Xử phạt hành chính khi vay trung hạn nước ngoài không đăng ký với ngân hàng nhà nước

cuongdvc

Member
Hội viên mới
Cả nhà cho mình hỏi có văn bản nào quy định hay công văn nào quy định mức xử phạt hành chính, khi vay trung hạn không đăng ký với ngân hàng nhà nước.
Cảm ơn mọi người nhiều!
 
Ðề: Xử phạt hành chính khi vay trung hạn nước ngoài không đăng ký với ngân hàng nhà nước

Thủ tục xác nhận đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với khoản vay trung, dài hạn


- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối):

  • Trường hợp 1: Doanh nghiệp ký Hợp đồng vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ khi đảm bảo các điều kiện quy định. Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng vay vốn nước ngoài trung, dài hạn hoặc kể từ ngày văn bản bảo lãnh được ký (trong trường hợp khoản vay có bảo lãnh), Doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký khoản vay đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối).
  • Trường hợp 2: Khoản vay ngắn hạn được gia hạnmà tổng thời gian gia hạn và thời gian đã vay ngắn hạn trên 1 năm,Doanh nghiệp phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ký Hợp đồng gia hạn và thực hiện các quy định về vay trung, dài hạn.
+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay trung dài hạn của doanh nghiệp nhà nước hoặc của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước nhưng có kim ngạch vay trên 10 triệu USD hoặc các loại ngoại tệ khác tương đương tại thời điểm ký kết hợp đồng vay.
+ Bước 3: Trong vòng 15 làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký đối với các khoản vay trung dài hạn của doanh nghiệp nhà nước hoặc của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước nhưng có kim ngạch vay trên 10 triệu USD hoặc các loại ngoại tệ khác tương đương tại thời điểm ký kết hợp đồng vay. Trường hợp từ chối,Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Qua Bưu điện
+ Trụ sở cơ quan hành chính
- Thành phần hồ sơ: Chia 2 trường hợp:
+ Hồ sơ đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng gồm:
a. Đơn đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (theo mẫu đơn đính kèm);
b. Bản sao có công chứng Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc giấy phép đầu tư; hoặc giấy phép hoạt động, văn bản liên quan khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c. Bản sao có công chứng văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư hoặc Phương án sản xuất kinh doanh (trừ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
d. Bản sao có công chứng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra nước ngoài (trong trường hợp Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra nước ngoài);
e. Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt Nam Hợp đồng vay nước ngoài đã ký (có xác nhận của Thủ trưởng Doanh nghiệp).
+ Hồ sơ đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với doanh nghiệp là tổ chức tín dụng gồm:
a. Đơn đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (theo mẫu đơn đính kèm);
b. Bản sao có công chứng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ra nước ngoài (trong trường hợp Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra nước ngoài);
c. Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt Nam hợp đồng vay nước ngoài đã ký (có xác nhận của Thủ trưởng doanh nghiệp).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: 15 làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Quản lý ngoại hối
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận
- Phí, lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đối với trường hợp khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ: Sau khi thư bảo lãnh được phát hành, người được bảo lãnh đăng ký khoản vay tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 về Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1. Nghị định số 134/2005/NĐ-CP, ban hành ngày 1/11/2005 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý vay trả nợ nước ngoài. Ngày có hiệu lực: 22/11/2005.
2. Quyết định số 272/2006/QĐ-TTg ngày 28/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài. Ngày có hiệu lực: 24/12/2006.
3. Thông tư số 09/2004/TT-NHNN, ban hành ngày 21/12/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Ngày có hiệu lực 19/01/2005
4. Công văn số 09/NHNN-QLNH ngày 04/01/2006 của NHNN Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện Thông tư số 09/2004/TT-NHNN trừ những nội dung quy định tại Thông tư số 09/2004/TT-NHNN trái với Nghị định số 134/2005/ NĐ-CP. Ngày có hiệu lực 04/01/2006.
5.Công văn số 2363/NHNN-QLNH ngày 31/3/2006 của NHNN về việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật. Ngày có hiệu lực: 31/3/2006.
Nguồn

Mục II. CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỨ LÝ VI PHẠM
(TT09/2004)

41.Trường hợp xảy ra vi phạm các qui định tại Thông tưnày, tuỳ theo mức độ vi phạm, doanh nghiệp, các Ngân hàng được phép sẽ bị xử phạt theo các qui định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Chương 6: NĐ134/2005

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 35. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý nợ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 36. Người đứng đầu các cơ quan quản lý trực tiếp của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng nhà nước vay vốn nước ngoài chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu quả của dự án vay do mình phê duyệt hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép vay vốn nước ngoài.
Trường hợp do việc thực hiện không đúng với các quy định hiện hành về xét duyệt hoặc thẩm định phương án đầu tư bằng vốn vay, quyết định sai về chủ trương đầu tư, gây ra thiệt hại về kinh tế thì người lập và người phê duyệt phương án, tùy theo mức độ thiệt hại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 37. Các chủ đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài, nếu để xảy ra tình trạng không trả được nợ do các nguyên nhân chủ quan, như sử dụng vốn kém hiệu quả, để lãng phí, thất thoát vốn, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của chính phủ và thiệt hại cho ngân sách nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 38. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.
 
Cả nhà cho mình hỏi có văn bản nào quy định hay công văn nào quy định mức xử phạt hành chính, khi vay trung hạn không đăng ký với ngân hàng nhà nước.
Cảm ơn mọi người nhiều!
Bạn ơi, mình có thể liên lạc với bạn về vụ này được không?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top