Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật… Góp vốn được hiểu đơn giản là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty. Việc góp vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của DN và là cơ sở để phân chia lợi nhuận, cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ DN, của các thành viên góp vốn trong công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà DN không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ DN và các NĐT góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Một DN có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đóng góp của các NĐT để thành lập mới hoặc mở rộng DN. Chủ sở hữu vốn của DN có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn bao gồm các thành phần quan trọng khác như các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá; các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ; vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của DN theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của HĐQT. Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế, cùng với giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu cũng nằm trong phân mục này trong bảng cân đối kế toán của DN.
Sự khác nhau
Sự khác biệt cơ bản giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ chỉ ghi con số có tính chất đăng ký. Còn vốn chủ sở hữu, qua quá trình vận hành của DN, các khoản lãi/lỗ có thể làm thay đổi phần lãi giữ lại, khiến cho vốn chủ sở hữu trên thực tế thay đổi. Khi DN phát hành cổ phần mới có thể phát sinh khoản thặng dư vốn cũng tác động đến vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần, tức là biến tài sản nợ thành tài sản vốn, vốn chủ sở hữu của DN tiếp tục tăng lên.
Trường hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu có thể bắt nguồn từ việc chưa góp đủ vốn hay vốn chủ sở hữu giảm đi do phần lỗ trong hoạt động kinh doanh của DN. NĐT cần căn cứ vào vốn điều lệ để có thể biết được số cổ phần mà công ty đã phát hành. Trong nhiều trường hợp, thông tin này được sử dụng làm căn cứ pháp lý khi DN phát sinh các vấn đề về tranh chấp, giải thể hay đơn giản để biết được liệu một DN đã hoàn thành nghĩa vụ quan trọng là đã đóng góp đủ vốn hay chưa.
Nếu phát sinh các vấn đề tranh chấp, hay phải bồi thường, các cổ đông có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã đăng ký. Đây là yêu cầu pháp luật để bảo đảm quyền lợi các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ của công ty. Việc chưa góp đủ vốn hoặc lỗ làm giảm hiệu quả kinh doanh và giảm vốn chủ sở hữu có thể gây ra hạn chế trong trường hợp công ty muốn kêu gọi thêm vốn từ các cổ đông mới, hoặc từ đối tác vốn. Tuy nhiên, có những DN dù liên tục lỗ và giảm vốn cổ đông, nhưng vẫn thu hút được vốn đầu tư mới, do tiềm năng tương lai trong xu hướng lạc quan của thị trường và ngành. Phản ứng từ phía NĐT là thước đo thể hiện sự lạc quan hay bi quan trước rủi ro mà DN đối mặt.
Khái niệm vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
1. Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
2. Ai là người có quyền góp vốn điều lệ?
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Ý nghĩa của vốn điều lệ:
- Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;
Trong trường hợp rủi ro ví dụ như phá sản giải thể, hay phát sinh nghĩa vụ nợ thì các thành viên cam kết góp vốn phải chịu trách nhiệm bằng đúng phần cam kết góp vốn này
- Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
Là vốn đầu tư không được hoàn lại và không có nghĩa vụ phải trả,khác với đi vay phải trả vốn vay + lãi vay
- Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Nếu doanh nghiệp làm ăn có lời thì được chia theo mức tỉ lệ phần góp vốn này
LUẬT DOANH NGHIỆP Số: 60/2005/QH11 Ngày 29 tháng 11 năm 2005 Điều 4. Giải thích từ ngữ
4. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
5. Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ.
6. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
7. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
Điều 42. Nghĩa vụ của thành viên
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 43, 44, 45 và 60 của Luật này.
Điều 65. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
1. Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Điều 76. Tăng, giảm vốn điều lệ
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.
Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Điều 65. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
1. Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
= > Theo luật doanh nghiệp cho thấy vốn điều lệ là vốn mang tính chất đăng ký để xác định trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty, phần góp vào thực tế mới là vốn chủ sở hữu thực góp vào doanh nghiệp và khi đi vào hoạt động thì có thể bổ sung bằng các nguồn khác,
NGHỊ ĐỊNH Số: 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010
Về đăng ký doanh nghiệp
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Điều 40. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp
2. Không thực hiện việc đăng ký giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
NGHỊ ĐỊNH SỐ 53/2007/NĐ-CP Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2007
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Mục 3: HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ; VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, HỘ KINH DOANH
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký đầu tư không chính xác, không trung thực;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với nhà đầu tư có một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký điều chỉnh đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện phải đăng ký điều chỉnh;
b) Không thực hiện đúng nội dung của Giấy chứng nhận đầu tư;
Điều 26. Hành vi vi phạm các quy định về thành lập, quản lý doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký không trung thực, không chính xác thông tin về tổ chức, cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;
Điều 32. Hành vi vi phạm các quy định về đăng ký góp vốn của doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với doanh nghiệp không thông báo hoặc thông báo không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực về tiến độ góp vốn đến cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
a) Không huy động đủ và đúng hạn số vốn đã đăng ký;
b) Không duy trì mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với doanh nghiệp đăng ký vốn lớn hơn số vốn có trên thực tế.
Bây giờ được thay bằng :
NGHỊ ĐỊNH :Số: 155/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Mục 4
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH,
HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT
VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không
góp đủ số vốn như đã đăng ký.
= > Như vậy theo luật : kế hoạch và đầu tư nếu không góp đủ vốn bị phạt theo các khung nêu trên
Nên thực tế kế toán thường làm bút toán định khoản vốn góp đa số là ảo không đúng với thực tế đã đăng ký trên giấy phép, vì các ngành nghề kinh doanh này không bắt buộc phải chứng minh vốn hoặc ngành nghề quy định ko cần cung cấp chứng thực chứng minh vốn pháp định phải có
1/Khi thực nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).
Hoặc cách 02: kế toán sẽ hoạch toán
Đa số kế toán hoạch toán bút toán sai là:
Nợ 111,112,211…
Nợ 1388
Có 411
Bút toán đúng phải là:
Vốn góp thực:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).
Vốn góp ảo: số còn thiếu
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).
Nợ các TK 1388
Có TK 111 - Nguồn vốn kinh doanh (4111).
|