X­ử lý khoản nợ ko thu được?

qhtrinh

New Member
Hội viên mới
Cty mình xuất bán 2 lô hàng trị giá 36572822đ cho cty A từ đầu năm 2008,khách hàng đã thanh toán 347559437đ. Hiện nay ctyA đã phá sản bên mình ko thu hồi đc khoản còn lại này.cuối năm 2008 bên mình đưa khoản phải thu này sang giảm giá hàng bán ?Mình thấy ko ổn lắm....mong các bạn chỉ giáo...
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

theo mình bạn đưa vào nợ khó đòi và đã xử lý
nếu đưa vào giảm giá hàng bán bạn phải có căn cứ hợp đồng về số hàng của bạn ko đáp ứng được hợp đồng và...bác nào cao kiến hơn chỉ giúp với nha
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Không đưa vào giảm giá hàng bán, lập dự phòng hay đưa vào chi phí quản lý - nhưng nhớ là có xác nhận nợ bên kia, có cơ sở để lập dự phòng.
híc nhưng bên công ty kia đã phá sản rồi sao lấy được xác nhận nợ của bên kia đây ?khi công ty phá sản nếu áp dụng chế độ vô hanj về tái sản trong kinh doanh thì vẫn có thể đòi lại được nhưng nếu áp dụng chế độ trách nhiệm hữu hạn về ts trong kinh doanh thì ai sẽ chịu xác nhận cho mình đây?
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Hàng tháng vẫn có bảng đối chiếu công nợ mà, lấy cái đó làm bằng chứng , nếu không có thì lấy cái khác.

Đâu phải công ty nào hàng tháng cũng Gửi thư xác nhận công nợ đâu anh.
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

- Nợ chỉ có 36 tr mà đã thanh toán 347 tr ???? Bạn gõ nhầm số rồi.
- Nếu có bằng chứng (tuyên bố phá sản cắt từ báo ra hoặc bất cứ bằng chứng nào) thì được tính vào chi phí. Nếu không thì đành tính trừ vào lợi nhuận sau thuế.
- Vẫn nhớ theo dõi ngòai bảng về nợ khó đòi đã xóa sổ, cho đủ thủ tục (dù chẳng chút hy vọng nào).
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Cty mình xuất bán 2 lô hàng trị giá 36572822đ cho cty A từ đầu năm 2008,khách hàng đã thanh toán 347559437đ. Hiện nay ctyA đã phá sản bên mình ko thu hồi đc khoản còn lại này.cuối năm 2008 bên mình đưa khoản phải thu này sang giảm giá hàng bán ?Mình thấy ko ổn lắm....mong các bạn chỉ giáo...

nếu có lập dự phòng thi đưa vào hoắc chuyển xang 004
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

nếu có lập dự phòng thi đưa vào hoặc chuyển xang 004

Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xoá xổ:

- Căn cứ vào biên bản xử lý xoá nợ, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Đồng thời, ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) nhằm tiếp tục theo dõi trong thời hạn quy định để có thể truy thu người mắc nợ số tiền đó.

Không phải "hoặc" mà là "đồng thời" nha bạn.
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

betrangxxx ơi bé nói rõ hơn tí đi. Cụ thể là bây giờ phải lập dự phòng hay là đưa hết vào chi phí ? Thời gian theo dõi trên 004 là bao nhiêu năm thế bé ?
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

betrangxxx ơi bé nói rõ hơn tí đi. Cụ thể là bây giờ phải lập dự phòng hay là đưa hết vào chi phí ? Thời gian theo dõi trên 004 là bao nhiêu năm thế bé ?

Công ty người ta phá sản mất rồi còn lập dự phòng làm gì nữa :loaloa:
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Công ty người ta phá sản mất rồi còn lập dự phòng làm gì nữa :loaloa:
--------------------------------------------------------------------------
Vậy hả bạn Sư Tử Chúa.
Vì mình đọc trong TT13/2006 có đoạn hướng dẫn thế này.

"Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng."
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

betrangxxx ơi bé nói rõ hơn tí đi. Cụ thể là bây giờ phải lập dự phòng hay là đưa hết vào chi phí ? Thời gian theo dõi trên 004 là bao nhiêu năm thế bé ?

Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Nếu chưa trích lập dự phòng thì đưa vào CP 642.
Bây giờ xử lý thì Khách nợ đã giải thể, phá sản cần có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.
Thời gian theo dõi TK 004 em ko rõ là phải bao lâu nhưng có lẽ là 1 thời gian dài hoặc mãi mãi vì "Các khoản nợ khó đòi tuy đã xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán nhưng không có nghĩa là xoá bỏ khoản nợ đó, tuỳ theo chính sách tài chính hiện hành mà theo dõi để truy thu sau này nếu tình hình tài chính của người mắc nợ có thay đổi."

:hawaii:
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Công ty người ta phá sản mất rồi còn lập dự phòng làm gì nữa :loaloa:
--------------------------------------------------------------------------
Vậy hả bạn Sư Tử Chúa.
Vì mình đọc trong TT13/2006 có đoạn hướng dẫn thế này.

"Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng."

Thế bạn hiểu đoạn đó như thế nào?
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Thế bạn hiểu đoạn đó như thế nào?

bạn ý ko hiểu thì anh chỉ bạn ý rõ ràng lun đi, hỏi lại bạn ý như thế có ý j ko anh :chuyengivay:

lâm vào tình trạng phá sản # đã tuyên bố phá sản, ý anh là thế chứ j.
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Betrangxxx ơi cho mình hỏi chút. trong trường hợp này là nhỏ thì đưa hết vào 642 thì oke. nhưng nếu nó lớn thì lam phải lập dự phòng như thế nào? giả sử tại thời điểm này biết công ty người ta phá sản mà mình chưa lập quỹ dự phòng thì phải làm sao?
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Betrangxxx ơi cho mình hỏi chút. trong trường hợp này là nhỏ thì đưa hết vào 642 thì oke. nhưng nếu nó lớn thì lam phải lập dự phòng như thế nào? giả sử tại thời điểm này biết công ty người ta phá sản mà mình chưa lập quỹ dự phòng thì phải làm sao?

Theo mình, Nếu khách nợ đã giải thể, phá sản có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể đã thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức mà cty bạn chưa lập dự phòng do số nợ này chưa lâu hoặc chưa hết hợp đồng thì đưa hết vào TK 642, [you] có ý kiến gì ko?

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

Thế bạn hiểu đoạn đó như thế nào?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
"Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn."

Okie mình hơi nhầm tí.
Vậy ở đây nó thuộc Nợ ko có khả năng thu hồi.
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

betrangxxx oi mình vẫn lăn tăn một chút. giả sử như khoản người ta xù nợ mình khoản kha khá mà mình chư kịp lập dự phòng. theo em thì đưa hết vào 642 đúng ko? như vậy liệu thuế về họ có oke ko? họ mà gạt ra thì phải làm sao?
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

betrangxxx oi mình vẫn lăn tăn một chút. giả sử như khoản người ta xù nợ mình khoản kha khá mà mình chư kịp lập dự phòng. theo em thì đưa hết vào 642 đúng ko? như vậy liệu thuế về họ có oke ko? họ mà gạt ra thì phải làm sao?
Thuế họ sẽ OK nếu bạn chứng minh được người ta đã phá sản và khoản nợ kia là có thực. Họ chỉ không OK nếu bạn lập dự phòng mà không có đủ căn cứ đáng tin cậy. Nếu họ loại ra mà bạn cho là mình đã làm đúng thì bạn có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định của họ. Nếu thua kiện thì chịu thêm án phí nữa mà phần phí này chắc chắn là họ sẽ lọai ra khi quyết toán. Bạn đã OK ?.
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

vậy khi nào thì ghi một khoản nợ vào "nợ khó đòi" đây?
3. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được;

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
theo nguyên tắc thì bạn sẽ ghi các bút toán như sau:
lập dự phòng phải thu khó đòi
N 139/C 131
xử lý nợ khó đòi
N 642/C 139
đồng thời ghi đơn C 004
 
Ðề: X­ử lý khoản nợ ko thu được?

vậy khi nào thì ghi một khoản nợ vào "nợ khó đòi" đây?
3. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được;

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
theo nguyên tắc thì bạn sẽ ghi các bút toán như sau:
lập dự phòng phải thu khó đòi
N 139/C 131
xử lý nợ khó đòi
N 642/C 139
đồng thời ghi đơn C 004
Chỗ màu đỏ này cần xem lại.
Lập dự phòng: Nợ 642/có 139
Xoá nợ Nợ 139/có 131
Tài khoản 139 là TK đặc biệt nó làm giảm TS nên phát sinh tăng ghi bên có. Những chỗ còn lại mình đồng ý với bạn.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top