10 sai lầnm trong công việc và làm thế nào để tránh ?

huynh lam

No Back !
Hội viên mới
1.Không có kế hoạch

Mâu thuẫn trong công việc là chuyện không thể tránh được. Nhưng mâu thuẫn với người có ảnh hưởng đến sự phát triển công việc của mình, phải luôn tự hỏi: Mình muốn kết quả (hậu quả) thật sự sẽ như thế nào? Chuyên viên tư vấn quản trị Judith Briles đề nghị là trước khi bước vào bất kỳ một cuộc gặp gỡ nào có thể dẫn đến sự giận dữ, bạn phải chuẩn bị sẵn một chiến lược và bám chặt vào nó.



Ellen Tryon, nhân viên quản trị của một bệnh viện chợt phát hiện một đồng nghiệp của mình làm việc nhẹ hơn cô rất nhiều nhưng lại hưởng mức lương cao hơn. Tryon rất tức giận, nhưng đủ bình tĩnh để không nhảy bổ vào văn phòng của sếp. Cô cẩn thận tập trước những gì cô định nói với sếp.

Cuối cùng, Tryon nói chuyện với sếp và trình bày những nhiệm vụ của cô và các đồng nghiệp khác. Khi sếp cho biết rằng công ty chứ không phải ông ấy quyết định mức lương, thì cô có sẵn câu đối đáp: “ Nhưng nếu ông tin tưởng rằng chúng ta ai cũng được trả lương công bằng và phù hợp với công việc thì vẫn có thể giải quyết được”. Sếp nói ông cần suy nghĩ lại và cuối cùng Tryon được tăng lương.

Tranh đấu cho cái mình biết chắc là đúng, nhưng bằng cách tạo cho sếp cảm thấy ông ta chính là chỗ dựa của mình, Tryon đã đạt được điều mình mong muốn.



2.Không hiểu công ty chờ đợi gì ở mình

Nếu cấp trên không dành thời gian giải thích đầy đủ chức vụ và vị trí của bạn có tính chất như thế nào, hãy tiếp tục hỏi cho đến khi hiểu chính xác là bạn được trông đợi trong công việc cụ thể nào. Chuyên gia tư vấn huấn luyện quản trị Lee Colby khuyên: “ Đừng hạn chế câu hỏi để ước tính công việc hàng ngày phải làm” Hãy hỏi cặn kẽ để làm rõ: “ Mục tiêu của chúng ta là gì? Công việc của tôi phải như thế nào để hòa hợp với mục tiêu chung của công ty?”

Nếu cấp trên còn mơ hồ, giải thích không rõ về mục đích yêu cầu công việc của bạn, hãy làm thử phương pháp do Doug Lind, CEO tập đoàn quản trị và tham vấn Sigma Group of American, đề nghị như sau:

_ Đọc kỹ bản mô tả công việc của bạn ( hầu hết các công ty đều cung cấp cho bạn một bản)

_ Nhận diện hai hay ba nhiệm vụ quan trọng nhất mà công việc đòi hỏi

_ Sau đó gặp sếp, chỉ ra những nhiệm vụ bạn vừa chọn và hỏi xem chúng có phản ánh đúng chính xác những cái mà cấp trên cho là quan trọng không.



3. Làm việc có một mình

“ Nguyên tắc vàng” của công việc là những mối quan hệ. Đáng tiếc là nhiều người chỉ quan tâm đến công việc trước mắt đến mức họ hầu như không hề phát triển mối giao lưu hữu ích với các thành viên ở ngoài phòng ban hay ngoài nhóm cộng sự của mình.

“ Tìm thêm đồng minh ở các tổ chức hay phòng ban khác luôn luôn có lợi” _ Ruth Siress, tác giả kiêm thành viên của RHS Training Services nói. Bà cho biết: “Sẽ rất liều lĩnh nếu các bạn hy vọng công việc của mình tự nó sẽ xuôi chèo mát mái mà không cần tới ai. Có thêm đồng minh sẵn sàng bênh vực và nói tốt cho mình sẽ làm tăng thêm khả năng thành công của bạn”.



4. Không có lập trường

Khi gặp phải tình huống khó khăn làm mình do dự, Giáo sư Tiến sĩ Edward Russo của Đại học Cornell đề nghị thử một giải pháp đơn giản. Cũng như khi ta chụp ảnh, bạn chú tâm đến nhân vật, đối tượng của mình, mọi thứ khác thì mặc kệ, nó mờ nhạt và chỉ là phần nền. Tương tự như thế, bạn hãy hướng tâm trí vào phần cỗt lõi, quan trọng nhất của vấn đề, tự nhiên những cái khác sẽ phai mờ, làm cho sự lựa chọn được dễ dàng hơn.

Tóm lại là hãy cố gắng đặt mình vào thế lựa chọn càng ít càng tốt vì lựa chọn là một quyết định hết sức khó khăn.



5.Không có kiến thức tổng hợp

Theo một khảo sát của The Centre for Creative Leadership (Mỹ), 60% nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp là “ thiếu khả năng thích ứng và phát triển”. Bằng cách khẳng định mình có thể phát triển những kỹ năng rất đa dạng, bạn có thể tự giới thiệu về mình tốt hơn với người hiện đang tuyển dụng bạn.

“ Cái thật sự cần chứng minh là bạn chịu khó học hỏi. Trong hoạt động kinh doanh thay đổi liên tục như hiện nay, được mọi người đánh giá là người ham học hỏi, tiếp thu nhanh là đảm bảo chắc chắn nhất cho công việc”.



6.Che giấu sai lầm

Nếu đã lỡ gây ra một lỗi lầm “tày đình” nào đó thì cách tốt nhất là nhận lỗi và sửa sai càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn, lảng tránh hay tìm cách bưng bít và đỗ lỗi cho hoàn cảnh chỉ làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Hãy kiểm tra lại và phân tích nguyên nhân thất bại, lên kế hoạch khắc phục hoặc là cách thức trình bày cho sếp thế nào để giảm thiểu thiệt hại, giảm thiểu tính nghiêm trọng của vấn đề mà vẫn giải quyết được vấn đề cách tốt nhất.

Bài học lớn nhất cần ghi nhớ: Khi nhận thấy mình đã rơi vào “bẫy nghề nghiệp”, thì cách thức “trèo ra” và vươn lên quan trọng hơn là đã té ngã như thế nào.



7. Bao đồng

Điều này rất hay xảy ra đối với những người vừa mới đi làm. Để tranh thủ tình cảm của các đồng nghiệp trong phòng, ban, công ty không ít nhân viên mới sẵn sàng làm giúp công việc khi được nhờ, hậu quả là công việc của mình thì làm không hết mà lại bận rộn làm các công việc của người khác dẫn đến công việc của bản thân bị đình trệ, cấp trên sẽ không hiểu (và nếu hiểu cũng sẽ không hài lòng), cấp trên sẽ thấy bạn không có năng lực và việc ra đi chỉ là một sớm một chiều. Nên biết nói không khi bị nhờ vả, hãy cho đồng nghiệp biết là bạn đang phải hoàn tất công việc quan trọng này cho sếp, và nếu rảnh rỗi thì việc có thể giúp đồng nghiệp một tay cũng là một cách xây dựng quan hệ.



8. Bị cuốn vào công việc


Trong mỗi giai đoạn nhất định khối lượng công việc có thể tăng lên gấp nhiều lần, nếu bạn là một người làm việc không có kế hoạch thì việc bạn bị công việc đè bẹp là chuyện dễ hiểu. Phải biết phân loại các công việc. Nhiều nhà chuyên môn gợi ý bạn nên sử dụng ma trận công việc (đơn giản chỉ để nhận ra những nhiệm vụ ưu tiên cao nhất của bạn. Điều quan trọng nhất trong các điều quan trọng là định nghĩa được 4 cung phần tư của ma trận đó)

* SĂP XẾP CÔNG VIỆC



-quan trọng và khẩn cấp
-không khẩn cấp nhưng quan trọng


-khẩn cấp nhưng không quan trọng
- không khẩn cấp và cũng không quan trọng




Những nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp ( góc phần tư thứ nhất)

Ví dụ : giải quyết sản phẩm bị trả lại hoặc cố gắng chăm chỉ để hoàn thành công việc trước khi kết quả cuối cùng được chấp nhận.

Những công việc không khẩn cấp nhưng quan trọng ( góc phần tư thứ 2)

Những ví dụ đưa ra trong trường hợp này có thể bao gồm phát triển những mối quan hệ làm ăn quan trọng và phác thảo kế hoạch công ty của bạn sẽ có những thay đổi như thế nào để phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty mà bạn nhìn thấy trước sẽ xảy ra trong tháng, năm tới.

Những công việc khẩn cấp nhưng không quan trọng ( góc phần tư thứ 3)

Đó là những công việc như trả lời các cuộc điện thoại từ các đại lý bán hàng hoặc ngăn chặn những yêu cầu từ cấp dưới giúp họ sắp xếp thời gian để họ có thể tham gia bữa tiệc vào tuần tới.

Những công việc không khẩn cấp và cũng không quan trọng ( góc phần tư thứ 4)

Ví dụ như lướt mạng và những câu chuyện phiếm khác ...

Hãy thực hiện theo những gì bạn đã viết trên ma trận đó.



9.Không có kỹ năng trình bày (Presentation Skills)

Có nhiều nhân viên làm việc có chuyên môn rất giỏi nhưng lại thiếu kỹ năng trình bày đối với các cộng sự và đối với cả cấp trên. Không nhiều thì ít nhất đã có lần bạn bị sếp la rầy oan ức về một công việc nào đó mà bản thân bạn đã xử lý rất tốt nhưng lúc đó bạn lại không thể và không biết nói gì với sếp để rồi nỗi ấm ức ức chế bạn. Nếu gặp một vấn đề mà sếp yêu cầu báo cáo gấp, hãy nhanh chóng mở sổ tay ghi chép nhanh những điều cần nói, cần điều chỉnh, nếu có các số liệu dẫn chứng kèm theo là tốt nhất và bám theo sườn vấn đề đã ghi chú, nên nhớ hãy hít thở thật sâu để giữ bình tĩnh. Hãy đi thẳng vào vấn đề tránh vòng vo dài dòng.



10. Không biết nói không với Sếp

Nếu công việc hiện tại của bạn đang bị quá tải, quá bận rộn và khẩn cấp thì khi sếp giao thêm việc cho mình bạn hãy mạnh dạn nói không với sếp và cho sếp biết tính chất của công việc bạn đang làm hiện tại quan trọng như thế nào. Sếp sẽ sẵn sàng tìm một người khác giao việc trừ phi công việc đó chỉ có thể thực hiện bởi chính tay bạn.


Tổng hợp theo Reader's Digest
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top