05 xu hướng đột phá của phần mềm ERP trong năm 2021-2022

Phần mềm BRAVO

Member
Thành viên BQT
Hội viên mới
Để đáp ứng nhu cầu của người dùng ngày một tăng, thị trường phần mềm ERP đã được nâng cấp dần theo thời gian và hình thành nhiều xu hướng mới mang tính đột phá trong thời đại công nghệ 4.0.

1. Tích hợp AI và các công nghệ thông minh khác

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành trào lưu trong vài năm gần đây. Nếu như trước đây, người dùng phải cài đặt thêm tiện ích để tận hưởng các lợi ích của hệ thống AI thì ngày nay với các giải pháp ERP được tích hợp sẵn tính năng, người dùng có thể dễ dàng sử dụng để xử lý và phân tích thông tin.

Các giải pháp phần mềm ERP tích hợp AI và các công nghệ thông minh có thể giúp kiểm soát quy trình làm việc, giảm lỗi, giảm thời gian xử lý thông tin, tự động hóa các quy trình phức tạp, từ đó giải phóng thời gian của nhân viên, nhân viên có thể sử dụng các khoảng thời gian tiết kiệm được vào các công việc khác đem lại giá trị cao hơn.

Các giải pháp ERP tích hợp AI và các công nghệ thông minh cũng có thể phân tích dữ liệu kết hợp từ nhiều bộ phận và đưa ra các đề xuất cải tiến để thực hiện quy trình nội bộ. Nhìn chung, sự kết hợp giữa ERP, AI và các công nghệ thông minh sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất, hiệu quả rõ rệt sau một thời gian triển khai.

2. Chuyển đổi trọng tâm từ On-Premise sang Cloud ERP

Cloud ERP có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thiên về lựa chọn giải pháp này khi muốn triển khai phần mềm ERP. Cloud ERP không hẳn là xu hướng mới, nhưng nó đã và đang làm thay đổi cục diện cuộc chơi. Trước đây, hầu như ERP chỉ được cung cấp dưới dạng On-Premise, các dữ liệu được lưu trữ cục bộ trên server của doanh nghiệp. Điều này dẫn tới phát sinh thêm một số khoản chi phí như chi phí thuê server và chi phí nhân sự quản lý server gây tốn kém khiến các doanh nghiệp nhỏ không dám nghĩ tới ERP do ngân sách có hạn. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phổ biến của Cloud ERP, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã tự tin triển khai phần mềm ERP mà không phải quá lo lắng về các khoản chi phí phát sinh như khi doanh nghiệp tự quản lý server. Hệ thống này cũng giúp người dùng loại bỏ các lo lắng về bảo trì và nâng cấp hệ thống. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 51% các CIO lựa chọn giải pháp Cloud, 35% lựa chọn giải pháp On-Premise và 10% lựa chọn ERP lai – kết hợp giữa Cloud và On-Premise, dự kiến ERP lai sẽ còn phát triển hơn trong những năm tới, hệ thống này có thể kết hợp các điểm mạnh của Cloud và On-Premise ERP.

3. Hỗ trợ báo cáo phân tích mạnh mẽ hơn

Hệ thống phần mềm ERP với khả năng thu thập và tổ chức dữ liệu tuyệt vời mang đến nhiều tiện ích cho người dùng. Không những vậy các hệ thống ERP tích hợp BI còn có thể giúp doanh nghiệp phân tích thông tin dựa trên những dữ liệu có sẵn, từ đó hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng ngay lập tức theo thời gian thực.

Quản trị hệ thống ERP sẽ có quyền truy cập vào tất cả dữ liệu từ các phòng ban khác nhau. Do đó, họ có thể tìm kiếm và sở hữu tất cả các thông tin cần thiết để dự đoán xu hướng tương lai, xử lý vấn đề và đưa ra quyết định.

4. Cập nhật dữ liệu theo thời gian thực

Các quyết định kinh doanh thông minh hơn luôn bắt nguồn từ thông tin chính xác và kịp thời. Chính vì vậy, một hệ thống phần mềm ERP với khả năng cập nhật và chuyển tiếp dữ liệu tới các bộ phận liên quan theo thời gian thực mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng, nhanh chóng đưa ra các quyết định đột phá dựa trên các dữ liệu mới nhất của hệ thống, đảm bảo sự thông suốt về dữ liệu giữa các bộ phận.

Một lợi ích đáng kể khác của dữ liệu thời gian thực trong ERP là khả năng nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Phần mềm ERP có thể cung cấp cho bạn quyền truy cập vào hàng loạt thông tin hữu ích liên quan đến khách hàng. Nhân viên dịch vụ khách hàng của bạn sẽ nhận được thông tin về lịch sử mua hàng, thói quen và các chi tiết quan trọng khác của khách hàng một cách nhanh chóng, mang đến cơ hội tăng doanh số bán hàng tốt hơn, duy trì sự tương tác và gia tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.

5. Cá nhân hóa ERP

Các phần mềm ERP ngày càng có xu hướng tập trung hơn vào gia tăng trải nghiệm người dùng. Tùy theo phân quyền, người dùng ở các vị trí khác nhau có thể theo dõi các dữ liệu khác nhau, thực hiện các công việc khác nhau và tạo ra những báo cáo, giao diện theo dõi khác nhau.

Bên cạnh đó, các hệ thống ERP linh hoạt, dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu của từng doanh nghiệp cũng sẽ được ưu tiên hơn. Các phần mềm ERP mà người dùng sau quá trình đào tạo có thể tự vận hành mà không cần đến các lập trình viên hoặc chuyên gia CNTT đang ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top