Xác định cơ cấu vốn tối ưu doanh nghiệp sản xuất

Thu Thao Tran

Member
Hội viên mới
Trên nền tảng của các lý thuyết truyền thống về cơ cấu vốn (lý thuyết MM, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết định thời điểm thị trường), đồng thời trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn trên thế giới và Việt Nam, bài viết kiểm định những nhân tố giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của các công ty niêm yết thuộc lĩnh vực sản xuất, trên cơ sở đó xác định cơ cấu vốn tối ưu cho các công ty này.

Untitled-1.jpg
Lý thuyết MM
Nền tảng của cấu trúc vốn hiện đại dựa trên những giả định của Miller và Modigliani (1958 ), theo đó, trong điều kiện không có thuế, giá trị doanh nghiệp có vay nợ (VL) bằng giá trị của doanh nghiệp không có vay nợ (VU), nghĩa là VL = VU.

Thuyết trật tự phân hạng
Nền tảng đầu tiên cho thuyết trật tự phân hạng là những nghiên cứu của Donaldson (1961). Myers và Majluf (1984) đã có những nghiên cứu sâu hơn để chỉ ra rằng có một trật tự ưu tiên trong sử dụng các nguồn tài trợ nội bộ và nguồn tài trợ bên ngoài, giữa phát hành nợ mới và phát hành cổ phần bắt nguồn từ thông tin không cân xứng. Theo quan điểm của nhà đầu tư, vốn cổ phần và nợ đều có rủi ro, tuy nhiên, mức độ rủi ro ở vốn cổ phần cao hơn, do đó đòi hỏi tỷ suất sinh lời cao hơn. Điều này dẫn tới một trật tự phân hạng, theo đó, đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng nguồn vốn nội bộ (chủ yếu là lợi nhuận giữ lại), tiếp theo là đến vay nợ mới và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần mới.

Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (trade-off theory), việc tài trợ từ nợ có ưu điểm là được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Ở mức nợ trung bình, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể và giá trị hiện hữu của chi phí kiệt quệ tài chính cũng nhỏ nên việc vay nợ sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vay nợ ngày càng nhiều thì rủi ro phá sản sẽ ngày càng cao và làm sụt giảm giá trị doanh nghiệp; đến một lúc nào đó giá trị của tấm chắn thuế bằng với giá trị của chi phí kiệt quệ tài chính.

Lý thuyết định thời điểm thị trường
Lý thuyết định thời điểm thị trường (market timing theory) đề cập đến một thực tiễn là, các doanh nghiệp cổ phần phát hành cổ phiếu ở giá cao và mua lại cổ phiếu ở mức giá thấp. Lý thuyết định thời điểm thị trường dự báo chiều hướng đối lập với lý thuyết đánh đổi. Trong thực tế, các doanh nghiệp thường có xu hướng phát hành cổ phiếu thay vì phát hành nợ vay khi giá thị trường của cổ phiếu cao so với giá trị sổ sách và giá thị trường của cổ phiếu đó trong quá khứ; ngược lại, sẽ mua lại cổ phiếu nếu giá thị trường của cổ phiếu thấp so với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu đó trong quá khứ.

...

Xem thêm tại file đính kèm
 

Đính kèm

  • Co cau von toi uu doanh nghiep san xuat.PDF
    214.7 KB · Lượt xem: 1,281

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top