Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo thông tư 107

Đan Thy

Member
Hội viên mới
Các định khoản kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107

1. Rút tiền gửi Kho bạc, ngân hàng về quỹ tiền của đơn vị sẽ ghi là:

Nợ TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 112 – Tiền gửi kho bạc, ngân hàng.

2. Rút tạm ứng dự toán chi hoạt động để tiêu cho đơn vị:

a. Ghi khi rút tạm ứng dự toán

Nợ TK 111 – Tiền mặt.

Có TK 337 – Tạm thu (3371).

Ngoài ra, ghi:

Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221).

b. Chi trực tiếp từ quỹ trước đó đơn vị đã tạm ứng, là tiền mặt thuộc ngân sách nhà nước

Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động.

Có TK 111 – Tiền mặt.

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).

Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.

c. Xuất tiền mặt tạm ứng cho lao động ở đơn vị

Nợ TK 141 – Tạm ứng.

Có TK 111 – Tiền mặt.

Trường hợp lao động thanh toán tạm ứng:

Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động

Có TK 141 – Tạm ứng.

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).

Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.

d. Thanh toán bằng tiền mặt các khoản phải trả

Nợ các TK 331, 332, 334…

Có TK 111 – Tiền mặt.

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371).

Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.

e. Ứng trước các khoản cho nhà cung cấp

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán.

Có TK 111 – Tiền mặt.

Trường hợp thanh lý hợp đồng với nhà cung cấp:

Nợ 611 – Chi phí hoạt động

Có TK 331 – Phải trả cho người bán.

Nợ TK 337 – Tạm thu (3371)

Có TK 511 – Thu hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp.

f. Làm thủ tục thanh toán tạm ứng với ngân sách Nhà nước:

Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008211, 008221) (ghi âm).

Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động (008212, 008222) (ghi dương).

3. Khi thu lệ phí, phí

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 337 – Tạm thu (3373)

Hoặc có TK 138 – Phải thu khác (1383).

4. Thu khoản phải thu khách hàng

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu khách hàng.

5. Thu hồi khoản từng cho lao động trong đơn vị tạm ứng

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 141 – Tạm ứng.

6. Thu hồi nợ phải thu nội bộ

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 136 – Phải thu nội bộ

7. Phát hiện quỹ thừa nhưng chưa xác định được nguyên nhân

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 338 – Phải trả khác (3388).

8. Lãi từ đầu tư trái phiếu, túi phiếu, cổ tức… và các khoản đầu tư khác

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 138 – Phải thu khác (1381, 1382)

Hoặc có TK 515 – Doanh thu tài chính.

9. Thu tiền bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ

a. Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, GTGT, xuất khẩu, gián thu… kế toán phản ánh doanh thu bán hàng, theo giá chưa có thuế. Khi ghi nhận doanh thu phải tách riêng các khoản thuế theo từng ngày:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (tổng giá thanh toán)

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Có TK 531 – Doanh thu hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh với giá chưa có thuế GTGT

Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước

b. Nếu các khoản thuế không tách ngay được mà phải ghi nhận doanh thu bao gồm cả các khoản thuế thì phải ghi:

Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh

Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top