Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

nguyenanh070

New Member
Hội viên mới
Em là kế toán xây dựng mới toanh.
Anh chị chỉ giùm em trường hợp em đã xuất hóa đơn giá trị CTrình theo nhiều lần để khách hàng chuyển tiền khi chưa quyết toán CT, khi CT được quyết toán thì xuất hóa đơn theo giá trị còn lại. Em không hiểu là khi xuất hóa đơn theo từng đợt như vậy thì có cần phải có biên bản nghiệm thu để chứng minh là công trình đã hoàn thành một phần hạng mục không? :banghead:
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Trước tiên bạn đọc kỹ hợp đồng ký với bên A ( chủ đầu tư )

Nếu trường hợp thanh toán theo tiến độ thì bạn ko cần quan tâm đến vấn đề quyết toán khi xuất hóa đơn.

Trường hợp theo giá trị khối lượng thực hiện thì bạn fải có biên bản nghiệm thu.
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Công ty bạn làm việc cực quá, xuất hóa đơn từng phần như vậy bên giao công trình cho bạn hạch toán như thế nào, đưa vào TSCD chăng- TSCD xây chưa xong mà.
Một trong những điều mà bên xây dựng làm là , xuất hóa đơn 01 lần khi công trình hình thành. Còn từng đợt thì bạn thu tiền tùy theo tiến đố công trình, bạn hạch toán vào
Nợ TK 111
Có TK 1312
Còn vên giao công trìinh
Nợ TK 3312
Có TK 111
Trường hợp của bạn tùy theo hợp đồng quy định thôi, bạn kèm theo biên bản nghiệm thu là xong.
Chào

Không hẳn là công trình nào cũng xuất hóa đơn 1 lần khi công trình hoàn thành mà phải căn cứ dự toán, hợp đồng. Nếu trong hđồng có quy địh thanh toán theo tiến độ công trình thì chủ đầu tư sẽ bắt bên bạn xuất hđơn cho mỗi lần thanh toán. Nếu thanh toán 1 lần khi kết thúc công trình thì hóa đơn sẽ xuất 1 lần khi công trình hoàn thành
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Công ty bạn làm việc cực quá, xuất hóa đơn từng phần như vậy bên giao công trình cho bạn hạch toán như thế nào, đưa vào TSCD chăng- TSCD xây chưa xong mà.
Một trong những điều mà bên xây dựng làm là , xuất hóa đơn 01 lần khi công trình hình thành. Còn từng đợt thì bạn thu tiền tùy theo tiến đố công trình, bạn hạch toán vào
Nợ TK 111
Có TK 1312
Còn vên giao công trìinh
Nợ TK 3312
Có TK 111
Trường hợp của bạn tùy theo hợp đồng quy định thôi, bạn kèm theo biên bản nghiệm thu là xong.
Chào

Bạn coi lại cách hạch toán theo chuẩn mực số 15:
Phương pháp 1: Hợp đồng XDCB quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
Theo phương pháp này, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành, do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính, mà không phụ thuộc vào hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hoá đơn là bao nhiêu. Để hạch toán thanh toán khối lượng xây dựng theo tiến độ kế hoạch, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 511 “Doanh thu bán hàng”
- TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”
- TK 131 “Phải thu của khách hàng”
- TK 111 “Tiền mặt”
- TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”…
Trình tự hạch toán được tiến hành như sau:
1. Khi hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch và kết quả hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ảnh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định (không phải hoá đơn), ghi:
Nợ TK 337 / Có TK 511
2. Căn cứ vào hoá đơn được lập theo tiến độ kế hoạch, kế toán phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán (chi tiết đơn vị chủ đầu tư)
Có TK 337: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
3. Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
4. Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp các chi phí chưa được tính trong giá trị hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
5. Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112/ Có TK 131 (chi tiết đơn vị chủ đầu tư)
6. Khi sửa chữa và bảo hành công trình:
- Trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi:
Nợ TK 627 / Có TK 335: Chi phí phải trả
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi:
Nợ TK 621, 622, 627: Tập hợp chi phí sửa chữa và bảo hành công trình
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 152, 153, 214, 331, 112, 334, 338…
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về sửa chữa và bảo hành công trình ghi:
Nợ TK 154 (Chi tiết chi phí bảo hành công trình)
Có TK 621, 622, 623, 627
- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 335 / Có TK 154
- Hết thời hạn bảo hàng công trình xâp lắp. Nếu công trình không phải bảo hành, hoặc số trích trước > số chi thực tế về chi phí bảo hành, ghi:
Nợ TK 335 / Có TK 711 “Thu nhập khác”
7. Trường hợp tạm ứng tiền cho nhà thầu phụ trước khi hợp đồng phụ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 331/ Có TK 111, 112
8. Trường hợp xuất hiện nghi ngờ về khả năng không thu được một khoản nào đó đã được tính trong doanh thu của hợp đồng và đã ghi trong báo cáo kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp được phép lập dự phòng phải thu khó đòi cho những khoản nghi ngờ đó.
- Cuối niên độ kế hoạch, căn cứ vào mức dự phòng phải thu khó đòi đã dự tính, ghi:
Nợ TK 642 / Có TK 139
- Cuối niên độ kế toán tiếp theo. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi đã lập cuối năm trước không dùng hết sẽ được hoàn nhập, nếu thiếu sẽ được trích bổ sung.
9. Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi được do không đủ tính thực thi về mặt pháp lý, phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
10. Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được ghi giảm nếu xuất hiện các khoản thu khác không tính trong doanh thu của hợp đồng, như:
- Vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng được nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 / Có TK 154: Tính theo giá gốc
- Phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 / Có TK 154: Giá có thể thu hồi được
- Nếu vật liệu thừa, phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà bán ngay, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 154: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
- Đối với những máy móc thiết bị chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng xây dựng được thanh lý số máy móc thiết bị đó.
+ Phản ánh số thu về thanh lý, ghi
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 154: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
+ Phản ánh chi phí thanh lý, ghi:
Nợ TK 154: Số chi không có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112…: Tổng giá thanh toán
Phương pháp 2. Hợp đồng XDCB quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện
1. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán lập hoá đơn giá trị gia tăng trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành, căn cứ vào hoá đơn, ghi:
Nợ TK 111, 112: Số đã thu
Nợ TK 131 (chi tiết đơn vị chủ đầu tư): Số phải thu
Có TK 511: DTBH
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
2. Khi chủ đầu tư thanh toán hoặc ứng trước tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112 / Có TK 131 (chi tiết đơn vị chủ đầu tư)
Các bút toán còn lại hạch toán tương tự như trường hợp 1 (từ bút toán 3 đến bút toán 10).
- Các đơn vị chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh chấp hành tiến độ thanh toán khối lượng xây dựng cho các nhà thầu theo đúng quy định trong hợp đồng xây dựng.
- Chủ đầu tư và nhà thầu phải có sự thống nhất trong việc điều chỉnh giá bán của sản phẩm XDCB khi có sự biến động đáng kể của giá cả thị trường trong giai đoạn đầu tư.
- Nhà thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trong thiết kế của công trình và phải đảm bảo đúng tiến độ đã thống nhất ghi trong hợp đồng xây dựng.
- Thực hiện thưởng, phạt nghiêm minh đối với mỗi bên khi vi phạm những điều khoản của hợp đồng xây dựng….
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Thật sự là tuỳ theo điều kiện của hợp đồng mà có hình thức xuất hoá đơn cho phù hợp: theo từng đợt thanh toán, nghiệm thu từng phần hay nghiệm thu công việc, giai đoạn hay 1 lần khi CT hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Cách hạch toán theo chuẩn mực số 15.
chào
 
Re: Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

bên em mới quyết toán công trình có vốn ngân sách nhà nước, nhưng do bên chủ đầu tư chỉ đc cấp một phần vốn của công trình đó trong năm 2011 nên yêu cầu bên em chỉ được xuất hóa đơn bằng đúng số tiền ngân sách đó, số còn lại sang năm 2012 bên chủ đầu tư được cấp vốn thì sẽ xuất nốt số còn lại và thanh toán nốt. em đang không hiểu phải làm và xuất hóa đơn như thế nào cả,híc mong mọi người hướng dẫn giùm e ah.
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

theo nguyên tắc (thông tư 153) thì xuất hóa đơn GTGT sau khi chuyển quyền sở hưũ tài sản, hàng hóa. Tức là khi đã nghiệm thu , bàn giao cho người mua. Nhưng trong các công ty xây dựng thì người ta thường xuất hóa đơn từng đợt, có nhiêù khi còn xuất khi tạm ứng đợt 1(chưa làm), như thế cũng không sao , bên thuế không bắt buộc phải có biên bản nghiệm thu theo từng đợt như vâỵ, quan trọng là giá trị quyết toán cuối cùng có trùng khớp vơí tổng giá trị xuất hóa đơn của công trình đó hay không
 
thế bạn ơi: nội dung xuất hóa đơn mình phải ghi như thế nào cho phù hợp vì mình chưa xuất như thế này bao giờ cả.
 
Thế anh ơi cho em hỏi thêm là, trong trường hợp như thế thì em phải hạch toán như thế nào ạ. vì công trình quyết toán nghiệm thu xong rồi nhưng lại chỉ xuất hóa đơn của 1 phần giá trị công trình đó, giá trị còn lại thì để sang năm 2012 mới xuất nốt cơ ạ.
 
Phần giá trị còn chưa thanh toán được bạn cứ treo trên 331 như bình thường thôi.
 
Ðề: Re: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Thế anh ơi cho em hỏi thêm là, trong trường hợp như thế thì em phải hạch toán như thế nào ạ. vì công trình quyết toán nghiệm thu xong rồi nhưng lại chỉ xuất hóa đơn của 1 phần giá trị công trình đó, giá trị còn lại thì để sang năm 2012 mới xuất nốt cơ ạ.

Ghi hóa đơn theo yêu cầu của khách hàng. Cuối năm 2011 kết chuyển 154 vào 632 tương ứng phần doanh thu ghi trên hóa đơn đợt 1. Qua năm 2012 khi khách hàng thanh toán đợt 2 thì kết chuyển phần giá vốn còn lại. Đó là kế toán quản trị của công ty.

Đối với kế toán thuế, khi quyết toán thuế TNDN năm 2011 bạn sẽ tính toàn bộ doanh thu của công trình, và tính toàn bộ chi phí giá vốn công trình vì công trình đó đã hoàn thành nghiệm thu, bàn giao cho khách hàng trong năm 2011 rồi.

Sẽ có sự chênh lệch giữa kết quả kinh doanh của kế toán quản trị và kế toán thuế.
 
Ðề: Re: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Nếu có biên bản nghiệm thu theo khối lượng thì bạn ghi thẳng theo khối lượng công trình. Ví dụ như: Thanh toán phần móng công trình ABC, theo biên bản nghiệm thu khối lượng số:.....
Hoặc không có biên bản nghiệm thu theo khối lượng thì ghi là: "tạm ứng X% đợt 1 theo hợp đồng xây dựng số .... ký ngày.... "
Nếu xuất hoa đơn để thu tiền tạm ứng đợt 1 thì mình hạch toán như thế nào vậy bạn ?
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Xem hợp đồng có ghi rõ là phải thanh quyết toán theo Hạng mục công trình không?
+ Nếu có ghi thì xuất Hóa đơn. Xem đây là 1 CT nhỏ đã hoàn thành. Kê DT, GV, thuế liên quan. Ghi chú : Phải có : BB nghiệm thu bàn giao hạng mục công trình vào sử dụng, Quyết toán A-B...
+ Không có mà xuất Hóa đơn là sai.
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Xem hợp đồng có ghi rõ là phải thanh quyết toán theo Hạng mục công trình không?
+ Nếu có ghi thì xuất Hóa đơn. Xem đây là 1 CT nhỏ đã hoàn thành. Kê DT, GV, thuế liên quan. Ghi chú : Phải có : BB nghiệm thu bàn giao hạng mục công trình vào sử dụng, Quyết toán A-B...
+ Không có mà xuất Hóa đơn là sai.

bạn này nói đúng rồi, bạn có thể cho mình xin số điện thoại de lien lac hoi vài điều được ko, cam ơn ban nhiu
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Tháng 04 bên mình làm nghiệm thu toàn bộ công trình với khách hàng. Nhưng đến nay khách hàng vẫn còn nợ mình 500tr. Nên mình muốn xuất hóa đơn cho khoản tạm ứng là 900tr trước có được không.Trong hợp đồng có câu "Bên A thanh toán theo khối lượng thực tế căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng thực tế tại công trình.... Sau khi bên B thi công xong giai đoạn 2, Bên A sẽ thanh toán tiếp 40% giá trị hợp đồng." Như vậy mình xuất hóa đơn cho khoản 900tr ứng trước này là vẫn đúng nhỉ. Trong biên bản nghiệm thu chỉ ghi chung chung là "đã hoàn thành xong phần khung xương". Mình viết trên hóa đơn ntn bi giờ. hjxhjx
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Em là kế toán xây dựng mới toanh.
Anh chị chỉ giùm em trường hợp em đã xuất hóa đơn giá trị CTrình theo nhiều lần để khách hàng chuyển tiền khi chưa quyết toán CT, khi CT được quyết toán thì xuất hóa đơn theo giá trị còn lại. Em không hiểu là khi xuất hóa đơn theo từng đợt như vậy thì có cần phải có biên bản nghiệm thu để chứng minh là công trình đã hoàn thành một phần hạng mục không? :banghead:
Cho mình hỏi cách xác định giá vốn cho từng lần xuất hđ với
Công ty mình có nhận lắp đặt ống thông gió cho một công trình tri giá hđ la 3 tỷ . năm nay bên mình mới xuất 20% giá trị hợp đồng. Sang năm xong công trình thì xuất nốt giá trị còn lại. Vậy cho mình hỏi là năm nay mình tính giá vốn cho 20% giá trị hợp đồng này thế nào . Nếu công trình giá trị nhỏ khi nào làm xong xuất hđ thì mình vẫn treo giá vốn trên 154 nhưng đây lại là xuất theo từng đợt liên quan đến 2 năm tài chính . nếu treo trên 154 thì ko đc xđ giá vốn
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Công ty mình cũng đang trong tình trạng như thế. Trong hđồng có quy định là: Đợt 1 tt 30% giá trị hđ sau khi ký, đợt 2 là 30% sau khi bàn giao thiết bị, đợt 3 là 40% sau khi hoàn thành bàn giao. Bây giờ mình ko biết phải làm bb bàn giao như thế nào cho hợp lý. Người thì bảo là gộp lần 1 và lần 2 vào làm cái bbnt 60% giá trị công trình, lần 3 là 40% còn lại. Người thì bảo làm 1 cái bbnt và bàn giao khi bàn giao thiết bị, 1 cái bbnt khi hoàn thành. Mình băn khoàn ko biết tn. Bên mình cũng đã xuất HĐ hết cho khách hàng rùi, đã tt xong xuôi rùi nhưng giờ mới k/c giá vốn. Vì chị kế toán trước chưa k/c còn đang để trống.
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt

Công ty em có một hợp đồng ghi "Sau khi bàn giao sản phẩm hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng" nhưng sếp em lại muốn xuất hóa đơn cho từng giai đoạn họ chuyển tiền. Họ chuyển làm 3 đợt khác nhau vào tháng 10,12 năm 2013 và tháng 4/2014. Mn cho em hỏi:
1.Xuất hóa đơn theo từng giai đoạn có cần biên bản nghiệm thu/ biên bản xác nhận giá trị theo từng giai đoạn kèm theo ko ạ.
2. Trong hợp đồng ko có ghi thanh toán theo từng giai đoạn mà khách hàng chuyển tiền cho mình theo gd mình có cần xuất hóa đơn cho số tiền nhận được đó ko(hợp đồng ko có ghi)
Thanks mn!
 
Ðề: Re: CHi nhánh hạch toán độc lập có hạch toán trên tk 136, 336

Mọi người cho em hỏi . CHi nhánh hạch toán độc lập có sử dụng tk 136 và 336 không ạ .Và khi công ty mẹ xuất hàng cho chi nhánh thì hạch toán ntn ạ.
Khi chi nhánh bán hàng thì vẫn hạch toán bình thường như 1 công ty thương mại và xđkq kd bình thường ko liên quan đến tk nội bộ pải không ạ, đến cuối kỳ sau khi xđ lãi lỗ thì mới bù trừ công nợ trên tk nay ko.
 
Ðề: Xuất Hóa đơn giá trị công trình theo tưng đợt
bạn cho mình hỏi với, khi bên giao khoán thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành công trình cho bên nhận giao khoán, bên giao khoán định khoản ntn? mình định khoản thế này đúng chưa. cảm ơn bạn trước nhé.
Nợ 1541
Nợ 1331
Có 3311
Cuối tháng kết chuyển giá vốn
Nợ 6321
Có 1541


Bạn coi lại cách hạch toán theo chuẩn mực số 15:
Phương pháp 1: Hợp đồng XDCB quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
Theo phương pháp này, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy thì doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành, do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo tài chính, mà không phụ thuộc vào hoá đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hoá đơn là bao nhiêu. Để hạch toán thanh toán khối lượng xây dựng theo tiến độ kế hoạch, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 511 “Doanh thu bán hàng”
- TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”
- TK 131 “Phải thu của khách hàng”
- TK 111 “Tiền mặt”
- TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”…
Trình tự hạch toán được tiến hành như sau:
1. Khi hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch và kết quả hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ phản ảnh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định (không phải hoá đơn), ghi:
Nợ TK 337 / Có TK 511
2. Căn cứ vào hoá đơn được lập theo tiến độ kế hoạch, kế toán phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán (chi tiết đơn vị chủ đầu tư)
Có TK 337: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
3. Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực hiện đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
4. Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp các chi phí chưa được tính trong giá trị hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
5. Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112/ Có TK 131 (chi tiết đơn vị chủ đầu tư)
6. Khi sửa chữa và bảo hành công trình:
- Trích trước chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi:
Nợ TK 627 / Có TK 335: Chi phí phải trả
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, ghi:
Nợ TK 621, 622, 627: Tập hợp chi phí sửa chữa và bảo hành công trình
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 152, 153, 214, 331, 112, 334, 338…
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về sửa chữa và bảo hành công trình ghi:
Nợ TK 154 (Chi tiết chi phí bảo hành công trình)
Có TK 621, 622, 623, 627
- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 335 / Có TK 154
- Hết thời hạn bảo hàng công trình xâp lắp. Nếu công trình không phải bảo hành, hoặc số trích trước > số chi thực tế về chi phí bảo hành, ghi:
Nợ TK 335 / Có TK 711 “Thu nhập khác”
7. Trường hợp tạm ứng tiền cho nhà thầu phụ trước khi hợp đồng phụ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 331/ Có TK 111, 112
8. Trường hợp xuất hiện nghi ngờ về khả năng không thu được một khoản nào đó đã được tính trong doanh thu của hợp đồng và đã ghi trong báo cáo kết quả kinh doanh thì doanh nghiệp được phép lập dự phòng phải thu khó đòi cho những khoản nghi ngờ đó.
- Cuối niên độ kế hoạch, căn cứ vào mức dự phòng phải thu khó đòi đã dự tính, ghi:
Nợ TK 642 / Có TK 139
- Cuối niên độ kế toán tiếp theo. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi đã lập cuối năm trước không dùng hết sẽ được hoàn nhập, nếu thiếu sẽ được trích bổ sung.
9. Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi được do không đủ tính thực thi về mặt pháp lý, phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
10. Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được ghi giảm nếu xuất hiện các khoản thu khác không tính trong doanh thu của hợp đồng, như:
- Vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng được nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 / Có TK 154: Tính theo giá gốc
- Phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 / Có TK 154: Giá có thể thu hồi được
- Nếu vật liệu thừa, phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà bán ngay, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 154: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
- Đối với những máy móc thiết bị chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng xây dựng được thanh lý số máy móc thiết bị đó.
+ Phản ánh số thu về thanh lý, ghi
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 154: Số thu không có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
+ Phản ánh chi phí thanh lý, ghi:
Nợ TK 154: Số chi không có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112…: Tổng giá thanh toán
Phương pháp 2. Hợp đồng XDCB quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện
1. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán lập hoá đơn giá trị gia tăng trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành, căn cứ vào hoá đơn, ghi:
Nợ TK 111, 112: Số đã thu
Nợ TK 131 (chi tiết đơn vị chủ đầu tư): Số phải thu
Có TK 511: DTBH
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp
2. Khi chủ đầu tư thanh toán hoặc ứng trước tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112 / Có TK 131 (chi tiết đơn vị chủ đầu tư)
Các bút toán còn lại hạch toán tương tự như trường hợp 1 (từ bút toán 3 đến bút toán 10).
- Các đơn vị chủ đầu tư phải nghiêm chỉnh chấp hành tiến độ thanh toán khối lượng xây dựng cho các nhà thầu theo đúng quy định trong hợp đồng xây dựng.
- Chủ đầu tư và nhà thầu phải có sự thống nhất trong việc điều chỉnh giá bán của sản phẩm XDCB khi có sự biến động đáng kể của giá cả thị trường trong giai đoạn đầu tư.
- Nhà thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trong thiết kế của công trình và phải đảm bảo đúng tiến độ đã thống nhất ghi trong hợp đồng xây dựng.
- Thực hiện thưởng, phạt nghiêm minh đối với mỗi bên khi vi phạm những điều khoản của hợp đồng xây dựng….
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top