Từ thủa phát minh ra chữ, các cụ ta đã phát minh ra “chơi chữ”, chơi chữ độc đáo nhất có lẽ là câu đối rồi đến các thể loại thơ khác nhau.
Tuy nhiên, lớp hậu thế thời @ còn chơi chữ “độc” không thua gì các cụ xưa. Ví dụ như câu truyện cười sau:
Trong lớp học giờ đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:
- Các em hãy cho thầy biết một câu thành ngữ về người thầy.
Lớp im lặng. Thầy giáo gợi ý câu “Không thầy đố mày làm nên”:
- Câu này có chữ “mày” và chữ “nên”.
Lớp im lặng tập 2. Thầy giáo lại mớm ý:
- Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.
Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo cáu:
- Câu này có 6 chữ, có cả 2 chữ “thầy” và “làm”. Ðây là câu gì?
Cuối lớp có 1 cánh tay rụt rè giơ lên:
- Thưa thầy đó là câu “Làm thầy mày không nên đố”!
Lại thêm một vài ý kiến khác:
- Đố mày: làm thầy, nên không?
- Thầy đố, mày không nên làm.
- Mày không nên đố thầy làm.
Thầy: - (chán hẳn)!!!
Tuy nhiên, lớp hậu thế thời @ còn chơi chữ “độc” không thua gì các cụ xưa. Ví dụ như câu truyện cười sau:
Trong lớp học giờ đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:
- Các em hãy cho thầy biết một câu thành ngữ về người thầy.
Lớp im lặng. Thầy giáo gợi ý câu “Không thầy đố mày làm nên”:
- Câu này có chữ “mày” và chữ “nên”.
Lớp im lặng tập 2. Thầy giáo lại mớm ý:
- Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.
Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo cáu:
- Câu này có 6 chữ, có cả 2 chữ “thầy” và “làm”. Ðây là câu gì?
Cuối lớp có 1 cánh tay rụt rè giơ lên:
- Thưa thầy đó là câu “Làm thầy mày không nên đố”!
Lại thêm một vài ý kiến khác:
- Đố mày: làm thầy, nên không?
- Thầy đố, mày không nên làm.
- Mày không nên đố thầy làm.
Thầy: - (chán hẳn)!!!
