Rất nhiều người vì mâu thuẫn với sếp mà phải bỏ vị trí công việc yêu thích và nhiều cơ hội. Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy tìm một giải pháp hay hơn nhé.
Dưới đây là 6 cách giúp bạn nhìn nhận và vượt qua tình huống khó khăn này:
Hãy là người cao thượng
Khi bạn và sếp có mâu thuẫn trong công việc hãy im lặng và lắng nghe. Bạn không nên nói hay làm gì ngay trong lúc này bởi cảm xúc hiện tại có thể khiến bạn làm những điều không đúng. Ngồi một chỗ, hít thở sâu và ngẫm nghĩ về câu chuyện, mọi thứ có thể không đáng phải bực tức đến vậy. Điều tốt nhất lúc này là im lặng dù bạn có cảm thấy khó chịu đến đâu, bởi vì khi tức giận chúng ta thường có xu hướng nói xấu người khiến ta tức giận.
Hãy làm cho mình bận rộn
Hãy để đầu óc và tinh thần bạn được “vây quanh” bởi những suy nghĩ tích cực và những điều vui vẻ trong khoảng thời gian khó khăn này. Ví dụ như hãy gặp gỡ bạn bè nói chuyện, tìm một số loại hình giải trí khác hoặc hãy nghe nhạc trong khi làm việc để tinh thần thoải mái. Hãy làm việc chăm chỉ hơn để sếp biết rằng bạn là nhân viên tốt, và cũng là cách để khiến bạn nhanh chóng quên đi chuyện bực tức này. Mọi rạn nứt đều cần thời gian để hàn gắn và điều quan trọng là bạn phải vượt qua được quãng thời gian đó.
Hãy nhận trách nhiệm dù đúng hay sai
Thừa nhận trách nhiệm trong tình huống này có thể giúp quan hệ của bạn và sếp nhanh chóng trở lại như trước. Sếp là người đứng đầu, quản lý một lượng nhân viên nhất định vì thế thật khó để sếp thừa nhận sai lầm và xin lỗi nhân viên. Nếu sự việc không quá nghiêm trọng bạn nên đứng ra nhận lỗi và hứa sẽ không có lần hai. Hành động này là vì lợi ích lâu dài cho sự nghiệp của bạn và thậm chí sếp sẽ thầm thán phục cách xử sự của bạn.
Nói chuyện với sếp để hiểu nhau hơn
Hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp rằng trong công việc như vậy sếp muốn bạn thực hiện như thế nào? Trong cách làm việc của bạn hiện nay có điều gì cần thay đổi? Từ đó cả hai phía sẽ hiểu mong muốn và cách làm việc của nhau hơn. Sếp sẽ hiểu một vị sếp được nhân viên yêu quý thì cần những gì và ngược lại bạn cũng hiểu sếp muốn gì ở một nhân viên, từ đó sẽ khó xảy ra những hiểu lầm và tranh cãi.
Hãy phân tích kỹ hình huống bạn gặp phải
Nếu bạn vội vã xin nghỉ việc và không tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, trong tương lai vị sếp mới của bạn cũng như vậy thì bạn tính sao? Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào hãy dành thời gian suy nghĩ xem liệu bạn có quá nhạy cảm với tình huống đó? Bạn là người cứng đầu không chịu gặp và nói chuyện với sếp hay sếp bạn là người không biết khoan dung? Khi có được câu trả lời bạn sẽ biết giải pháp cần thiết ở đây là gì.
Hãy coi đó như là một cơ hội
Mặc dù bạn đã dành thời gian phân tích đúng/sai, thiệt/ hơn nhưng tình hình vẫn không được cải thiện thì bạn hãy coi đó là một cơ hội để bạn tìm một công việc tốt hơn.
Dưới đây là 6 cách giúp bạn nhìn nhận và vượt qua tình huống khó khăn này:
Hãy là người cao thượng
Khi bạn và sếp có mâu thuẫn trong công việc hãy im lặng và lắng nghe. Bạn không nên nói hay làm gì ngay trong lúc này bởi cảm xúc hiện tại có thể khiến bạn làm những điều không đúng. Ngồi một chỗ, hít thở sâu và ngẫm nghĩ về câu chuyện, mọi thứ có thể không đáng phải bực tức đến vậy. Điều tốt nhất lúc này là im lặng dù bạn có cảm thấy khó chịu đến đâu, bởi vì khi tức giận chúng ta thường có xu hướng nói xấu người khiến ta tức giận.
Hãy làm cho mình bận rộn
Hãy để đầu óc và tinh thần bạn được “vây quanh” bởi những suy nghĩ tích cực và những điều vui vẻ trong khoảng thời gian khó khăn này. Ví dụ như hãy gặp gỡ bạn bè nói chuyện, tìm một số loại hình giải trí khác hoặc hãy nghe nhạc trong khi làm việc để tinh thần thoải mái. Hãy làm việc chăm chỉ hơn để sếp biết rằng bạn là nhân viên tốt, và cũng là cách để khiến bạn nhanh chóng quên đi chuyện bực tức này. Mọi rạn nứt đều cần thời gian để hàn gắn và điều quan trọng là bạn phải vượt qua được quãng thời gian đó.
Hãy nhận trách nhiệm dù đúng hay sai
Thừa nhận trách nhiệm trong tình huống này có thể giúp quan hệ của bạn và sếp nhanh chóng trở lại như trước. Sếp là người đứng đầu, quản lý một lượng nhân viên nhất định vì thế thật khó để sếp thừa nhận sai lầm và xin lỗi nhân viên. Nếu sự việc không quá nghiêm trọng bạn nên đứng ra nhận lỗi và hứa sẽ không có lần hai. Hành động này là vì lợi ích lâu dài cho sự nghiệp của bạn và thậm chí sếp sẽ thầm thán phục cách xử sự của bạn.
Nói chuyện với sếp để hiểu nhau hơn
Hãy nói chuyện thẳng thắn với sếp rằng trong công việc như vậy sếp muốn bạn thực hiện như thế nào? Trong cách làm việc của bạn hiện nay có điều gì cần thay đổi? Từ đó cả hai phía sẽ hiểu mong muốn và cách làm việc của nhau hơn. Sếp sẽ hiểu một vị sếp được nhân viên yêu quý thì cần những gì và ngược lại bạn cũng hiểu sếp muốn gì ở một nhân viên, từ đó sẽ khó xảy ra những hiểu lầm và tranh cãi.
Hãy phân tích kỹ hình huống bạn gặp phải
Nếu bạn vội vã xin nghỉ việc và không tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, trong tương lai vị sếp mới của bạn cũng như vậy thì bạn tính sao? Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào hãy dành thời gian suy nghĩ xem liệu bạn có quá nhạy cảm với tình huống đó? Bạn là người cứng đầu không chịu gặp và nói chuyện với sếp hay sếp bạn là người không biết khoan dung? Khi có được câu trả lời bạn sẽ biết giải pháp cần thiết ở đây là gì.
Hãy coi đó như là một cơ hội
Mặc dù bạn đã dành thời gian phân tích đúng/sai, thiệt/ hơn nhưng tình hình vẫn không được cải thiện thì bạn hãy coi đó là một cơ hội để bạn tìm một công việc tốt hơn.