Xử lý mạnh tay đối với doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH

TT Thanh Qúy

Member
Hội viên mới
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, ngày 17/10/2019, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo 368/TB-VPCP kết luận Hội nghị thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2019.

bhxh.png


Trước tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nợ đọng, chiếm dụng tiền bảo hiểm ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra nhiều, năm tới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt nam sẽ đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHXH; thực hiện khởi kiện những doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng và gian lận bảo hiểm.

Song song với đó là rà soát, thống kê cụ thể số người lao động bị ảnh hưởng quyền lợi trong các doanh nghiệp phá sản, rút giấy phép kinh doanh, có chủ nợ bỏ trốn, tránh để các doanh nghiệp lợi dụng trốn đóng BHXH cho người lao động.

Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sớm có đánh giá và công bố “mức sống tối thiểu” của người lao động và gia đình, tạo cơ sở cho các bên tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia thương lượng, đàm phán mức lương tối thiểu vùng hàng năm.

Ngoài ra, liên quan đến lợi ích trước mắt của người lao động, Thông báo nêu rõ, mỗi Bộ, ngành, địa phương hay chính các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, nhất là các dịp lễ, Tết…

Bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, chất lượng bữa ăn giữa ca tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hay việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động…


Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội ngày một gia tăng. Vậy pháp luật hiện hành đã có những chế tài nào nhằm ngăn chặn tình trạng này để bảo vệ người lao động?

Nhẹ - xử phạt vi phạm hành chính

Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP phân định 03 mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đó:

Mức 1: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

Mức 2: phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi:

- Chậm đóng;

- Đóng không đúng mức quy định;

- Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia.

Mức 3: phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không đóng cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia.

Nặng - truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội trốn đóng sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với các mức từ thấp đến cao, cụ thể:

Đối với doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội

- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên;

- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 nêu trên;

- Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 nêu trên.

Dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan để dẫn đến tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội thì cá nhân hay doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng đều sẽ bị pháp luật xử lý thích đáng.

Tài liệu tham khảo:
- Luật Lao động;
- Luật Việt Nam.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top