BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 777/TCT-CS
V/v chính sách thuế TNDN
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2015
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận
(Địa chỉ: 34 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, tp Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số 226/CV-TA ngày 26/8/2014, công văn số 282/CV-TA ngày 28/10/2014 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận về việc khiếu kiện quyết định hành chính trong việc truy thu thuế của Công ty CP Hàng hải Thiên An, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 11/VPCP-KTTH ngày 5/1/2015 và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Khoản 42 Mục VIII Phần B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư như sau:
“42. Phát triển vận tải công cộng bao gồm: vận tải bằng phương tiện tàu biển, máy bay; vận tải bằng đường sắt; vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên; vận tải bằng phương tiện thủy nội địa chở khách hiện đại, tốc độ cao; vận tải bằng công-ten-nơ.”
Điều 143, 144, 145, 146 Luật Hàng hải số 40/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 quy định:
“Điều 143. Hợp đồng thuê tàu định hạn
1. Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu.
…
Điều 144. Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu định hạn
1. Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm, thời điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong suốt thời gian thuê tàu.
2. Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.
Điều 145. Quyền của người thuê tàu định hạn
1. Người thuê tàu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý.
2. Người thuê tàu không có quyền sử dụng các khu vực khác ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, trừ trường hợp được chủ tàu đồng ý.
Điều 146. Nghĩa vụ của người thuê tàu định hạn
1. Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu.
2. Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hợp pháp.
3. Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.
Tại công văn số 3401/BKHĐT-TCTT ngày 24/5/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến: “Căn cứ hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, hoạt động cho thuê phương tiện vận tải có kèm theo người điều khiển hoặc vận hành được xếp vào ngành H: vận tải kho bãi. Do vậy, hoạt động cho thuê tàu định hạn là hoạt động cho thuê tàu có người điều khiển liên quan đến vận tải được xếp vào ngành H: vận tải kho bãi.
Tuy nhiên, căn cứ Khoản 1 Điều 145 Luật Hàng hải quy định quyền của người thuê tàu định hạn như sau: “người thuê tàu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý”. Như vậy, chủ tàu (bên cho thuê) không phải là đối tượng sử dụng phương tiện để vận tải hàng hóa, hành khách. Đây là hoạt động cung ứng dịch vụ cho hoạt động tàu biển giữa bên cho thuê và bên thuê tàu. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hoạt động cho thuê tàu định hạn là hoạt động cho thuê tài sản tàu biển, không phải là hoạt động vận tải biển. Việc quy định như trên sẽ đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tàu định hạn, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời, tránh hiện tượng hưởng ưu đãi trùng của bên cho thuê và bên đi thuê tàu.”
Tại công văn số 2281/BGTVT-VT ngày 21/3/2013, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến: “Thuê tàu định hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa trong một khoảng thời gian và trong một hoặc nhiều vùng khai thác nhất định, tàu cho thuê định hạn thì chủ tàu mất quyền kiểm soát trong việc điều động, khai thác hàng hóa cho con tàu đó nhưng vẫn trực tiếp quản lý và trả lương cho đội thuyền viên. Như vậy, trên thực tế hoạt động này cũng có thể được xem như hoạt động tham gia vận tải biển và bản chất hoạt động hàng hải của các hợp đồng này đều là kinh doanh vận tải biển.”
Ngày 5/11/2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 16124/BTC-TCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xác định ngành nghề đối với hoạt động cho thuê tàu định hạn.
Ngày 5/1/2015, Văn phòng Chính phủ có công văn số 11/VPCP-KTTH thông báo về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng: “Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 16124/BTC-TCT ngày 5/11/2014 về việc thuế đối với hoạt động cho thuê tàu định hạn, thay mặt Thủ tướng Chính phủ Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hoạt động cho thuê tàu định hạn được xác định là dịch vụ cung ứng cho hoạt động tàu biển, không phải là hoạt động vận tải biển để được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
Tổng cục Thuế trả lời để Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Vụ CST, PC (BTC);
- Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh;
- Lưu VT, CS (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 777/TCT-CS
V/v chính sách thuế TNDN
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2015
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận
(Địa chỉ: 34 Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, tp Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số 226/CV-TA ngày 26/8/2014, công văn số 282/CV-TA ngày 28/10/2014 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận về việc khiếu kiện quyết định hành chính trong việc truy thu thuế của Công ty CP Hàng hải Thiên An, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 11/VPCP-KTTH ngày 5/1/2015 và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Khoản 42 Mục VIII Phần B Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư như sau:
“42. Phát triển vận tải công cộng bao gồm: vận tải bằng phương tiện tàu biển, máy bay; vận tải bằng đường sắt; vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên; vận tải bằng phương tiện thủy nội địa chở khách hiện đại, tốc độ cao; vận tải bằng công-ten-nơ.”
Điều 143, 144, 145, 146 Luật Hàng hải số 40/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 quy định:
“Điều 143. Hợp đồng thuê tàu định hạn
1. Hợp đồng thuê tàu định hạn là hợp đồng thuê tàu, theo đó chủ tàu cung cấp một tàu cụ thể cùng với thuyền bộ cho người thuê tàu.
…
Điều 144. Nghĩa vụ của chủ tàu trong thuê tàu định hạn
1. Chủ tàu có nghĩa vụ giao tàu biển cho người thuê tàu đúng địa điểm, thời điểm với trạng thái an toàn kỹ thuật cần thiết, có đủ dự trữ phù hợp với mục đích sử dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng và duy trì như vậy trong suốt thời gian thuê tàu.
2. Chủ tàu có nghĩa vụ cung cấp thuyền bộ có năng lực phù hợp với mục đích sử dụng tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng, trả lương và bảo đảm các quyền lợi hợp pháp khác cho thuyền viên trong thời gian thuê tàu.
Điều 145. Quyền của người thuê tàu định hạn
1. Người thuê tàu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý.
2. Người thuê tàu không có quyền sử dụng các khu vực khác ở trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý, trừ trường hợp được chủ tàu đồng ý.
Điều 146. Nghĩa vụ của người thuê tàu định hạn
1. Người thuê tàu có nghĩa vụ sử dụng tàu đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng và phải quan tâm thích đáng các quyền lợi của chủ tàu.
2. Người thuê tàu có nghĩa vụ bảo đảm tàu chỉ được sử dụng để vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý hợp pháp.
3. Sau khi hết hạn cho thuê tàu, người thuê tàu có nghĩa vụ trả tàu cho chủ tàu đúng địa điểm, thời điểm và trạng thái kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ những hao mòn tự nhiên của tàu.
Tại công văn số 3401/BKHĐT-TCTT ngày 24/5/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến: “Căn cứ hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, hoạt động cho thuê phương tiện vận tải có kèm theo người điều khiển hoặc vận hành được xếp vào ngành H: vận tải kho bãi. Do vậy, hoạt động cho thuê tàu định hạn là hoạt động cho thuê tàu có người điều khiển liên quan đến vận tải được xếp vào ngành H: vận tải kho bãi.
Tuy nhiên, căn cứ Khoản 1 Điều 145 Luật Hàng hải quy định quyền của người thuê tàu định hạn như sau: “người thuê tàu có toàn quyền sử dụng các khu vực chuyên dùng trên tàu để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý”. Như vậy, chủ tàu (bên cho thuê) không phải là đối tượng sử dụng phương tiện để vận tải hàng hóa, hành khách. Đây là hoạt động cung ứng dịch vụ cho hoạt động tàu biển giữa bên cho thuê và bên thuê tàu. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hoạt động cho thuê tàu định hạn là hoạt động cho thuê tài sản tàu biển, không phải là hoạt động vận tải biển. Việc quy định như trên sẽ đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tàu định hạn, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước đồng thời, tránh hiện tượng hưởng ưu đãi trùng của bên cho thuê và bên đi thuê tàu.”
Tại công văn số 2281/BGTVT-VT ngày 21/3/2013, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến: “Thuê tàu định hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa trong một khoảng thời gian và trong một hoặc nhiều vùng khai thác nhất định, tàu cho thuê định hạn thì chủ tàu mất quyền kiểm soát trong việc điều động, khai thác hàng hóa cho con tàu đó nhưng vẫn trực tiếp quản lý và trả lương cho đội thuyền viên. Như vậy, trên thực tế hoạt động này cũng có thể được xem như hoạt động tham gia vận tải biển và bản chất hoạt động hàng hải của các hợp đồng này đều là kinh doanh vận tải biển.”
Ngày 5/11/2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 16124/BTC-TCT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xác định ngành nghề đối với hoạt động cho thuê tàu định hạn.
Ngày 5/1/2015, Văn phòng Chính phủ có công văn số 11/VPCP-KTTH thông báo về ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng: “Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 16124/BTC-TCT ngày 5/11/2014 về việc thuế đối với hoạt động cho thuê tàu định hạn, thay mặt Thủ tướng Chính phủ Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.”
Căn cứ quy định nêu trên thì hoạt động cho thuê tàu định hạn được xác định là dịch vụ cung ứng cho hoạt động tàu biển, không phải là hoạt động vận tải biển để được hưởng ưu đãi thuế TNDN.
Tổng cục Thuế trả lời để Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Vụ CST, PC (BTC);
- Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh;
- Lưu VT, CS (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn