Cách làm đơn xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng

hang.dinh

Member
Hội viên mới
Những lưu ý để có đơn xin việc ấn tượng
– Điểm quan trọng trong cách làm đơn xin việc ấn tượng chính là hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là 1 ứng viên tiềm năng và phù hợp với vị trí mà họ tuyển dụng.
– Đơn xin việc chính là tấm gương phản chiếu toàn bộ con người bạn, vì vậy, bạn phải cho họ thấy sự chuyên nghiệp, tham vọng trong công việc thể hiện đầy đủ trong bức thư xin việc. Điều đó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt và toả sáng trong mắt người tuyển dụng.
– Khi viết đơn xin việc hãy thể hiện mục tiêu nghề nghiệp trong công việc bạn ứng tuyển là gì và đặt ra những kế hoạch cụ thể để đạt được các mục tiêu đó.
– Bạn nên hạn chế đưa quá nhiều kỹ năng không cần thiết vào đơn xin việc. Bạn chỉ nên đưa những kỹ năng, bằng cấp thật sự cần thiết và phù hợp nhất với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển là cách viết đơn xin việc ấn tượng nhất.
– Hãy viết thật nổi bật những kinh nghiệm công việc trước đây bạn làm và chỉ tập trung những kinh nghiệm nào thật sự phù hợp với vị trí ứng tuyển mà bạn đang tìm kiếm công việc làm.
– Cách làm đơn xin việc ấn tượng chính là hãy cung cấp cho nhà tuyển dụng những gì mà họ cần chứ không phải là thể hiện hết những gì bạn có. Người tuyển dụng chỉ mong muốn tìm 1 người thật sự phù hợp với vị trí công việc mà họ đang cần thôi.

Do hiện tại, việc viết đơn xin việc qua email trở nên phổ biến nên sau đây sẽ là một vài bí quyết để thư xin việc bằng email của bạn trở nên ấn tượng hơn bao giờ hết.

Cách viết email xin việc ấn tượng
cach-lam-don-xin-viec-an-tuong-1.jpg

Cách làm đơn xin việc ấn tượng

Cách viết email xin việc ấn tượng

1. Cách chọn địa chỉ email
– Bạn nên chọn một email “nghiêm túc”, ví dụ như dangthanhcong@yahoo.com (hoặc @gmail.com) nếu bạn tên là “Đặng Thành Công”, hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
– Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu nhoccodon@… kelangthang@… deptrai8x@… những email như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.

2. Tên File đính kèm
– Khi gửi kèm resume, thư xin việc hay bất cứ tài liệu nào khác theo yêu cầu của công ty, hãy đảm bảo rằng tên của các tài liệu ấy có chứa tên của bạn, ví dụ như ‘lindsay_smith_resume.pdf’ hay lindsay_smith_resume.doc’. Đừng quên rằng số đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng có thể lên tới 100 hoặc hơn. Nếu trong đó có một vài tài liệu đều được xác định là ‘resume.doc’, thay vì đặt tên khác cho chúng, người có trách nhiệm có thể chẳng ngó ngàng gì đến.
– Bên cạnh đó, gửi các tập tin dạng pdf sẽ đảm bảo quy cách trong các tài liệu sẽ không bị thay đổi. Và khi gửi chúng, nhớ báo cho người đọc rằng bạn có thể gửi tài liệu dưới dạng văn bản Word. Điều này ngay lập tức thiết lập một cuộc đối thoại giữa bạn và người đọc hồ sơ của bạn. Đó là một khởi đầu tốt đẹp cho việc tiếp nhận công việc.

3. Điền thông tin chủ đề (tiêu đề) email hợp lý
– Không được để trống dòng chủ đề, hoặc dùng một chủ đề chung chung như “xin chào”. Hãy cho nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích email của bạn tại ngay khi mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau.

4.Ghi thông tin liên lạc của bạn vào email
– Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này.
– Một ý hay để giải quyết vấn đề này là bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của email. Việc điền thông tin liên lạc vào email bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.
(Bạn có thể thêm phần thông tin liên lạc ở phần cuối hoặc phần giới thiệu sơ qua trên đầu)

5. Đọc lại email và kiểm tra lỗi chính tả
Chẳng có gì đau đớn hơn khi kết quả của cả một quá trình học hành và chịu khó làm việc tiếp thu kinh nghiệm lại bị loại bởi một lý do đơn giản. Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng email của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.

Một số “mẹo” làm nổi bật email xin việc
1. Viết phần chủ đề ấn tượng
– Thay vì viết phần chủ đề chung chung như “Ứng tuyển cho vị trí… ”, bạn có thể áp dụng công thức “Vị trí ứng tuyển +Họ Tên + Số năm kinh nghiệm làm việc + Trình độ”.
Ví Dụ : “Ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kinh doanh + Nguyễn Văn A + 10 năm kinh nghiệm + MBA, ĐH Quốc gia Singapore”.
Hãy tập trung vào những cụm từ nêu bật phẩm chất tốt nhất của bạn. Kiểu chủ đề này sẽ gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn, thôi thúc họ mở và đọc hết email của bạn.

Nêu rõ sự kết nối với công ty ngay phần đầu email

– Phần mở đầu email lý tưởng nhất có thể là:
“Ông/bà X đã cho tôi biết thông tin về vị trí tuyển dụng này của công ty”. Như vậy, người nhận email biết ông/bà X và người này giới thiệu công việc cho bạn. Sự kết nối ngay từ đầu email này sẽ giúp bạn có chút lợi thế hơn so với những ứng viên khác bởi giới thiệu qua người quen vẫn là một trong những biện pháp xin việc hiệu quả nhất hiện nay.
– Vì vậy, trước khi gửi email xin việc, hãy xem người nào trong mạng lưới quan hệ có thể giúp bạn kết nối với công ty hoặc bộ phận nhân sự công ty

2. Nội dung mail
Liệt kê những điểm mạnh của bản thân
– Trong email, đừng chỉ viết ngắn gọn “Tôi viết email này để ứng tuyển vào vị trí X và đính kèm là sơ yếu lý lịch của tôi”. Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn. Từ đó khiến họ tò mò và tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Đây có thể là phiên bản ngắn gọn của thư xin việc và như vậy bạn cũng không cần gửi đính kèm thư xin việc.
– Tốt nhất nên gạch ra 4 – 5 dòng ngắn gọn vì người nhận sẽ chỉ nhanh chóng lướt qua trong vài giây. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong email để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc.

3. Gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng sau khi gửi email
– Không phải lúc nào email cũng là cách thức liên lạc đáng tin cậy. Có thể người nhận sẽ xem email của bạn là thư rác bởi họ nhận được quá nhiều email và không thể kiểm soát hết. Do đó, sau khi gửi email, hãy gọi điện để xác nhận nhà tuyển dụng đã nhận được email của bạn hay chưa.
Nếu sau 1 tuần không nhận được thông tin gì, hãy tiếp tục liên lạc lại với họ.

cach-lam-don-xin-viec-an-tuong-2.jpg

Hãy chủ động gọi cho nhà tuyển dụng trong trường hợp bạn thấy cần thiết

Lời khuyên nội dung email xin việc
– Không để trống mail, nếu không biết viết gì thì ít nhất cũng phải có một lời chào, và ghi rõ vị trí ứng tuyển.
– Nên để nội dung đơn xin việc vào mail: vì nó sẽ giúp người nhận ( nhân sự) có thể đọc ngay và có được cái thông tin ban đầu về bạn mà không cần phải tải cái đơn xin việc về ( khi bạn đính kèm).
Đính kèm gì trong hồ sơ xin việc qua email?
– Đơn xin việc
– CV
– Bảng điểm ( nếu mới ra trường)
– Tất cả các văn bằng, chứng chỉ có được( scan, hoặc chụp hình)
– Các loại giấy khen trong quá trình học, học bổng …..
CV và đơn xin việc tốt nhất nên chuyển sang pdf vì: nếu để word thì dễ bị hiển thị sai định dạng khi người nhận dùng bản office khác bạn. Tùy yêu cầu, vị trí của công ty mà bạn gửi đầy đủ các mục trên
CV viết cần chú ý gì ? Khi là sinh viên mới ra trường viết gì trong cv ?
– Trong quá trình học có làm công việc gì cứ ghi vào
– Nếu chưa có kinh nghiệm đúng chuyên ngành, thì cứ ghi vào các bài tập, đồ án đã làm, nhớ ghi rõ chi tiết cái đồ án đó có cái gì, làm về gì…

Kyna.vn sưu tầm và biên tập
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top