cân đối cơ cấu vốn ko dễ

Voi

Member
Hội viên mới
CÂN ĐỐI CƠ CẤU VỐN KHÔNG DỄ
(Tác giả Hoài Phương. Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư. Số 28 ngày 15-02-2007)

Một cơ cấu vốn cân đối với mức chi phí vốn hợp lý là tiền đề đảm bảo cho tài chính doanh nghiệp lành mạnh. Nhưng để đạt được điều này không dễ!

Hiện nay, tỉ suất 15% gần như là mức tiêu chuẩn được doanh nghiệp sử dụng để tính toán chi phí vốn cổ phần, dù với phương pháp huy động nào.

Chi phí vốn chính là chi phí cơ hội của việc đầu tư. Bởi khi quyết định đầu tư hoặc cho vay đối với một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh tế này tức là phải từ bỏ khả năng đầu tư hoặc cho vay đối với một doanh nghiệp hay một hoạt động kinh tế khác.

Chi phí vốn cao níu chân doanh nghiệp

Cho đến nay, chi phí vốn của doanh nghiệp thường chỉ được nhìn nhận ở khía cạnh chi phí vốn vay chứ chưa bao giờ bao hàm chi phí vốn chủ sở hữu. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng như theo thực trạng của các doanh nghiệp, chi phí vốn vay của doanh nghiệp hiện nay quá lớn. Các doanh nghiệp được xem có cơ cấu vốn vay và chi phí vốn vay phải trả cao thường tập trung vào các đơn vị thuộc ngành xây dựng, với tỉ trọng 80-90% vốn vay trên tổng nguồn vốn.

Bên cạnh đó, trung bình lãi suất đi vay của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong những năm gần đây là khoảng 10%/năm, trường hợp thấp nhất cũng khoảng 8,4%/năm trong khi tỉ suất lợi nhuận chỉ khoảng 5%/năm. Mức chi phí vốn cao như thế đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và quy mô sản xuất, do nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tận dụng được nguồn vốn một cách hiệu quả, đem lại khả năng sinh lợi cao nhất, doanh nghiệp cần xem xét cẩn trọng hơn đến việc tính toán chi phí vốn từ các nguồn được huy động và phân bổ vào các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

Sự khác nhau giữa vốn vay và vốn cổ phần

Điểm khác biệt đầu tiên của vốn vay chính là, người cho vay không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp mà đơn thuần chỉ là chủ nợ của một số tiền cho vay trong một thời hạn nhất định. Khi đến hạn, số vốn này phải được hoàn trả lại. Trong khi đó, vốn cổ phần do các cổ đông góp vào là khoản đầu tư gần như vĩnh viễn cho doanh nghiệp và chỉ được hoàn trả trong trường hợp đặc biệt như giải thể, thanh lý doanh nghiệp.

Điểm khác biệt tiếp theo của vốn vay là chi phí được đo bằng lãi suất vay, hình thành do sự cân bằng cung cầu trên thị trường tiền tệ và sự thỏa thuận các điều kiện vay trong hợp đồng giữa doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, chủ nợ hoặc các tổ chức cho thuê tài chính.

Ngoài các điểm khác biệt cơ bản trên đây, vốn vay luôn được xếp trước vốn cổ phần trong thứ tự ưu tiên thanh toán chi phí. Nói cách khác, các chủ nợ luôn nhận đủ phần lãi vay của mình theo định kỳ, bất chấp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trước khi các cổ đông nhận phần chia bằng cổ tức của mình, lệ thuộc vào sự biến động của lợi nhuận còn lại sau khi đã hạch toán đầy đủ các khoản chi phí khác. Chính vì những đặc điểm trên, đối với người cung ứng vốn, vốn vay luôn được xem như khoản đầu tư ít rủi ro hơn, với mức lãi suất thấp hơn so với việc đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện thị trường có nhiều biến động.

Chi phí vốn hình thành từ vốn vay

Vốn vay của các doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vay từ các tổ chức tín dụng có thời hạn, vay tài sản từ các tổ chức chuyên cho thuê tài chính, nợ tín dụng từ các nhà cung cấp hoặc vay trực tiếp từ công chúng qua việc phát hành trái phiếu và các loại giấy nợ khác nhau. Dù được vay dưới bất kỳ hình thức nào, chi phí vốn vay chính là mức lãi suất phải trả cho các chủ nợ mà doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi quyết định sử dụng nguồn vốn này.

Đối với doanh nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn này vẫn được tận dụng tối đa bởi các ưu điểm như chi phí thấp (từ 8%-10%), được hạch toán vào khoản lợi nhuận trước thuế trong khi vẫn duy trì được khả năng kiểm soát doanh nghiệp do không bị ràng buộc vào việc bảo đảm quyền biểu quyết dành cho các cổ đông (nếu phát hành thêm cổ phiếu).

Chi phí vốn hình thành từ nguồn lợi nhuận được giữ lại

Một trong những nguồn vốn quan trọng hình thành nên vốn dài hạn của doanh nghiệp chính là phần lợi nhuận được giữ lại thay vì đem chia cho các cổ đông. Chính vì đặc điểm riêng biệt, có một không hai của nguồn vốn được hình thành bằng chính nguồn nội bộ hơn là bằng cách huy động từ bên ngoài mà chi phí bỏ ra để có được số vốn này được xem như bằng 0 đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế khi thực hiện việc đầu tư, phần vốn bổ sung từ một phần lợi nhuận được giữ lại vẫn được tính toán như phần chi phí vốn hình thành do việc phát hành thêm cổ phần.

Chi phí vốn hình thành từ vốn cổ phần

Đối với các cổ đông hay chủ sở hữu của doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn là mức sinh lợi tối thiểu mà chủ sở hữu đòi hỏi, dựa trên so sánh với các cơ hội khác có thể có được. Hay nói cách khác chính là tỉ suất sinh lợi cần thiết của cổ phiếu để các cổ đông sẵn sàng mua và giữ cổ phiếu. Những năm gần đây, do việc cổ phần hóa tại các doanh nghiệp Nhà nước trở nên phổ biến nên chi phí vốn cổ phần đã được xem xét và tính toán cụ thể hơn.

Hiện nay, mức tỉ suất 15% gần như là mức tiêu chuẩn được các doanh nghiệp sử dụng để tính toán chi phí vốn cổ phần, bất kể các phương pháp huy động khác nhau như phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu hay qua hình thức đấu giá với bất kỳ số lượng phát hành nào.

Đối với các nhà đầu tư, tỉ suất 15% cũng được xem là mức cổ tức chuẩn được kỳ vọng khi xem xét đến việc mua và giữ cổ phiếu. Chính vì vậy, mặc dù doanh nghiệp không bị ràng buộc vào những cam kết trả cổ tức định kỳ cho cổ đông, song trên thực tế nếu không đem ra được một chính sách cổ tức có sức thuyết phục và hấp dẫn thì việc sử dụng nguồn vốn này sẽ thất bại hoàn toàn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc huy động nguồn vốn này trong tương lai.

Việc tính toán chi phí sử dụng vốn có ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn huy động vốn sao cho đạt được một cơ cấu vốn tối ưu, tức một cơ cấu vốn có chi phí vốn bình quân tối thiểu, cân đối giữa tỉ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu (vốn hình thành từ nguồn lợi nhuận giữ lại và vốn cổ phần) trên tổng nguồn vốn.

Trong trường hợp thị trường vốn phát triển, chi phí vốn (bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu) phải được xác định đầy đủ, có tính đến mức độ rủi ro mà những nguồn cung ứng vốn gặp phải. Những chủ nợ thường không chấp nhận một cơ cấu vốn có tỉ lệ nợ quá cao vì quá rủi ro và ngược lại, doanh nghiệp cũng không hoạt động chỉ dựa trên vốn chủ sở hữu, vì chi phí vốn quá cao.

Ngoài ra, trên thị trường vốn cạnh tranh, vốn sẽ được phân bổ vào những doanh nghiệp có khả năng sử dụng tốt nhất. Đó là những doanh nghiệp sử dụng vốn có mức sinh lợi cao nhất và trả được mức lãi suất tốt nhất. Do vậy, một cơ cấu vốn có tỉ lệ nợ vừa phải, cân đối với tỉ lệ vốn chủ sở hữu phải thể hiện được mức chi phí vốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh tối ưu.
*************
cơ cấu vốn ....vs... cấu trúc vốn??????????:confuse1:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top