1. Định nghĩa về mô hình nến Nhật?
Biểu đồ nến, hay còn gọi là biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart) mà chúng ta vẫn dùng ngày nay bắt nguồn từ Nhật Bản.
Các nhà giao dịch có thể sử dụng nến để xác định mô hình hành động giá và đưa ra quyết định dựa trên xu hướng ngắn hạn của giá.
Nến Nhật được sử dụng để hiển thị giá cao, thấp, giá mở và đóng của chứng khoán trong một khoảng thời gian cụ thể. Bóng của nến cho thấy giá cao và thấp trong ngày cũng như cách chúng so sánh với giá mở và đóng. Hình dạng nến sẽ thay đổi dựa trên mối quan hệ giữa giá cao và thấp, mở và đóng trong ngày.
2. Cách đọc mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật được cấu thành từ 2 thành phần chính là: thân nến và râu nến (bóng nến)
Nếu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa/giá hiện tại thì nến sẽ có màu xanh => biểu thị giá tăng. Ngược lại nếu giá giảm xuống dưới giá mở cửa thì là nến đỏ =>biểu thị giá giảm.
Lưu ý: không phải cây nến nào cũng có đầy đủ thân nến và râu (bóng) nến.
3.1. Nến Marubozu
Đặc điểm: Thân nến lớn, không có râu (bóng) nến, xuất hiện khi lực mua/bán mạnh, không có sự do dự của nhà đầu tư.
3.2. Nến Spinning Tops
Đặc điểm: Thân ngắn, râu (bóng) trên và dưới dài. Thể hiện sự dằng co giữa phe mua và phe bán, cho thấy sự lưỡng lự của nhà đầu tư.
3.3. Nến Hanging Man và nến Hammer
Đặc điểm: Hai nến này giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về vị trí. Nếu xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng là nến treo cổ hanging man, nếu xuất hiện ở đáy xu hướng giảm là nến búa Hammer. Thân nến nhỏ, râu (bóng) nến dưới dài hơn thân nến từ 3 lần trở lên.
Nến Hammer: mô hình nến đảo chiều tăng. Nến Hannging man: mô hình nến đảo chiều giảm.
3.4. Nến Shooting Star và nến Inverted Hammer
Đặc điểm: Hai nến này giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về vị trí. Thân nến nhỏ, râu (bóng) nến trên dài hơn thân nến từ 3 lần trở lên. Inverted xuất hiện khi xu hướng đang giảm, có dấu hiệu đảo chiều xu hướng tăng. Shooting Star xuất hiện khi xu hướng tăng, có dấu hiệu đảo chiều xu hướng giảm.
3.5. Nến Doji
Mô hình nến Doji thường được tìm thấy ở phần đáy và đỉnh của các xu hướng và do đó được coi là một dấu hiệu có thể đảo ngược hướng giá, nhưng Doji cũng có thể được xem như là một mô hình tiếp tục.
Doji được hình thành khi giá mở cửa và giá đóng cửa bằng nhau.
Sau khi mở, giá được đẩy cao hơn chỉ để giá bị từ chối và đẩy thấp hơn. Tuy nhiên, thị trường không thể giữ giá thấp hơn, và sau đó đẩy giá trở lại giá mở cửa.
4. Những khó khăn khi sử dụng mô hình nến Nhật trong giao dịch
● Cần phải chờ xác nhận: Đây là một nhược điểm khá rõ ràng của mô hình nến Nhật. Chỉ cần độ trễ 30 giây đã có thể ảnh hưởng đến giá mở và đóng của nến là làm cho hình dạng của chúng khác đi.
● Số lượng nhiều: Một số lượng lớn các mẫu hình nến có thể và sự kết hợp của chúng. Như chúng ta vừa liệt kê ở phần trên, các mô hình nến Nhật rất đa dạng và có số lượng khá lớn. Việc kết hợp của chúng có thể gây bối rối cho các nhà giao dịch.
● Không thể dự báo xu hướng trong tương lai: Các mô hình nến Nhật chỉ thể hiện các mức giá trong khoảng thời gian nhất định ở hiện tại. Nó sẽ không thể hiện được xu hướng giá và đồng thời cũng không xác định được xu hướng của thị trường trong thời gian hiện tại.
Cuối cùng các bạn lưu ý, cần kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để gia tăng xác suất khi vào lệnh.
ĐÂY LÀ BÀI CHIA SẺ QUAN ĐIỂM, MÌNH KHÔNG CHỊU BẤT CỨ TRÁCH NHIỆM NÀO KHI CÁC BẠN ÁP DỤNG VÀO VIỆC MUA BÁN CÁC MÃ CỔ PHIẾU.
Cám ơn và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ sau.
Biểu đồ nến, hay còn gọi là biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart) mà chúng ta vẫn dùng ngày nay bắt nguồn từ Nhật Bản.
Các nhà giao dịch có thể sử dụng nến để xác định mô hình hành động giá và đưa ra quyết định dựa trên xu hướng ngắn hạn của giá.
Nến Nhật được sử dụng để hiển thị giá cao, thấp, giá mở và đóng của chứng khoán trong một khoảng thời gian cụ thể. Bóng của nến cho thấy giá cao và thấp trong ngày cũng như cách chúng so sánh với giá mở và đóng. Hình dạng nến sẽ thay đổi dựa trên mối quan hệ giữa giá cao và thấp, mở và đóng trong ngày.
2. Cách đọc mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật được cấu thành từ 2 thành phần chính là: thân nến và râu nến (bóng nến)
Nếu giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa/giá hiện tại thì nến sẽ có màu xanh => biểu thị giá tăng. Ngược lại nếu giá giảm xuống dưới giá mở cửa thì là nến đỏ =>biểu thị giá giảm.
Lưu ý: không phải cây nến nào cũng có đầy đủ thân nến và râu (bóng) nến.
- Giá mở: Phần trên cùng hoặc dưới cùng của thân nến sẽ cho biết giá mở, tùy thuộc vào việc giá tăng hay giảm. Nếu giá có xu hướng tăng, nến thường có màu xanh và giá mở ở dưới cùng. Ngược lại, nếu xu hướng giá giảm, nến thường có màu đỏ và giá mở ở trên cùng.
- Giá cao: Giá cao trong thời kỳ nến được biểu thị bằng đỉnh của bóng nến trên. Nếu giá mở hoặc giá đóng là giá cao nhất, thì sẽ không có bóng nến trên.
- Giá thấp: Giá thấp được tính bởi phần dưới cùng của bóng nến dưới. Nếu giá mở hoặc giá đóng là giá thấp nhất, thì sẽ không có bóng nến dưới.
- Giá đóng: Giá đóng cửa là giá cuối cùng được giao dịch, được biểu thị bằng đỉnh của phần thân nến đối với nến xanh hoặc đáy của phần thân nến đối với nến đỏ.
3.1. Nến Marubozu
Đặc điểm: Thân nến lớn, không có râu (bóng) nến, xuất hiện khi lực mua/bán mạnh, không có sự do dự của nhà đầu tư.
3.2. Nến Spinning Tops
Đặc điểm: Thân ngắn, râu (bóng) trên và dưới dài. Thể hiện sự dằng co giữa phe mua và phe bán, cho thấy sự lưỡng lự của nhà đầu tư.
3.3. Nến Hanging Man và nến Hammer
Đặc điểm: Hai nến này giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về vị trí. Nếu xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng là nến treo cổ hanging man, nếu xuất hiện ở đáy xu hướng giảm là nến búa Hammer. Thân nến nhỏ, râu (bóng) nến dưới dài hơn thân nến từ 3 lần trở lên.
Nến Hammer: mô hình nến đảo chiều tăng. Nến Hannging man: mô hình nến đảo chiều giảm.
3.4. Nến Shooting Star và nến Inverted Hammer
Đặc điểm: Hai nến này giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về vị trí. Thân nến nhỏ, râu (bóng) nến trên dài hơn thân nến từ 3 lần trở lên. Inverted xuất hiện khi xu hướng đang giảm, có dấu hiệu đảo chiều xu hướng tăng. Shooting Star xuất hiện khi xu hướng tăng, có dấu hiệu đảo chiều xu hướng giảm.
3.5. Nến Doji
Mô hình nến Doji thường được tìm thấy ở phần đáy và đỉnh của các xu hướng và do đó được coi là một dấu hiệu có thể đảo ngược hướng giá, nhưng Doji cũng có thể được xem như là một mô hình tiếp tục.
Doji được hình thành khi giá mở cửa và giá đóng cửa bằng nhau.
Sau khi mở, giá được đẩy cao hơn chỉ để giá bị từ chối và đẩy thấp hơn. Tuy nhiên, thị trường không thể giữ giá thấp hơn, và sau đó đẩy giá trở lại giá mở cửa.
4. Những khó khăn khi sử dụng mô hình nến Nhật trong giao dịch
● Cần phải chờ xác nhận: Đây là một nhược điểm khá rõ ràng của mô hình nến Nhật. Chỉ cần độ trễ 30 giây đã có thể ảnh hưởng đến giá mở và đóng của nến là làm cho hình dạng của chúng khác đi.
● Số lượng nhiều: Một số lượng lớn các mẫu hình nến có thể và sự kết hợp của chúng. Như chúng ta vừa liệt kê ở phần trên, các mô hình nến Nhật rất đa dạng và có số lượng khá lớn. Việc kết hợp của chúng có thể gây bối rối cho các nhà giao dịch.
● Không thể dự báo xu hướng trong tương lai: Các mô hình nến Nhật chỉ thể hiện các mức giá trong khoảng thời gian nhất định ở hiện tại. Nó sẽ không thể hiện được xu hướng giá và đồng thời cũng không xác định được xu hướng của thị trường trong thời gian hiện tại.
Cuối cùng các bạn lưu ý, cần kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để gia tăng xác suất khi vào lệnh.
ĐÂY LÀ BÀI CHIA SẺ QUAN ĐIỂM, MÌNH KHÔNG CHỊU BẤT CỨ TRÁCH NHIỆM NÀO KHI CÁC BẠN ÁP DỤNG VÀO VIỆC MUA BÁN CÁC MÃ CỔ PHIẾU.
Cám ơn và hẹn gặp lại trong các bài chia sẻ sau.