi, vì vậy cô nộp hồ sơ đến công ty quảng cáo nơi Lam đang làm việc. Với trình độ cao học, thêm kinh nghiệm làm việc lâu nên Vân nhanh chóng được chuyển đến bộ phận do Lam phụ trách. Chỉ vài ngày làm quen với công việc, Vân đã nhận thấy mối quan hệ giữa sếp và Lam thường bất hòa nên cô bắt tay ngay vào công việc chính của mình là rủ rê, lôi kéo.
Để thuyết phục bạn mình tin hơn nữa, cô dẫn Lam đến xem văn phòng, tiếp xúc với lãnh đạo công ty. Được tận mất chứng kiến thái độ niềm nở của ban lãnh đạo đối với mình, nghĩ đến thái độ lạnh nhạt thờ ơ của sếp ở công ty, Lam quyết định tìm đến cơ hội mới này. Với những thông tin về khách hàng cũ, Lam đã mang lại cho công ty mới này những thông tin vô cùng quý giá trong lúc công ty mới thành lập. Hơn nữa là người được nhiều người nể trọng trong công ty cũ, nên khi cô quyết định chuyển việc không ít các đồng nghiệp giỏi khác cũng theo cô về công ty mới. Nhiệm vụ của Vân thành công mỹ mãn.
Đau đầu vì gián điệp trong công sở
“Nhân lực trẻ hiện nay năng động, sáng tạo và mê kiếm tiền. Chính vì thế mà họ rất dễ bị đồng tiền làm cho lung lay. Dù họ vô tình hay cố ý thành gián điệp thì hậu quả để lại gây rất nhiều khó khăn cho công ty. Thậm chí phá sản chứ chẳng chơi”, anh Hùng, 35 tuổi, giám đốc một công ty TNHH ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Mục đính của các công ty khi giở chiêu “gián điệp” này chủ yếu là tìm kiếm và chiêu dụ các nhân viên giỏi, có kinh nghiệm làm việc lâu năm về công ty mình. Như vậy, các công ty này chẳng mất nhiều chi phí, thời gian để đào tạo nhân lực. Có nguồn lực giỏi họ dễ dàng rút ngắn được thời gian lên kế hoạch mở rộng thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Đây cũng là một trong rất nhiều cách để tồn tại trước các đối thủ lâu năm và có thương hiệu không nhỏ. Các doanh nghiệp khi lọt vào tầm ngắm của gián điệp thường điêu đứng vì bị mất nguồn nhân lực giỏi, những khách hàng tiềm năng cả hiện tại hay lâu dài. Điều này sẽ gây ra những phiền phức cho định hướng hoạt động lâu dài của công ty.
Rõ ràng đây là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh. Các chủ doanh nghiệp để không trở thành nạn nhân đáng tiếc của các gián điệp, hãy quan tâm nhiều hơn đến nhân viên của mình, tạo môi trường làm việc hiện đại, đoàn kết, lý tưởng, không để kẽ hở cho các gián điệp lợi dụng chia rẽ nội bộ công ty.
Lam, trưởng phòng kinh doanh của công ty quảng cáo Thủ Đô, nghe cô bạn thân tên Vân nói nhỏ trong giờ nghỉ trưa. Đang chán nản, bực mình vì công việc không suôn sẻ bởi những bất đồng với sếp, nghe Vân nói vậy, Lam liền suy tính chuyện chuyển việc.
Gián điệp chuyên nghiệp
Ba tháng trước khi làm cho công ty quảng cáo Thủ Đô, Vân đã được tuyển dụng vào làm cho một công ty mới thành lập. Chỉ sau vài ngày làm việc, nhận thấy khó khăn lớn nhất của công ty là thiếu nguồn nhân lực giỏi. Cô chủ động tìm gặp giám đốc để nói suy nghĩ của mình với sếp: cô sẽ dụ dỗ, lôi kéo những người có tài về cho công ty nhưng với điều kiện công ty sẽ phải trả tiền lương cao và với chức vụ hấp dẫn hơn hiện tại cho mình.
Được sếp đồng ý, Vân bắt tay vào nhiệm vụ mới của mình. Người đầu tiên cô nghĩ đến là Lam, cô bạn thân và là người năng lực rất giỏi, vì vậy cô nộp hồ sơ đến công ty quảng cáo nơi Lam đang làm việc. Với trình độ cao học, thêm kinh nghiệm làm việc lâu nên Vân nhanh chóng được chuyển đến bộ phận do Lam phụ trách. Chỉ vài ngày làm quen với công việc, Vân đã nhận thấy mối quan hệ giữa sếp và Lam thường bất hòa nên cô bắt tay ngay vào công việc chính của mình là rủ rê, lôi kéo.
Để thuyết phục bạn mình tin hơn nữa, cô dẫn Lam đến xem văn phòng, tiếp xúc với lãnh đạo công ty. Được tận mất chứng kiến thái độ niềm nở của ban lãnh đạo đối với mình, nghĩ đến thái độ lạnh nhạt thờ ơ của sếp ở công ty, Lam quyết định tìm đến cơ hội mới này. Với những thông tin về khách hàng cũ, Lam đã mang lại cho công ty mới này những thông tin vô cùng quý giá trong lúc công ty mới thành lập. Hơn nữa là người được nhiều người nể trọng trong công ty cũ, nên khi cô quyết định chuyển việc không ít các đồng nghiệp giỏi khác cũng theo cô về công ty mới. Nhiệm vụ của Vân thành công mỹ mãn.
Đau đầu vì gián điệp trong công sở
“Nhân lực trẻ hiện nay năng động, sáng tạo và mê kiếm tiền. Chính vì thế mà họ rất dễ bị đồng tiền làm cho lung lay. Dù họ vô tình hay cố ý thành gián điệp thì hậu quả để lại gây rất nhiều khó khăn cho công ty. Thậm chí phá sản chứ chẳng chơi”, anh Hùng, 35 tuổi, giám đốc một công ty TNHH ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Mục đính của các công ty khi giở chiêu “gián điệp” này chủ yếu là tìm kiếm và chiêu dụ các nhân viên giỏi, có kinh nghiệm làm việc lâu năm về công ty mình. Như vậy, các công ty này chẳng mất nhiều chi phí, thời gian để đào tạo nhân lực. Có nguồn lực giỏi họ dễ dàng rút ngắn được thời gian lên kế hoạch mở rộng thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Đây cũng là một trong rất nhiều cách để tồn tại trước các đối thủ lâu năm và có thương hiệu không nhỏ. Các doanh nghiệp khi lọt vào tầm ngắm của gián điệp thường điêu đứng vì bị mất nguồn nhân lực giỏi, những khách hàng tiềm năng cả hiện tại hay lâu dài. Điều này sẽ gây ra những phiền phức cho định hướng hoạt động lâu dài của công ty.
Rõ ràng đây là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh. Các chủ doanh nghiệp để không trở thành nạn nhân đáng tiếc của các gián điệp, hãy quan tâm nhiều hơn đến nhân viên của mình, tạo môi trường làm việc hiện đại, đoàn kết, lý tưởng, không để kẽ hở cho các gián điệp lợi dụng chia rẽ nội bộ công ty.