Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

hungnumetal

New Member
Hội viên mới
Mình muốn hỏi về ví dụ này :
Khách hàng trả 1 khoản nợ từ năm N-3 bằng chuyển khoản:200.000.000. Số nợ này DN đã trích dự phòng khó đòi là 120.000.000, DN chấp nhận chiết khấu cho KH : 2,8% trả bằng VND tiền mặt.
Mình sẽ phải hạch toán ntn?
 
Ðề: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

theo ngu ý của mình thỳ làm thế này:
Nợ TK 112: 200.000.000
Nợ TK 521: 5.600.000
Có TK 134: 120.000.000
Có TK 131: 80.000.000
Có TK 111: 5.600.000
 
Ðề: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

sao lại có cái TK 134??? ý bạn là Có TK 139 đúng ko
theo mình như này mới chuẩn :
a,Nợ TK 112 : 200tr
Nợ TK 139 : 12otr
Có TK 131 : 200tr
Có TK 711 : 120tr
b,Nợ TK 521 : 5,6tr
Có TK 111 : 5,6tr
 
theo ý l thì :
Nợ 112 : 200 tr
Nợ 139 :120 tr
Có 131:200 tr
Có 642 : 120 tr

Nợ 521 :5,6 tr
Có 111 : 5,6 tr
 
Ðề: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

sao lại có cái TK 134??? ý bạn là Có TK 139 đúng ko
theo mình như này mới chuẩn :
a,Nợ TK 112 : 200tr
Nợ TK 139 : 12otr
Có TK 131 : 200tr
Có TK 711 : 120tr
b,Nợ TK 521 : 5,6tr
Có TK 111 : 5,6tr

mình nghĩ bạn dùng tài khoản 711 trong trường hợp doanh nghiệp bị quỵt nợ,sau đó doanh nghiệp ghi nhận là khoản chi phí,xong khoảm này đột nhiên được trả chứ nhỉ????:daica:
 
Ðề: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Mình muốn hỏi về ví dụ này :
Khách hàng trả 1 khoản nợ từ năm N-3 bằng chuyển khoản:200.000.000. Số nợ này DN đã trích dự phòng khó đòi là 120.000.000, DN chấp nhận chiết khấu cho KH : 2,8% trả bằng VND tiền mặt.
Mình sẽ phải hạch toán ntn?

a) nợ 112/có 131: 200tr
b) nợ 635/có 111: 200tr*2,8% (khoản chiết khấu ở đây chắc chắn là chiết khấu thanh toán chứ ko phải chiết khấu thương mại, ko đưa vào 521 đc).
c) nợ 139/có 642:120tr
 
Trích dẫn Gửi bởi hungnumetal Xem bài viết
Mình muốn hỏi về ví dụ này :
Khách hàng trả 1 khoản nợ từ năm N-3 bằng chuyển khoản:200.000.000. Số nợ này DN đã trích dự phòng khó đòi là 120.000.000, DN chấp nhận chiết khấu cho KH : 2,8% trả bằng VND tiền mặt.
Mình sẽ phải hạch toán ntn?
a) nợ 112/có 131: 200tr
b) nợ 635/có 111: 200tr*2,8% (khoản chiết khấu ở đây chắc chắn là chiết khấu thanh toán chứ ko phải chiết khấu thương mại, ko đưa vào 521 đc).
c) nợ 139/có 642:120tr
mình cũng thấy ý kiến bạn hoa đúng, khi mà hoàn nhập dự phòng ta nên sử dụng bút toán N139/ C642
 
Ðề: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

uhm , khi trước trích lập như thế nào thì giờ ghi ngược lại như thế ( TT288 thì fai :santa: ). Còn về chiết khấu thì chắc chắn cho vào 635 như mọi người nói, chiết khấu thương mại là khoản CK này sẽ chi cho ng` mua hàng đạt số lượng theo quy ước HĐ thôi. thân!
 
Sửa lần cuối:
Re: Ðề: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

a) nợ 112/có 131: 200tr
b) nợ 635/có 111: 200tr*2,8% (khoản chiết khấu ở đây chắc chắn là chiết khấu thanh toán chứ ko phải chiết khấu thương mại, ko đưa vào 521 đc).
c) nợ 139/có 642:120tr

Cái này được đó, nhung tại sao lại nợ 635 nhỉ?
 
Ðề: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Mình muốn hỏi về ví dụ này :
Khách hàng trả 1 khoản nợ từ năm N-3 bằng chuyển khoản:200.000.000. Số nợ này DN đã trích dự phòng khó đòi là 120.000.000, DN chấp nhận chiết khấu cho KH : 2,8% trả bằng VND tiền mặt.
Mình sẽ phải hạch toán ntn?

- Khi bạn lập " dự phòng phải thu khó đòi " bạn HT:
Nợ 139
Có 131
Ghi Đơn Nợ TK 004 " Nợ khó đòi đã xử lý "
- Đối ứng với nghiệp vụ này khi bạn thu được nợ phải thu đã lập " dự phòng phải thu khó đòi " thì HT:
+ Nợ 112 : 200.000.000
Có 711: 200.000.000
Ghi Đơn:
Có TK 004: 200.000.000
+ Phần chiết khấu :
Nợ 521 : 5.600.000
Có 111: 5.600.000
 
Mình muốn hỏi về ví dụ này :
Khách hàng trả 1 khoản nợ từ năm N-3 bằng chuyển khoản:200.000.000. Số nợ này DN đã trích dự phòng khó đòi là 120.000.000, DN chấp nhận chiết khấu cho KH : 2,8% trả bằng VND tiền mặt.
Mình sẽ phải hạch toán ntn?

Tổng số nợ mà cty đó đang thiếu cty mình là bao nhiêu dzậy ? 200.000.000 huh ? Nếu dzậy sao xạo ko thấy ai đề cập đến 642 nhỉ :daica:
 
Ðề: Re: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Tổng số nợ mà cty đó đang thiếu cty mình là bao nhiêu dzậy ? 200.000.000 huh ? Nếu dzậy sao xạo ko thấy ai đề cập đến 642 nhỉ :daica:

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không đòi được, được phép xóa nợ lúc đó mới HT vào 642
Nợ 642
Có 131.

Theo như nghiệp vụ này thì số tiền công ty đó nợ là: 200tr
Và kỳ hạch toán trước đã lập dự phòng phải thu khó đòi là 120tr.
Bây giờ người ta trả mình thì thêm khoản " 711 - Thu nhập khác " thôi !
 
Re: Ðề: Re: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không đòi được, được phép xóa nợ lúc đó mới HT vào 642
Nợ 642
Có 131.

Dzậy bút toán này có khi nào ? N642/C139 :daica:
 
Ðề: Re: Ðề: Re: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Dzậy bút toán này có khi nào ? N642/C139 :daica:

Nợ 642/ Có 139 khi phản ánh số chênh lệch khi số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi ở kỳ kế toán trước đó vào cuối kỳ kế toán.
Còn số chênh lệch nhỏ hơn thì HT: Nợ 139/ Có 642
 
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Có. Nợ 642/ Có 139 khi phản ánh số chênh lệch khi số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi ở kỳ kế toán trước đó vào cuối kỳ kế toán.
Còn số chênh lệch nhỏ hơn thì HT: Nợ 139/ Có 642

Dzậy trong trường hợp đề bài này ko có huh ? xạo chưa đụng phần này bao giờ nên đang théc méc :daica:
 
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Dzậy trong trường hợp đề bài này ko có huh ? xạo chưa đụng phần này bao giờ nên đang théc méc :daica:

Đề bài: Khách hàng trả 1 khoản nợ từ năm N-3 bằng chuyển khoản:200.000.000. Số nợ này DN đã trích dự phòng khó đòi là 120.000.000, DN chấp nhận chiết khấu cho KH : 2,8% trả bằng VND tiền mặt.

Trong nghiệp vụ trên: Khoản dự phòng phải thu khó đòi đã được lập trong kỳ kế toán trước. ( Các khoản dự phòng này chỉ HT trong cuối kỳ kế toán). Nó tương ứng với khoản 131 " Phải thu của khách hàng " được xóa nợ. ( Không phải theo dõi nữa). Giờ khách hàng đó trả mình tiền hàng thì cho vào 711. ( Rùa đã nói ở trên rồi mà )
 
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Đề bài: Khách hàng trả 1 khoản nợ từ năm N-3 bằng chuyển khoản:200.000.000. Số nợ này DN đã trích dự phòng khó đòi là 120.000.000, DN chấp nhận chiết khấu cho KH : 2,8% trả bằng VND tiền mặt.

Trong nghiệp vụ trên: Khoản dự phòng phải thu khó đòi đã được lập trong kỳ kế toán trước. ( Các khoản dự phòng này phát sinh trong cuối kỳ kế toán). Tương ứng với khoản 131 " Phải thu của khách hàng " được xóa nợ. ( Không phải theo dõi nữa). Giờ khách hàng đó trả mình tiền hàng thì cho vào 711. ( Rùa đã nói ở trên rồi mà )

Chuyện thu dc nợ khó đòi đưa vào 711 thì xạo ko có ý kiến, nhưng việc đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi là 120.000.000 thì sao lại ko có bóng 642 ở đây, xạo chỉ théc méc mỗi điểm đó thui :daica:
 
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

Chuyện thu dc nợ khó đòi đưa vào 711 thì xạo ko có ý kiến, nhưng việc đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi là 120.000.000 thì sao lại ko có bóng 642 ở đây, xạo chỉ théc méc mỗi điểm đó thui :daica:

ý xạo là: thêm 1 bút toán:
Nợ 642: 120tr
Có 139: 120tr
Để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hả???


Nói nhanh không :danhchetne:
 
Ðề: Xử lí nợ khó đòi ra sao trong trường hợp này?

- Khi bạn lập " dự phòng phải thu khó đòi " bạn HT:
Nợ 139
Có 131
Ghi Đơn Nợ TK 004 " Nợ khó đòi đã xử lý "
- Đối ứng với nghiệp vụ này khi bạn thu được nợ phải thu đã lập " dự phòng phải thu khó đòi " thì HT:
+ Nợ 112 : 200.000.000
Có 711: 200.000.000
Ghi Đơn:
Có TK 004: 200.000.000
+ Phần chiết khấu :
Nợ 521 : 5.600.000
Có 111: 5.600.000

mình nghĩ bạn hạch toán như trên là trong trường hợp khoản nợ khó đòi này doanh nghiệp đã xác định là thực sự không đòi được nợ và được phép xoá nợ.nhưng đề bài không nói là doanh nghiệp đã xoá khoản nợ trên mà vẫn đang theo dõi trên TK131.doanh nghiệp mới chỉ trích lập dự phòng cho khoản nợ trên thội.vì thế hạch toán trong trường hợp này như sau:
1. Nợ Tk 112 200
Có Tk 131 200
2. bút toán chiết khấu thương mại: thường thì lúc bán hàng các công ty đã thoả thuận trong hợp đồng về khoản chiết khấu thương mại nên bút toán trên sẽ hạch toán ngay từ khi ghi nhận doanh thu. nên khoản chiết khấu trả lại bằng tiền mặt sẽ hạch toán như sau:

Nợ Tk 138(8) 5,6
Có Tk 111 5,6
3. cuối kỳ tổng hợp lại tất cả các khoản phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi của năm nay so sánh với số đã trích lập năm ngoái.nếu phải trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng thì hạch toán như QĐ 15.nên trong trường hợp này không cần hạch toán số dự phòng 120 tr nếu đây chưa phải thời điểm cuối kỳ.mà sẽ có 1 bút toán tổng hợp cuối kỳ về khoản dự phòng này.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top