Bạn tham khảo nhé:
CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
1. Điều kiện:
- Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế.
(Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng ma tuý, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau.)
- Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.
2. Thời gian hưởng:
Quỹ BHXH chi trả cho thời gian nghỉ của người lao động được hưởng trợ cấp ốm đau. (tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần):
- Làm việc trong điều kiện bình thường
+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội <15 năm.
+ 40 ngày nếu đã đóng từ ≥15-30 năm.
+ 60 ngày nếu đã đóng từ ≥30 năm.
- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nơi có phụ cấp KV từ 0,7 trở lên:
+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội <15 năm.
+ 50 ngày nếu đã đóng từ ≥15-30 năm.
+ 70 ngày nếu đã đóng từ ≥30 năm.
- Người lao động mắc bệnh cần chữa trị dài ngày:
+ ≤180 ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
+ Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
- Thời gian hưởng khi con ốm đau:
+ ≤20 ngày/năm nếu con
tuổi.
+ ≤15 ngày/năm nếu con ≥3-7 tuổi.
- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ.
3. Mức hưởng:
- 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Hết thời hạn 180 ngày đối với trường hợp cần chữa trị dài ngày mức hưởng:
+ 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ ≥30 năm.
+ 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ ≥15-30 năm.
+ 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội ≤15 năm.
Nếu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được tính bằng mức lương tối thiểu
chung.
4. Thủ tục hồ sơ:
Hàng quý (hoặc hàng tháng) người sử dụng lao động lập 02 bản danh sách theo mẫu số C66a-HD kèm theo hồ sơ ốm đau của từng người lao động nộp cho BHXH quận, huyện hoặc BHXH TP nơi đơn vị đóng BHXH để xét duyệt và quyết toán kinh phí chế độ ốm đau, thai sản