Xử lý nợ khó đòi

minhluong80

Member
Hội viên mới
Các AE trong diễn đàn coi thử nghiệp vụ này mình làm có đúng không?
Công ty minh đã thực hiện ra công gia cho một số đơn vị từ năm 2005 đến nay vẫn chưa đòi được nay công ty QĐ đưa khoản nay ra theo dõi ngoài bảng. Vậy mình thực hiện bút toán như sau có đúng không:
Nợ: Khoản phải thu
Có: Nguồn vốn

Nợ 004
Mong AE cho ý kiến nhé. Thanks!
 
Ðề: Sử lý nợ khó đòi

Các AE trong diễn đàn coi thử nghiệp vụ này mình làm có đúng không?
Công ty minh đã thực hiện ra công gia cho một số đơn vị từ năm 2005 đến nay vẫn chưa đòi được nay công ty QĐ đưa khoản nay ra theo dõi ngoài bảng. Vậy mình thực hiện bút toán như sau có đúng không:
Nợ: Khoản phải thu
Có: Nguồn vốn

Nợ 004
Mong AE cho ý kiến nhé. Thanks!

cáinayf bữa trước công ty đã đưa ra lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đưa vào chi phí rồi nay đưa ra ngoài bảng theo doi trên 004 thôi theo mình thì như vậy bác nàochho ý kiến khác cái
thân chào minhluong
 
Ðề: Sử lý nợ khó đòi

Cảm ơn ý kiến của nguyenducduy, còn AE nao có ý kiến khác không? Xin cho ý kiến nhé. ThankS!
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

bạn hạch toán sai rồi.
- nếu đã trích lập dự phòng khoản này:
N139
C131
- nếu chưa lập dự phòng:
N641
C131
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

bạn hạch toán sai rồi.
- nếu đã trích lập dự phòng khoản này:
N139
C131
- nếu chưa lập dự phòng:
N641
C131

Cháu lại nghĩ là đưa vào 642 chứ ko đưa vào 641. Vì nó thể hiện khả năng quản lý kém --> phát sinh tăng chi phí quản lý, nó ko fải là chi phí bán hàng. :happy3:
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Nợ sau bao nhiêu lâu thì mới được đưa vào dự phòng vậy các bác ( có ng nói là sau 3 năm).
Hạch toán như sau :
C139 / N 642.
Và cho hỏi thêm là sau bao lâu thì mới đc xóa nợ này, và hạch toán như thế nào?
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Các AE trong diễn đàn coi thử nghiệp vụ này mình làm có đúng không?
Công ty minh đã thực hiện ra công gia cho một số đơn vị từ năm 2005 đến nay vẫn chưa đòi được nay công ty QĐ đưa khoản nay ra theo dõi ngoài bảng. Vậy mình thực hiện bút toán như sau có đúng không:
  • Nợ: Khoản phải thu
    • Có: Nguồn vốn
  • Nợ 004
Mong AE cho ý kiến nhé. Thanks!
Ghi ngược rồi.
  • Nợ: Nguồn vốn
    • Có: Khoản phải thu
Thay vì ghi trực tiếp giảm lợi nhuận chưa phân phối Nợ 421 thì bạn nên ghi nó vào Nợ 811 và loại ra khi tính thuế TNDN.
Nợ sau bao nhiêu lâu thì mới được đưa vào dự phòng vậy các bác ( có ng nói là sau 3 năm).
Hạch toán như sau :
C139 / N 642.
Và cho hỏi thêm là sau bao lâu thì mới đc xóa nợ này, và hạch toán như thế nào?
Khoản dự phòng nằm đó hoài cho tới khi nào khoản phải thu mà nó dự phòng không còn tồn tại nữa. - Như trường hợp Cty của minhluong80 quyết định không theo dõi nợ nữa chuyển sang theo dõi nợ khó đòi và ghi giảm Nợ phải thu - Hoặc khi thu được nợ thì khoản phải thu không còn nữa. Khi đó sẽ tính hoàn nhập dự phòng.
Hoàn nhập: hạch toán ngược lại N139/ C642
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Hạch toán về xóa nợ:
Nợ TK 139: Nếu đã lập dự phòng.
Nợ TK 642: Nếu chưa lập dự phòng hoặc số dự phòng không đủ.
Có TK 131
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 004.
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Nợ sau bao nhiêu lâu thì mới được đưa vào dự phòng vậy các bác ( có ng nói là sau 3 năm).
Hạch toán như sau :
C139 / N 642.
Và cho hỏi thêm là sau bao lâu thì mới đc xóa nợ này, và hạch toán như thế nào?

nợ quá hạn dưới 1 năm thì dc quyền trích lập dự phòng 30%
từ 1 đến 2 năm thì lập dự phòng 50%
từ 2 đến 3 năm thì lập 70%
quá 3 năm thì đưa ra 004

trích lập dự phòng
N6426
C139
thân chào !
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Hạch toán về xóa nợ:
Nợ TK 139: Nếu đã lập dự phòng.
Nợ TK 642: Nếu chưa lập dự phòng hoặc số dự phòng không đủ.
Có TK 131
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 004.

Hạch toán như vậy chưa đúng lắm.
Do DN không chỉ có duy nhất 1 khoản nợ. Ta sẽ tính và lập dự phòng (hoặc hoàn nhập) 1 lần vào cuối năm cho tất cả các khoản nợ.
TK139 (cũng như tất cả các TK dự phòng + TK413) chỉ phát sinh 1 lần vào cuối năm.
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Hạch toán như vậy chưa đúng lắm.
Do DN không chỉ có duy nhất 1 khoản nợ. Ta sẽ tính và lập dự phòng (hoặc hoàn nhập) 1 lần vào cuối năm cho tất cả các khoản nợ.
TK139 (cũng như tất cả các TK dự phòng + TK413) chỉ phát sinh 1 lần vào cuối năm.
Ở đây em nói theo chế độ kế toán VN đấy Bác ạ (Phần TK 139 - Chế độ kế toán DN). Kế toán hầu hết các nước khác cũng làm vậy thôi.
Tất nhiên là không/khó có thể theo dõi số dự phòng cho từng món nợ được.
Kế toán ghi N139/C131 khi mà số dư 139 còn dư có, nếu số dư 139 đã hết thì đưa vào TK 642.
Việc hạch toán xóa nợ nếu đã có dự phòng vào TK 139 sẽ cung cấp thông tin hữu ích hơn là việc đưa vào chi phí (mặc dù theo ý Bác thì kết quả cuối cùng cũng như vậy thôi): Theo dõi được số dự phòng đã sử dụng để xóa nợ (các kỳ trước lập dự phòng đã ghi NTK chi phí/Có TK dự phòng rồi).
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

TK139 và các tài khoản dự phòng khác + TK413 có mục đích dùng là đánh giá lại để thể hiện trên BCĐKT được sát với trị giá thực tế hơn (nguyên nhân là kế toán ghi sổ theo giá phí).
Và do đó nó không phải là ghi theo nội dung như là 1 nguồn vốn hay 1 quỹ.
Quỹ dự phòng tài chánh là 1 TK riêng nữa.
Chỉ có Quỹ dự phòng tài chánh mới phải theo dõi phát sinh nó đã được sử dụng bao nhiêu, còn lại bao nhiêu ...
Hoặc là bạn hãy nghĩ xem tình huống: sau khi lập dự phòng thì bổng dưng năm nay khách hàng lại trả lại cho ta đủ số nợ. Hiển nhiên số dự phòng sẽ được hoàn nhập vào cuối năm chứ không phải khi nợ không còn tồn tại. Tình huống này cho thấy TK139 không phải là 1 TK theo dõi 1 loại Tài Sản hay Nguồn vốn nào cả. Nó chi là TK điều chỉnh khi lập BCĐKT.

Còn quyển sách mà bạn nói ở trên về Chế độ kế toán ban hành kèm theo QĐ15 thì có lẽ nên vứt nó đi.
Không hề có hướng dẫn hay sơ đồ hạch toán nào ban hành kèm với QĐ15 hay QĐ48 cả.

Để học định khoản kế toán nên tìm mua sách do các trường ở TP.HCM biên soạn.
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

TK139 và các tài khoản dự phòng khác + TK413 có mục đích dùng là đánh giá lại để thể hiện trên BCĐKT được sát với trị giá thực tế hơn (nguyên nhân là kế toán ghi sổ theo giá phí).
Và do đó nó không phải là ghi theo nội dung như là 1 nguồn vốn hay 1 quỹ.
Quỹ dự phòng tài chánh là 1 TK riêng nữa.
Chỉ có Quỹ dự phòng tài chánh mới phải theo dõi phát sinh nó đã được sử dụng bao nhiêu, còn lại bao nhiêu ...
Hoặc là bạn hãy nghĩ xem tình huống: sau khi lập dự phòng thì bổng dưng năm nay khách hàng lại trả lại cho ta đủ số nợ. Hiển nhiên số dự phòng sẽ được hoàn nhập vào cuối năm chứ không phải khi nợ không còn tồn tại. Tình huống này cho thấy TK139 không phải là 1 TK theo dõi 1 loại Tài Sản hay Nguồn vốn nào cả. Nó chi là TK điều chỉnh khi lập BCĐKT.

Còn quyển sách mà bạn nói ở trên về Chế độ kế toán ban hành kèm theo QĐ15 thì có lẽ nên vứt nó đi.
Không hề có hướng dẫn hay sơ đồ hạch toán nào ban hành kèm với QĐ15 hay QĐ48 cả.

Để học định khoản kế toán nên tìm mua sách do các trường ở TP.HCM biên soạn.
Thế theo Bác ở Việt Nam thì ai là người có thẩm quyền ban hành chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn? Vụ chế độ kế toán và kiểm toán hay các trường trong TP Hồ Chí Minh. Không thể phủ nhận các trường TP HCM viết sách tương đối hợp lý và dễ hiểu. Tuy nhiên các cuốn sách Chế độ kế toán DN và Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán ban hành được coi là các văn bản chính thức quy định cụ thể về quyết định 15 và 48.
Cách mà Bác nói được áp dụng trong Chế độ kế toán Pháp và chế độ kế toán Việt Nam trước khi ban hành QD 15 hay 48. Chắc gì các sách mà Bác đọc đã cập nhật hết các thay đổi của chế độ kế toán.
Dưới đây em trích các quy định và hướng dẫn hạch toán TK 139 theo chế độ kế toán DN ban hành theo QD số 15:
Kết cấu và nội dung phản ánh TK 139:
Bên Nợ: - Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.
Bên Có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Số dư bên Có: Số dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.
Kế toán dự phòng phải thu khó đòi:- Cuối năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (nợ phải thu khó đòi), kế toán xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập oả kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642
Có TK 139
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập oả kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch ddược hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139
Có TK 642 (chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)
- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139: nếu đã lập dự phòng
Nợ TK 642: nếu chưa lập dự phòng
Có TK 131, 138
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 711
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004
Còn đây là cách kế toán nợ phải thu khó đòi theo kế toán Mỹ:
ACCOUNTING FOR UNCOLLECTIBLE RECEIVABLES
UNCOLLECTIBLE RECEIVABLES: Unfortunately, some sales on account may not be collected. Customers go broke, become unhappy and refuse to pay, or may generally lack the ethics to complete their half of the bargain. Of course, a company does have legal recourse to try to collect such accounts, but those often fail. As a result, it becomes necessary to establish an accounting process for measuring and reporting these uncollectible items. Uncollectible accounts are frequently called "bad debts."
DIRECT WRITE-OFF METHOD: A simple method to account for uncollectible accounts is the the direct write-off approach. Under this technique, a specific account receivable is removed from the accounting records at the time it is finally determined to be uncollectible. The appropriate entry for the direct write-off approach is as follows:
2-10-X7 Uncollectible Accounts Expense 500
Accounts Receivable 500

To record the write-off of an uncollectible account from Jones

Notice that the preceding entry reduces the receivables balance for the item that is deemed uncollectible. The offsetting debit is to an expense account: Uncollectible Accounts Expense.
While the direct-write off method is simple, it is only acceptable in those cases where bad debts are immaterial in amount. In accounting, an item is deemed material if is large enough to affect the judgment of an informed financial statement user. Accounting expediency sometimes permits "incorrect approaches" when the effect is not material. Recall the discussion of nonbank credit card charges above; there, the service charge expense was recorded subsequent to the sale, and it was suggested that the approach was lacking but acceptable given the small amounts involved. Again, materiality considerations permitted a departure from the best approach. But, what is material? It is a matter of judgment, relating only to the conclusion that the choice among alternatives really has very little bearing on the reported outcomes.
You must now consider why the direct-write off method is not to be used in those cases where bad debts are material; what is "wrong" with the method? One important accounting principle is the notion of matching. That is, costs related to the production of revenue are reported during the same time period as the related revenue (i.e., "matched"). With the direct-write off method, you can well understand that many accounting periods may come and go before an account is finally determined to be uncollectible and written off. As a result, revenues from credit sales are recognized in one period, but the costs of uncollectible accounts related to those sales are not recognized until another subsequent period (producing an unacceptable mismatch of revenues and expenses).

To compensate for this problem, accountants have developed "allowance methods" to account for uncollectible accounts. Importantly, an allowance method must be used except in those cases where bad debts are not material (and for tax purposes where tax rules often stipulate that a direct write-off approach is to be used). Allowance methods will result in the recording of an estimated bad debts expense in the same period as the related credit sales. As you will soon see, the actual write off in a subsequent period will generally not impact income.

ALTERNATIVE APPROACHES FOR UNCOLLECTIBLES
ALLOWANCE METHODS: Having established that an allowance method for uncollectibles is preferable (indeed, required in many cases), it is time to focus on the details. Let's begin with a consideration of the balance sheet. Suppose that Ito Company has total accounts receivable of $425,000 at the end of the year, and is in the process or preparing a balance sheet. Obviously, the $425,000 would be reported as a current asset. But, what if it is estimated that $25,500 of this amount may ultimately prove to be uncollectible.
The total receivables are reported, along with an allowance account (which is a contra asset account) that reduces the receivables to the amount expected to be collected. This anticipated amount to be collected is often termed the "net realizable value."

DETERMINING THE ALLOWANCE ACCOUNT: In the preceding illustration, the $25,500 was simply given as part of the fact situation. But, how would such an amount actually be determined? If Ito Company's management knew which accounts were likely to not be collectible, they would have avoided selling to those customers in the first place. Instead, the $25,500 simply relates to the balance as a whole. It is likely based on past experience, but it is only an estimate. It could have been determined by one of the following techniques:
AS A PERCENTAGE OF TOTAL RECEIVABLES:
12-31-X5 Uncollectible Accounts Expense 15,500

Allow. for Uncollectible Accounts 15,500

To adjust the allowance account from a $10,000 balance to the target balance of $25,500 ($25,500 - $10,000)

You should carefully note two important points: (1) with balance sheet approaches, the amount of the entry is based upon the needed change in the account (i.e., to go from an existing balance to the balance sheet target amount), and (2) the debit is to an expense account, reflecting the added cost associated with the additional amount of anticipated bad debts.
Rather than implement a balance sheet approach as above, some companies may follow a simpler income statement approach. To illustrate, assume that Pick Company had sales during the year of $2,500,000, and it records estimated uncollectible accounts at a rate of 3% of total sales. Therefore, the appropriate entry to record bad debts cost is as follows:
12-31-X5 Uncollectible Accounts Expense 75,000

Allow. for Uncollectible Accounts 75,000

To add 3% of sales to the allowance account ($2,500,000 X 3% = $75,000)
WRITING OFF UNCOLLECTIBLE ACCOUNTS: Now, we have seen how to record uncollectible accounts expense, and establish the related allowance. But, how do we write off an individual account that is determined to be uncollectible? This part is easy. The following entry would be needed to write off a specific account that is finally deemed uncollectible:

3-15-X3 Allow. for Uncollectible Accounts 5,000

Accounts Receivable 5,000

To record the write-off of an uncollectible account from Aziz

Notice that the entry reduces both the allowance account and the related receivable, and has no impact on the income statement. Further, consider that the write-off has no impact on the net realizable value of receivables, as shown by the following illustration of a $5,000 write-off:

COLLECTION OF AN ACCOUNT PREVIOUSLY WRITTEN OFF: On occasion, a company may collect an account that was previously written off. For example, a customer that was once in dire financial condition may recover, and unexpectedly pay an amount that was previously written off. The entry to record the recovery involves two steps: (1) a reversal of the entry that was made to write-off the account, and (2) recording the cash collection on the account:

6-16-X6 Accounts Receivable 1,000

Allow. for Uncollectible Accounts 1,000

To reestablish an account previously written off via the reversal of the entry recorded at the time of write-off

6-16-X6 Cash 1,000

Accounts Receivable 1,000
To record collection of account receivable

MATCHING ACHIEVED: Carefully consider that the allowance methods all result in the recording of estimated bad debts expense during the same time periods as the related credit sales. These approaches satisfy the desired matching of revenues and expenses.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Thế theo Bác ở Việt Nam thì ai là người có thẩm quyền ban hành chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn? Vụ chế độ kế toán và kiểm toán hay các trường trong TP Hồ Chí Minh. Không thể phủ nhận các trường TP HCM viết sách tương đối hợp lý và dễ hiểu. Tuy nhiên các cuốn sách Chế độ kế toán DN và Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán ban hành được coi là các văn bản chính thức quy định cụ thể về quyết định 15 và 48.
ban hành : theo tôi chữ "ban hành" ở đây là không thỏa đáng. Sách do XYZ biên soạn và do NXB thuộc ... phát hành thì đúng hơn.
Và do đó chữ "được coi" cũng không thể.

Cách mà Bác nói được áp dụng trong Chế độ kế toán Pháp và chế độ kế toán Việt Nam trước khi ban hành QD 15 hay 48. Chắc gì các sách mà Bác đọc đã cập nhật hết các thay đổi của chế độ kế toán.
Dưới đây em trích các quy định và hướng dẫn hạch toán TK 139 theo chế độ kế toán DN ban hành theo QD số 15:

Đồng ý những sách cũ có thể không cập nhật lại theo tình hình mới. Chẳng những ta (dân kế toán) phải học liên tục các quy định mới mà còn phải học cách kế toán của các nước khác nữa. Học như điên mà còn chưa ăn thua...
Ở đây tôi chỉ nói là ở bài trước bạn đã dẫn ra rằng: "theo chế độ kế toán VN đấy Bác ạ (Phần TK 139 - Chế độ kế toán DN)" như là phần bắt buộc của một văn bản quy phạm pháp luật. Cách dẫn như vậy thì không còn gì để thảo luận ở Diễn đàn này nữa.
Tôi không nói là sách mà bạn đọc dễ hiểu hay khó hiểu, mới hay cũ, đúng hay sai ...
Nếu bạn trình bày ở đây thì hãy nói đó là ý của bạn, kiến thức, suy nghĩ của bạn.
Chứ nếu bạn nói đó là quy định thì tôi không thể nói gì được nữa.
Mà thực tế là tôi không tìm ra văn bản quy định bắt buộc nào như vậy cả.
Còn đây là cách kế toán nợ phải thu khó đòi theo kế toán Mỹ:
Theo tôi thấy thì ở đây người ta đã trừ thẳng vào Nợ phải thu, và nếu đó là khoản Nợ riêng biệt xác định Không Đòi Được thì không tính vào chi phí, do đó khi thu lại thì mới ghi ngược lại (hoàn nhập) và thu nợ:
WRITING OFF UNCOLLECTIBLE ACCOUNTS: Now, we have seen how to record uncollectible accounts expense, and establish the related allowance. But, how do we write off an individual account that is determined to be uncollectible? This part is easy. The following entry would be needed to write off a specific account that is finally deemed uncollectible:

3-15-X3 Allow. for Uncollectible Accounts 5,000<----------- Ở đây không ghi
Accounts Receivable 5,000 <-------------------------------------nhận chi phí
To record the write-off of an uncollectible account from Aziz

Notice that the entry reduces both the allowance account and the related receivable, and has no impact on the income statement. Further, consider that the write-off has no impact on the net realizable value of receivables, as shown by the following illustration of a $5,000 write-off:
Và sau đó thì:"a customer that was once in dire financial condition may recover, and unexpectedly pay an amount that was previously written off"

==> Kiếm thêm đoạn khác trích dẫn đi bồ. CHứ cái đoạn trước nó dự phòng theo tỷ lệ ước tính thì cũng giống VN thôi.
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

ban hành :Ở đây tôi chỉ nói là ở bài trước bạn đã dẫn ra rằng: "theo chế độ kế toán VN đấy Bác ạ (Phần TK 139 - Chế độ kế toán DN)" như là phần bắt buộc của một văn bản quy phạm pháp luật. Cách dẫn như vậy thì không còn gì để thảo luận ở Diễn đàn này nữa.
Tôi không nói là sách mà bạn đọc dễ hiểu hay khó hiểu, mới hay cũ, đúng hay sai ...
Nếu bạn trình bày ở đây thì hãy nói đó là ý của bạn, kiến thức, suy nghĩ của bạn.
Chứ nếu bạn nói đó là quy định thì tôi không thể nói gì được nữa.
Mà thực tế là tôi không tìm ra văn bản quy định bắt buộc nào như vậy cả.
Vấn đề cuốn "Chế độ kế toán doanh nghiệp" do Vụ chế độ kế toán và kiểm toán phát hành là tài liệu pháp quy hay không thì cũng có nhiều quan điểm tranh cãi. Nếu nói về hình thức pháp quy thì nó không phải là một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên nó được Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, những người xây dựng chuẩn mực và chế độ kế toán VN phát hành thì nhiều người coi đó là tài liệu hướng dẫn chi tiết về chế độ kế toán.
Có một số người cho rằng việc phát hành Chế độ kế toán dưới dạng sách mà không đưa thành văn bản quy phạm pháp luật, đưa lên mạng thể thiện sự độc quyền và nhằm mục đích thu lợi của Vụ chế độ kế toán và kiểm toán.
Mặc dù không hẳn là văn bản quy phạm pháp luật nhưng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác lại coi đó là các tài liệu hướng dẫn cơ sở, như trong quy định tại 161/2007/TT-BTC dưới đây:
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 "HÀNG TỒN KHO", CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 03 "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH", CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 04 "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH"

Nội dung kế toán hàng tồn kho, kế toán chi phí sản xuất chung cố định, kế toán hao hụt, mất mát hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 (dưới đây gọi chung là Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành) của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Xem hướng dẫn các tài khoản thuộc nhóm 15 –Hàng tồn kho).
Nội dung phản ánh và phương pháp kế toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp hiện hành (Xem hướng dẫn TK 211, 213).
Ngoài ra đoạn trích dẫn của em về cách hạch toán TK 139 cũng là quy định trong thông tư 89/200/TT-BTC (mà chế độ kế toán DN hiện hành cũng quy định như vậy).
4. Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu được tiền
- Khi có quyết định cho phép xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng đòi được, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ lớn hơn số lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Đồng thời ghi vào bên Nợ Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.
Chứ nếu bạn nói đó là quy định thì tôi không thể nói gì được nữa
.
Em thì lại không nghĩ như vậy. Mặc dù các quy định của Bộ tài chính (Vụ chế độ kế toán và kiểm toán) là các văn bản có tính pháp quy nhưng Dân kế toán chúng ta vẫn có quyền trao đổi, đóng góp ý kiến để chế độ kế toán được hợp lý hơn. Còn về hạch toán thì cứ tạm tuân thủ chế độ đã.
Theo tôi thấy thì ở đây người ta đã trừ thẳng vào Nợ phải thu, và nếu đó là khoản Nợ riêng biệt xác định Không Đòi Được thì không tính vào chi phí, do đó khi thu lại thì mới ghi ngược lại (hoàn nhập) và thu nợ
WRITING OFF UNCOLLECTIBLE ACCOUNTS: Now, we have seen how to record uncollectible accounts expense, and establish the related allowance. But, how do we write off an individual account that is determined to be uncollectible? This part is easy. The following entry would be needed to write off a specific account that is finally deemed uncollectible:

3-15-X3 Allow. for Uncollectible Accounts 5,000
Accounts Receivable 5,000

To record the write-off of an uncollectible account from Aziz
Tất nhiên khi xóa nợ thì phải xóa các khoản nợ cá biệt chứ ạ (Một khoản nợ của một khách hàng cụ thể, không thể xóa nợ chung chung được)., khi đó ghi giảm khoản dự phòng (Dr: Allow. for Uncollectible Accounts) và giảm khoản nợ phải thu (CrAccounts Receivable).
Tuy nhiên như Bác nói Kế toán Mỹ không hướng dẫn nếu số dư khoản dự phòng đã hết thì hạch toán vào chi phí.
==> Kiếm thêm đoạn khác trích dẫn đi bồ. CHứ cái đoạn trước nó dự phòng theo tỷ lệ ước tính thì cũng giống VN thôi.
EM trích dẫn đủ cả hai phương pháp đấy chứ? Phương pháp theo tỷ lệ ước tính trên số dư nợ (tổng số hay theo tuổi nợ) được coi là phương pháp dựa trên Bảng cân đối kế toán, giống kế toán Việt nam. Phương pháp còn lại là phương pháp ước tính trên doanh thu (dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh).
Both the percentage of total receivables and the aging are termed "balance sheet approaches." In both cases, the allowance account is determined by an analysis of the outstanding accounts receivable on the balance sheet
You should carefully note two important points: (1) with balance sheet approaches, the amount of the entry is based upon the needed change in the account (i.e., to go from an existing balance to the balance sheet target amount), and (2) the debit is to an expense account, reflecting the added cost associated with the additional amount of anticipated bad debts
Rather than implement a balance sheet approach as above, some companies may follow a simpler income statement approach. With this equally acceptable allowance technique, an estimated percentage of sales (or credit sales) is simply debited to Uncollectible Accounts Expense and credited to the Allowance for Uncollectible Accounts each period. Importantly, this technique merely adds the estimated amount to the Allowance account. To illustrate, assume that Pick Company had sales during the year of $2,500,000, and it records estimated uncollectible accounts at a rate of 3% of total sales. Therefore, the appropriate entry to record bad debts cost is as follows:
12-31-X5 Uncollectible Accounts Expense 75,000
Allow. for Uncollectible Accounts 75,000
To add 3% of sales to the allowance account ($2,500,000 X 3% = $75,000)
This entry would be the same even if there was already a balance in the allowance account. In other words, the income statement approach adds the calculated increment to the allowance, no matter how much may already be in the account from prior periods.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

EM trích dẫn đủ cả hai phương pháp đấy chứ? Phương pháp theo tỷ lệ ước tính trên số dư nợ (tổng số hay theo tuổi nợ) được coi là phương pháp dựa trên Bảng cân đối kế toán, giống kế toán Việt nam. Phương pháp còn lại là phương pháp ước tính trên doanh thu (dựa trên Báo cáo kết quả kinh doanh).
Đồng ý về các vấn đề khác.
Riêng đoạn trích dẫn kế toán Mỹ thì:
  • Xin đính chính thay vì dịch sang tiếng Việt là "phương pháp" e rằng không đúng ngữ cảnh. Gọi là 2 "trường hợp", "tình huống" thì đúng hơn.
  • Sẵn tay bạn tìm và trích luôn lên đây đoạn mà kế toán Mỹ ghi Có TK Giảm trừ nợ khó đòi cho 1 khoản nợ cụ thể luôn đi.
-------------------
Mấy bài trước tôi nói cũng có nhiều điểm sai.
Sau khi tìm đọc lại TT13/2006 (thay thế TT107/2001), xin đính chính lại.
Nội dung chủ yếu của TT13 về Dự phòng nợ khó đòi như sau:
  1. DN được phép trích lập dự phòng khó đòi cho các khoản nợ khó đòi cụ thể.
  2. Các khoản dự phòng nợ khó đòi này được tính vào chi phí.
  3. Mức trích lập dự phòng dựa trên tuổi nợ quá hạn:
    - quá hạn 3 tháng - dưới 1 năm: 30%
    - quá hạn 1 năm - dưới 2 năm: 50%
    - quá hạn 2 năm - dưới 3 năm: 70%
    - quá hạn 3 năm trở lên: xóa nợ.
  4. Đối với con nợ bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích... cũng được tính xóa nợ dù chưa quá hạn 3 năm.
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Riêng đoạn trích dẫn kế toán Mỹ thì:
  • Xin đính chính thay vì dịch sang tiếng Việt là "phương pháp" e rằng không đúng ngữ cảnh. Gọi là 2 "trường hợp", "tình huống" thì đúng hơn.

  • Em thì lại nghĩ là dùng từ phương pháp thì hợp lý hơn. Nguyên gốc của từ này một số sách viết là approach, một số viết là method.
    Có hai phương pháp để ước tính nợ phải thu khó đòi nghe hợp lý hơn là có 2 trường hợp hay 2 tình huống chứ bác.
    [*]Sẵn tay bạn tìm và trích luôn lên đây đoạn mà kế toán Mỹ ghi Có TK Giảm trừ nợ khó đòi cho 1 khoản nợ cụ thể luôn đi.
    Thực ra ở ví dụ trên em cũng có đưa ra ví dụ về xóa nợ cho một khách hàng cụ thể rồi nhưng ví dụ đó hơi khó theo dõi. Em ngại post bằng Tiếng Anh (vì em viết English kém lắm). Em đưa ra một ví dụ theo sách khác mà em có:
    Chẳng hạn Công ty A áp dụng việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (không phải là xóa nợ trực tiếp).
    Khi xác định khoản nợ của khách hàng X 200 thực sự không thu hồi được thì kế toán tiến hành xóa sổ bằng bút toán Nhật ký.
    Nợ TK dự phòng phải thu (Allowance for Uncollectible Accounts) 200

    Có TK Phải thu khách hàng-Khách X (Accounts Reicevable) 200.
    Việc xóa sổ một khoản nợ cụ thể ghi giảm một khoản nợ cụ thể, trừ vào khoản dự phòng chung đã lập chứ không có khoản dự phòng lập cho từng khách cụ thể.
    Chắc ở các bài viết trên của em bác lại hiểu nhầm ý em thành xóa nợ ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi cho chính khoản nợ đó.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Hạch toán như vậy chưa đúng lắm.
Do DN không chỉ có duy nhất 1 khoản nợ. Ta sẽ tính và lập dự phòng (hoặc hoàn nhập) 1 lần vào cuối năm cho tất cả các khoản nợ.
TK139 (cũng như tất cả các TK dự phòng + TK413) chỉ phát sinh 1 lần vào cuối năm.
Đúng là việc trích lập dự phòng này được thực hiện vào cuối niên độ Kế toán.
Hạch toán về xóa nợ:
Nợ TK 139: Nếu đã lập dự phòng.
Nợ TK 642: Nếu chưa lập dự phòng hoặc số dự phòng không đủ.
Có TK 131
Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 004.
Các Pác cho em hỏi :
-Việc theo dõi Nợ TK 004 này được thực hiện ít nhất trong bao nhiu năm ??
-Giả sử sau này đòi được nợ vậy các Pác cho em hỏi có phải là hạch toán vào TK 711 ???
-Chi phí cho việc đòi nợ này hạch toán vào TK 811 ???
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Các Pác cho em hỏi :
-Việc theo dõi Nợ TK 004 này được thực hiện ít nhất trong bao nhiu năm ??
-Giả sử sau này đòi được nợ vậy các Pác cho em hỏi có phải là hạch toán vào TK 711 ???
-Chi phí cho việc đòi nợ này hạch toán vào TK 811 ???
Vấn đề này bạn xem trong TT 13 đính kèm của bác muontennguoi hoặc Chế độ kế toán DN, phần TK 139.
 
Ðề: Xử lý nợ khó đòi

Em thì lại nghĩ là dùng từ phương pháp thì hợp lý hơn. Nguyên gốc của từ này một số sách viết là approach, một số viết là method.
Có hai phương pháp để ước tính nợ phải thu khó đòi nghe hợp lý hơn là có 2 trường hợp hay 2 tình huống chứ bác.
Thì có 2 tình huống, 2 trường hợp, 2 khoản khác nhau nên cũng có 2 phương pháp tính và hạch toán khác nhau:
  1. Khoản dự phòng khó đòi chung: tính theo tỷ lệ kinh nghiệm các năm trước. Khoản này nhằm mục đích điều chỉnh BCDKT (theo giá có thể thực hiện được - mang tính "dự phòng" rõ ràng).
  2. Khoản giảm nợ của 1 khoản nợ cụ thể mà có bằng chứng rõ ràng rằng khó có hy vọng thu được nợ.
Việc xóa sổ một khoản nợ cụ thể ghi giảm một khoản nợ cụ thể, trừ vào khoản dự phòng chung đã lập chứ không có khoản dự phòng lập cho từng khách cụ thể.
Chắc ở các bài viết trên của em bác lại hiểu nhầm ý em thành xóa nợ ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi cho chính khoản nợ đó.
Tôi thì tưởng ngược lại.
Tưởng rằng: "Việc xóa sổ một khoản nợ cụ thể ghi giảm một khoản nợ cụ thể, trừ vào khoản dự phòng chung đã lập chứ không có khoản dự phòng lập cho từng khách cụ thể".
Nếu như vậy thì tôi mới thắc mắc.
=============

Trước TT13 thì các khoản nợ khó đòi DN phải chịu, không được tính chi phí. Nhưng khi đòi được khoản nợ đã xóa thì lại phải nộp thuế TNDN.
Do đó, ngày xưa tôi không bao giờ xóa nợ cả. Vì lỡ mình may mắn đòi lại được thì lại phải nộp thuế -> lỗ -> không chịu.

===============
TT13 cho phép tính vào chi phí :
  • Nếu nợ quá hạn thì dự phòng từ từ, chia ra 3 năm tính vào chi phí mỗi năm tính 1 lần vào ngày 31/12.
  • Nếu có bằng chứng chắc chắn (DN phá sản, cá nhân chết, mất tích..) thì xóa ngay 100%. Nếu trước đó đã có lập dự phòng (chưa đủ 100%) thì ghi giảm 139, phần thừa còn lại thì ghi vào chi phí kỳ này.
Vì được phép tính vào chi phí (ghi Nợ 642) nên khi may mắn thu lại được thì ghi 711 và nộp thuế TNDN là công bằng, hợp lý.
Sau khi xóa nợ phải theo dõi ngoài bảng ít nhất 5 năm.
Con số 5 năm này phù hợp với 5 năm chuyển lỗ, kế hoạch dài hạn 5 năm v.v...
Tuy nhiên sau 5 năm (năm 6,7...) mà thu được nợ thì vẫn phải khai và nộp thuế thu nhập.
===========================

Đó là kế toán VN. Còn kế toán Mỹ ngược lại:
  • Khoảng dự phòng theo tỷ lệ khó đòi năm trước thì được tính vào chi phí.
  • Còn khoản xóa nợ cụ thể thì không tính vào chi phí.
Như vậy kế toán Mỹ đã làm cho đều đều chi phí dự phòng.
Còn ở VN thì có bao nhiêu tính bấy nhiêu (miễn là chứng từ đầy đủ).
=> Ở VN thấy mặt tờ giấy thì mới tin.
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top