Võ Bình Định - gìn giữ của báu

lamdieuque

(¯`v´¯)(¯`v´¯)
Hội viên mới

Kỳ 1: Giữ chiêu pháp đặc thù

e6qumdffboult3knv48.jpg

Lão võ sư Phan Thọ luyện quyền cho võ sinh lớp buổi tối tại sân võ nhà ông- Ảnh: H.V.Mỹ

TT- Được đặt móng từ những lớp cư dân Đại Việt từ Đàng Ngoài đến khai mở vùng đất được xem là phiên trấn địa đầu vào cuối thế kỷ 15, võ Bình Định từ đó không ngừng phát triển. Đến vương triều Tây Sơn (1778-1802), nền võ thuật Bình Định được coi đã đạt đến đỉnh cao của phát triển.

Được duy trì gần như xuyên suốt thời gian, võ Bình Định bây giờ được xem là di sản văn hóa độc đáo không chỉ của người Bình Định. Phải gìn giữ ra sao cho phải đạo? Câu hỏi thật nhiều trăn trở.

Cơn mưa chiều vẫn không làm các bạn trẻ quanh xã Bình Nghi, Bình Thuận (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) bỏ qua buổi học võ mà với họ “quý và cần không khác những con chữ”. Với họ, giờ đây còn được chính những vị võ sư trưởng lão trong vùng truyền dạy võ nghệ là một may mắn lớn.

Những lão võ sư còn lại

7 giờ tối, sân nhà lão võ sư Phan Thọ ở làng Thủ Thiện Thượng (xã Bình Nghi) đã gần kín chỗ khi hơn 30 võ sinh trong vùng đến tập luyện. Lão võ sư Thọ, 84 tuổi, cầm côn múa mẫu cho một số võ sinh múa theo. “Mỗi bài tập thầy chỉ bày vài ba buổi đầu. Tiếp theo chúng em sẽ tự luyện tập, chỗ nào sai sót sẽ có lớp anh chị chỉnh sửa cho. Cũng như học văn, học võ quan trọng là học ở bạn bè, ở lớp anh chị” - võ sinh Từ Thị Oanh, đang là học sinh lớp 11, nói.

Theo ông Nguyễn Minh Hùng - phó tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện có hơn 100 võ đường (sân võ) dạy võ cổ truyền Bình Định do các võ sư, huấn luyện viên đảm trách. Tất cả huyện, thị trong tỉnh đều có chi hội võ thuật cổ truyền, ở những huyện miền núi thì có câu lạc bộ võ thuật cổ truyền.

Theo võ sư trẻ Phan Thanh Sơn, cách làng Kiên Mỹ - quê hương của Tây Sơn tam kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ) - chỉ chừng 7km về hướng đông, xã Bình Nghi có đến năm sân võ, những võ sư chủ sân như anh đều là môn đệ của lão sư Phan Thọ - một chưởng môn phái nổi danh của đất Tây Sơn mà tiêu biểu là về quyền thuật được gọi quyền An Vinh (quê hương của nữ đại đô đốc Tây Sơn Bùi Thị Xuân).

Nhưng không chỉ với đường quyền nổi tiếng, lão sư Thọ còn được xem là vị võ sư duy nhất còn lại của đất võ Bình Định thông thuộc 18 môn (loại) binh khí (roi, siêu, kiếm, đao, thương, kích...). “Võ Tây Sơn - Bình Định hùng mạnh là nhờ người xưa biết đưa võ cổ truyền của các dân tộc thiểu số vùng cao thêm vào” - võ sư Thọ nói.

Sân võ của lão võ sư 70 tuổi Hồ Sừng ở làng Hòa Mỹ (xã Bình Thuận) liên thông với sân võ của võ sư Hồ Văn Bé - con trai thứ của ông - bởi hai nhà nằm kề nhau. Võ sư Sừng nắm ngọn ngành về môn phái võ Thuận Truyền mà ông cha mình có công vun đắp. Lão sư Sừng kể chính ông bà cố của ông - ông Hồ Triêm và bà Lê Thị Quỳnh Hà - đã chấn hưng nền võ Thuận Truyền.

Theo nhiều người trong vùng, có lẽ nỗ lực chấn hưng miền võ Thuận Truyền của bà Quỳnh Hà với lời truyền tụng lưu lại đã luôn lôi cuốn phái nữ trong vùng theo học võ thuật. “Từ nhỏ, nghe câu ca dao Ai về Bình Định mà coi/Con gái Bình Định đi roi đi quyền, em đã muốn học võ rồi. Đến khi biết nguồn gốc ngọn roi nổi tiếng của Thuận Truyền, em lại càng chăm luyện tập” - Phạm Thị Nhượng, học sinh lớp 10 ở làng Hòa Mỹ, từng đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi võ thuật cấp tỉnh, quốc gia, nói. Cũng như võ sư Sừng bày tỏ: “Bởi vậy, mỗi khi thắp hương trước tổ đường, nghĩ về bà Quỳnh Hà, cha con tui thấy nặng ơn bà lắm”.

Đường quyền danh tiếng

m480f3nv5wgrnsqznrho.jpg

Võ sư Lâm Ngọc Phú, trưởng môn phái An Thái - Bình Định, luyện quyền cho các võ sinh - Ảnh: H.V.Mỹ

Những võ sinh ở lớp học với lão võ sư Lâm Ngọc Phú ở làng An Thái (xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn) có nhiều trình độ khác nhau, tất cả đều cần mẫn luyện tập, răm rắp theo từng thao tác mẫu của thầy. “Chỉ còn chưa đầy tuần nữa em phải vào học ở Đại học Kinh tế TP.HCM. Được thầy Phú dạy, em thấy võ thuật rất có ý nghĩa, nhất là môn quyền An Thái” - Lê Văn Thắng, nhà ở xã Bình Nghi kề bên, nói. Quyền An Thái từ lâu nổi tiếng là “đặc sản” trong nền võ cổ truyền Bình Định.

Theo lão sư Phú (74 tuổi), “ông tổ” quyền An Thái chính là Hoa kiều Diệp Trường Phát - thường được quen gọi là Tàu Sáu. “Tuy học thầy Tàu Sáu nhưng ông cha mình biết kết hợp với nhiều phái võ cổ truyền khác nên bài bản của mình có phần phong phú, đa dạng hơn. Nhờ vậy trong mấy cuộc thi võ cổ truyền Bình Định mới đây, người làng võ An Thái đoạt được giải cao ở các môn lăn khiên, múa song kích, bởi đây là những môn của võ Thiếu Lâm mà An Thái học được”, võ sư Phú nói.

Đỉnh cao nền võ thuật cổ truyền Bình Định chính là sự xuất hiện của Tây Sơn tam kiệt với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn vang dội lịch sử. Tây Sơn hạ đạo (nay là huyện Tây Sơn) là nơi sinh ra Tây Sơn tam kiệt, còn vùng đất An Nhơn liền kề bên dưới lại là nơi truyền thụ cho họ thao lược để làm nên nghiệp lớn. Được đặt móng từ những lớp di dân mở đất phương Nam từ cuối thế kỷ 15, đến thời Tây Sơn khởi nghĩa võ Bình Định đã phát triển rất cao, đến mức nhiều phụ nữ cũng rất giỏi võ nghệ.

Theo võ sư Phú, người dân trong vùng truyền nhau rằng hai anh em Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ và Võ Văn Dũng - đại đô đốc nhà Tây Sơn, từng là môn sinh của vợ chồng võ sư Đinh Văn Nhưng (có thân phụ từ tỉnh Ninh Bình vào) ở làng Thanh Liêm, xã Nhơn An, cạnh xã Nhơn Phúc. Và trước ngày phất cờ khởi nghiệp, ba anh em Nhạc - Lữ - Huệ cùng một số bằng hữu - sau đều trở thành danh tướng Tây Sơn - còn được vị thầy đồ kiêm võ sư Trương Văn Hiến, từ Đàng Ngoài vào ở làng An Thái, truyền dạy cho văn chương, thao lược.

Cũng như một ít sân võ khác ở Bình Định, bên cạnh lớp đêm, sân võ của lão võ sư Trương Văn Vịnh ở làng Kỳ Sơn (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) còn có lớp vào lúc tinh mơ. “Tụi em thức dậy ôn bài từ 4 giờ rồi đến đây luyện tập chừng hơn một giờ là về đi học” - Nguyễn Tấn Sang, học sinh lớp 11, ở làng Vinh Quang kề bên, nói. Ở tuổi 74, tuy gầy nhưng võ sư Vịnh trông rất năng động, khỏe khoắn bởi sự nhanh nhạy và vẻ sắc sảo của ánh mắt. Võ Bình Định đã được người nhiều nơi học và tiếng tăm cũng được truyền đi, cả đến nước ngoài.

Thật đáng phấn khích, võ sư Vịnh nói thêm phần thưởng cao quý mà ông cũng như người đất võ Bình Định có được là việc ông cùng ba võ sư trẻ Bình Định được mời dự Đại lễ Quán khí đạo châu Âu lần 4 tại Ý và Romania cuối tháng 10-2007. Với hai bài biểu diễn quyền và côn điêu luyện của mình, ông đã được ban tổ chức đại lễ tặng bằng tri ân với danh vị “đại danh sư”. “Hai màn biểu diễn quyền, roi của tui được khen ngợi chính là nhờ những cái riêng từ quyền thuật của phái võ miền hạ nguồn này trong cái chung của nền võ Bình Định. Cũng chính nhờ vậy mà tui tuy có tuổi tác vẫn còn diễn xuất tốt những tinh hoa của quyền thuật được truyền lại nơi vùng đất này”, võ sư Vịnh nói.
P/s: Võ sư Lâm Ngọc Phú là Ông Nội của Quế đó …..Mình rất tự hào về Ông cũng như gia đình mình….:kungfu:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Kỳ 2: Những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự”

qeo0uptl07k3odl5ppfs.jpg

Câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước, nơi đã đào tạo hàng ngàn võ sinh cho Bình Định - Ảnh: H.V.Mỹ

TT - Tiếng chuông vang lên, vọng ra những xóm làng. Vị sư tăng đứng bên cổng chùa vẻ ngóng đợi. Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) có một võ đường và người truyền dạy võ thuật cho lớp trẻ là những vị sư tăng ở chùa.

Nền võ thuật Bình Định vang tiếng xưa nay có công của những ngôi chùa được xem là những Thiếu Lâm tự với những vị sư tăng giỏi võ thuật.

Sân chùa - sân võ

Sân võ chùa Long Phước là vuông đất rộng rợp mát trước khu tăng phòng của chùa. Chiều xuống, vài học sinh đạp xe ghé sân võ rồi quay về. “Năm nay khai trường sớm nên thầy phải cho võ sinh ở đây nghỉ sớm sau khi đã học võ trong hè. Đợi khi nào các em ổn định việc học trong năm học mới tính đến chuyện học võ” - thượng tọa Thích Hạnh Hòa - vị sư trụ trì chùa Long Phước, cho biết.

Tọa lạc trên khu đất rộng liền kề làng mạc, qua nhiều lần trùng tu, Long Phước nay là một trong những ngôi chùa lớn trong vùng. Nhưng để chùa có một võ đường với tên gọi Câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước (thuộc Trung tâm Võ cổ truyền Bình Định huyện Tuy Phước), theo thầy Hạnh Hòa, là “bởi cái duyên của chùa với võ thuật, với đời”. Và phần chính của chữ duyên ấy là nhờ thầy Hạnh Hòa cùng sư tăng đệ tử trong chùa đều là võ sư. “Thời trước phần nhiều sư tăng các chùa ở Bình Định đều giỏi võ thuật, thường truyền dạy cho các tăng sinh, đệ tử của mình là chính. Có vị sau đó ra đời, đem võ thuật chỉ bày cho người khác, dần dà võ nhà chùa được lan ra ngoài cũng nhiều” - thầy Hạnh Hòa giải thích.

Với sân võ được mở tại chùa từ năm 1982, cùng sự cộng lực của người sư tăng đệ tử của mình, thầy Hạnh Hòa cho biết sân võ chùa Long Phước đến nay đã dạy cho hàng ngàn võ sinh, đào tạo được một số võ sư, huấn luyện viên trụ cột về võ cổ truyền Bình Định cho địa phương.

Chùa Long Phước đã hơn 150 năm tuổi, việc nhà chùa truyền dạy võ thuật cho bên ngoài thời trước tuy không được kể lại chi tiết, nhưng chắc một điều là các vị tăng sư tiền bối của chùa đều góp phần trong việc phát triển nền võ thuật địa phương. Từ thành quả nổi bật trong truyền dạy võ cổ truyền Bình Định của sân võ chùa Long Phước, một số đông võ sư, võ đoàn, các nhà nghiên cứu võ thuật trong và ngoài nước nhiều lần đến đây tham quan, giao lưu cũng như nghiên cứu, học tập.

Ngôi “Thiếu Lâm tự” hơn 300 tuổi
t59smnaywr72fe6o3nau.jpg


Tổ đình Thập Tháp ở An Nhơn - Bình Định - Ảnh: H.V.Mỹ

Theo một số võ sư, “võ nhà chùa” trong một thời gian dài đã được truyền rộng ra ngoài, có khi được giữ nguyên, có khi được biến cách. “Võ nhà chùa” ở Bình Định là một võ phái lớn, có nhiều nét riêng và cũng có những nét chung của vùng võ Bình Định. Do đó cùng với các phái võ khác, “võ nhà chùa” đã tạo thêm sự phong phú, đặc sắc cho vùng võ Bình Định.

Rêu phong, cổ kính, ẩn mình dưới um tùm bóng cây và dựa vào lưng đồi cũng rậm chồi cây, chùa Thập Tháp ở làng Vạn Thuận (xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn) được nhiều người biết là một ngôi chùa cổ lớn. Xưa nay đây là nơi truyền dạy võ thuật cho các tăng sinh và có khi cho cả người ngoài, và đây cũng là ngôi tổ đình đầu tiên của phái thiền Lâm Tế - một nhánh của Thiếu Lâm tự, bởi vậy nhiều người xem đây như là “Thiếu Lâm tự” đầu tiên ở nước ta.

“Thiếu Lâm tự là thiền tông có võ thuật do đức Bồ-Đề Đạt-Ma khai sáng. Đến đời tổ thứ 6 - đức Lục tổ Huệ Năng chia làm năm phái, trong đó có phái thiền Lâm Tế. Trên đường hành đạo từ Trung Quốc sang nước ta, thiền sư Nguyên Thiều của phái Lâm Tế đã dừng lại ở Bình Định, khai lập nên chùa Thập Tháp vào năm 1677” - thượng tọa Thích Viên Kiên - một trong những thiền sư trụ trì chùa Thập Tháp - giải thích. Sau đó, thiền sư Nguyên Thiều cũng như các vị thiền sư kế nghiệp đã đến khai lập thêm nhiều ngôi chùa khác trong vùng, trong đó có chùa Long Phước.

“Các vị thiền sư ở các chùa trong vùng thời trước đều giỏi võ thuật, đến đời thầy tôi mới đây là hòa thượng Thích Kế Châu cũng thông giỏi võ thuật. Nặng lòng với việc hóa đạo, các vị thiền sư luôn lo khai mở thêm chùa chiền, đào luyện tăng sư. Coi võ thuật như là trợ duyên trên đường tu tập, các vị thiền sư cũng đã truyền dạy võ thuật cho hàng đệ tử của mình” - vẫn lời của thượng tọa Viên Kiên.

Thượng tọa Viên Kiên kể thời tổ sư Nguyên Thiều đến khai nghiệp, đây vẫn còn là vùng đất sơ khai, hoang dã, tổ sư cùng những vị sư tăng kế tiếp đã giúp các chúa Nguyễn không ít trong việc khai hóa. Để chống chọi với các loài mãnh thú cũng như kẻ bất lương, võ thuật là một trong những phương tiện thích dụng. Bởi vậy võ thuật được các vị tăng sư truyền dạy trong chùa đã lan ra ngoài bằng nhiều cách để giúp đời. Chuyện kể của thượng tọa Viên Kiên: “Thời trước thú dữ ở vùng này rất nhiều.

Đến đời tổ Liễu Triệt - vị tổ thứ ba của chùa Thập Tháp, cách nay khoảng 300 năm - ngay ở vùng đồi bên chùa Thập Tháp vẫn còn nhiều thú dữ, hùm cọp, trong đó có con cọp trắng thường luẩn quẩn quanh chùa. Nghe tiếng kinh kệ, tiếng chuông mõ mãi con cọp trắng đó cũng đổi tính, hết hung dữ, trở nên hiền lành, cứ lảng vảng gần chùa hơn mỗi lần nghe kinh cầu. Sau nó chết bên chùa, được thiền sư Liễu Triệt cho chôn và xây mộ kề sau chùa. Mộ nó vẫn còn, mới đây chúng tôi mới cho trùng tu”.

Khởi từ ngôi tổ đình Thập Tháp trên 300 tuổi, những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự” của dòng thiền Lâm Tế đã góp vào đáng kể cho sự phát triển và tồn tại của nền võ thuật Bình Định. Những thành quả đã thấy được nhưng điều sâu xa là sự lan tỏa chiều sâu.

“Võ nhà chùa đã góp phần làm sâu thêm tinh thần đạo đức của võ Bình Định” - lão võ sư Trương Văn Vịnh, người từng tham gia truyền dạy võ thuật ở sân võ chùa Long Phước - nhận xét. Tinh thần thượng võ trong nền võ thuật Bình Định có phần góp vào qua thẩm thấu lâu bền từ căn cốt võ thuật của những ngôi chùa “Thiếu Lâm tự” nơi vùng đất này.
 
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

hồi trước em cũng có theo học võ được 3 năm. nhưng sau này đi học rồi là không có thời gian để học. mà ở thành phố cũng không thấy ai dạy võ cổ truyền nữa chị à, buồn thật :thodai:
 
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

hồi trước em cũng có theo học võ được 3 năm. nhưng sau này đi học rồi là không có thời gian để học. mà ở thành phố cũng không thấy ai dạy võ cổ truyền nữa chị à, buồn thật :thodai:

Đúng vậy em à......Thời bây giờ cơm áo gạo tiền là chính......chẳng có mấy người còn quan tâm tới võ cổ truyền cũng như những loại hình văn hóa khac'.....Ngay cả bản thân chị cũng vậy ma`.......không thể nối tiếp nghề của ông Nội và giữ gìn nghề võ của gia đình :hichic:.......bùn lắm......
 
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Gần nhà mình ở có cặp vợ chồng dân BD, cả hai đều có nghề hết! Cách đây khoảng 2 năm, không hiểu cự cãi cái gì mà cả 2 xử nhau bàng "nghề cổ truyền".
Kẻ thua là anh chồng, bị mụ vợ đá văng vô bụi chuối! Mình dứng bên này hàng rào sợ xanh mặt.....:thodai:
Còn phụ nữ Đức phổ thì nghe mấy thằng bạn thời lính kể là "nó" dùng lá dứa dại để.....mấy tên thanh niên đấy...Ghê quá...:ammuu:
 
dạ, ai nào cũng nói dậy hết chơn. nhưng mà khi mình lỡ dại chọc giận thì.... bị xé chấm muối luôn. híc !

.....Chắc mấy người đó chưa được huấn luyện nhìu đâu nhoc'.......Nội chị nói "người học võ để rèn luyện sức khỏe và giúp đỡ người khac'.....Nếu gây sự đánh nhau thì sẽ bị đuổi khỏi sư môn....." Những người học trò của ông chị chẳng bao giờ đánh người khac'........:gatdau:......

Gần nhà mình ở có cặp vợ chồng dân BD, cả hai đều có nghề hết! Cách đây khoảng 2 năm, không hiểu cự cãi cái gì mà cả 2 xử nhau bàng "nghề cổ truyền".
Kẻ thua là anh chồng, bị mụ vợ đá văng vô bụi chuối! Mình dứng bên này hàng rào sợ xanh mặt.....:thodai:
Còn phụ nữ Đức phổ thì nghe mấy thằng bạn thời lính kể là "nó" dùng lá dứa dại để.....mấy tên thanh niên đấy...Ghê quá...:ammuu:

....như vậy mới xứng câu "con gái bình định cầm roi quánh chồng" chứ bác Đồng.......:mua:......Có một ông người Việt ở pháp về nhà nội con học võ, Ông đó nói rằng "người Bình Định rất trọng nghĩa khí, con người bình định thật thà, chịu khó....đặc biệt là thương chồng thương con"...:macco:.....Con thấy ông đó nhận xét đúng ghê lun :mua:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Võ sư ẩn tích và nỗi niềm “quyền An Thái”

Hàng ngày, ông bốc rạ, phơi rơm như một lão nông thực thụ. Ít ai biết rằng, ông là một “pho lịch sử sống” những chặng đường thăng trầm của võ cổ truyền Tây Sơn.

anhso-01_ongnoi.jpg
http://up.anhso.net

Võ sư Lâm Ngọc Phú biểu diễn thế “Kim kê đoạt mục”

Chỉ những bậc cao niên ở làng An Thái (huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định) mới biết ông đã từng là một “cao thủ võ lâm” từng nức tiếng trên các võ đài từ Nam chí Bắc...
“Đại chưởng môn” Bình Sơn võ quán

Trưa tháng 4, nắng gay gắt như càng làm con đường ngoằn ngoèo về làng An Thái miền đất võ Tây Sơn dài thêm. Tôi chợt nhớ đến câu chuyện về lão võ sư Lâm Ngọc Phú cách đây 7 năm.

Hồi đó, tôi đang theo học một lớp võ Thiếu Lâm ở Huế, nghe kể rằng có một chàng thanh niên người Ninh Bình đã vô cùng gian nan, vất vả mới tìm được thầy Phú để được thầy “thâu nạp” làm đệ tử.

Chàng thanh niên đó nghe nói giờ đây đang là một võ sư nổi tiếng ở Tây Nguyên. Bây giờ ngẫm lại, quả thật tìm được thầy Phú không dễ chút nào.

Căn nhà nhỏ nằm ở cuối thôn An Thái tĩnh mịch, khác xa sự tưởng tượng của tôi về một võ đường uy nghiêm hoặc chí ít thì cũng là “ngôi nhà” khang trang để xứng danh với lão võ sư đã từng là “Đại chưởng môn” Bình Sơn – một võ quán lừng danh trước giải phóng ở đất võ Bình Định.

Giữa mùa gặt nên thầy Bảy Phú – người dân làng An Thái thường gọi ông như vậy, đang phơi lúa như một lão nông thực thụ.


Lão võ sư Lâm Ngọc Phú đạt bằng võ sư danh dự năm 1971, lấy bằng võ sư chính thức do Tổng cục Quyền thuật Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) cấp năm 1974, văn bằng diploma do Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp năm 1999.

Ông từng giành được Huy chương vàng trong cuộc thi Võ cổ truyền toàn quốc năm 1991, được Liên đoàn Võ thuật Việt Nam tặng bằng khen vì những thành tích đóng góp cho Võ cổ truyền Việt Nam cùng nhiều huy chương, phần thưởng cao quý khác...”.

Mái tóc bạc phơ, dáng người đen sạm, chắc nịch dưới nắng trưa chang chang, thầy ngước đôi mắt vẫn còn rất tinh anh nhìn tôi, thủng thẳng: “Lâu rồi không có ai ghé thăm, cậu là người khách lạ đầu tiên của năm nay ! Hồi trước còn kẻ ra người vào, bây giờ thì lão đây được yên tĩnh cái thân già này rồi. Tiện bữa, mời cậu dùng cơm”.
Bữa cơm trưa tại nhà võ sư Lâm Ngọc Phú có lẽ là một trong những bữa ăn đặc biệt và đầm ấm trong những tháng ngày thường phải đi ăn cơm thiên hạ của tôi!

Người ngồi đối diện, vừa trò chuyện, vừa gắp thức ăn cho tôi chính là “Đại chưởng môn” Bình Sơn võ quán danh nổi như cồn ở xứ Bình Định trước năm 1975. Chén rượu Bàu Đá nóng ran người làm những hồi tưởng của ông như một thước phim quay chậm...

“Năm tôi 20 tuổi thì Bình Sơn võ quán xảy ra biến lớn. Một võ sư người Tàu tên là Diệp Trường Phát, với biệt hiệu Sáu Tàu đã đến Bình Sơn thách đấu với cha tôi – võ sư Lâm Đình Thọ.

Vị võ sư này xuất thân từ môn phái Thiếu Lâm Vịnh xuân quyền. Trận quyết đấu bất phân thắng bại, nhưng kể từ đó, một số môn đệ của cha tôi đã bắt đầu nghiêng sang học Thiếu Lâm ở lò võ Quách Cang của ông Diệp Trường Phát.

Cha tôi và ông ta sau đó trở thành bạn tâm giao, nhưng tôi thì không chịu được. Tôi không muốn bất kỳ một môn phái nào được đứng vững trên trấn Bình Định ngoài Bình Sơn võ quán. Vẫn biết rằng Thiếu Lâm là danh môn chính phái, quốc võ của Trung Hoa, nhưng hồi đó tôi còn trẻ, không thích là vẫn gây sự”.

Với những suy nghĩ của mình, chàng thanh niên Bảy Phú đã thách đấu với đại sư Diệp Trường Phát và đương nhiên là anh thua cuộc. Nhưng cũng sau lần đó, chàng ta ngộ ra được nhiều điều và nhận thấy bể học quả thật mênh mông, núi này cao, ắt có núi khác cao hơn.

Bảy Phú bái Diệp Trường Phát làm sư phụ với quyết tâm kế thừa và hợp nhất những tinh túy võ học của Bình Sơn và Thiếu Lâm. Về phần sư phụ Sáu Tàu, ông cũng chú tâm truyền thụ tất cả các tuyệt kỹ Thiếu Lâm cho người đệ tử mà ông yêu quý nhất.

Theo thời gian, cùng những lần thượng đài nảy lửa, Bảy Phú đã tự mình sáng chế ra những chiêu thức từ việc kết hợp hai võ phái Bình Sơn và Thiếu Lâm với nhau...

Những lần thượng đài bách chiến bách thắng của chàng trai trẻ Bảy Phú không thể qua mắt được các cao thủ đến từ khắp nơi, và Ba Hổ là một trong những số đó.

Năm 1961 có lẽ là lần thượng đài vang dội nhất ở trấn Bình Định giữa tay lính ngụy Ba Hổ và Bảy Phú. Nghe nói Ba Hổ là một võ sĩ thuộc phái Thanh Lâm, người Miên, nặng trên 80 cân, cao lớn, dữ dằn.

Ba Hổ nổi danh bởi nhiều cao thủ đã bỏ mạng khi hắn ra chiêu thức quái gở, với những cú đấm nặng như búa tạ. Bảy Phú lim dim nhớ lại trận đấu ác liệt: “Hiệp 1 tôi chỉ toàn chống đỡ những quả đấm như trời giáng của hắn, mà nếu như tình thế kéo dài thì chắc chắn mình sẽ bất lợi vì hắn rất khỏe.

Sang hiệp hai, tôi quan sát thấy mỗi khi nó tung chân đá thì bộ thủ rất chắc nhưng lại hở vùng ngực và cổ, ngay lập tức, khi nó ra cú đá quyết định, tôi dùng thế “Mạnh Lượng đạt mã, đạt mã phá thành” tung người, kẹp cổ quật hắn vào góc. Chỉ cần chừng đó thôi, số phận của hắn được định đoạt. Đó là trận chiến ác liệt nhất đời tôi...

Năm 1971, lúc này ông 37 tuổi, đã là “chưởng môn” đời thứ nhất Bình Sơn võ quán, nhận bằng võ sư do quận An Nhơn (cũ) cấp ngày 30/5/1971.

Từ năm 1971 – 1985 là thời kỳ hoàng kim của võ quán Bình Sơn, với nhiều lớp đệ tử vang danh dưới sự chỉ bảo của sư phụ Lâm Ngọc Phú.

Sau đó, cơn lốc thị trường và cuộc chiến cơm áo đời thường khiến võ sinh dần dần bỏ cuộc. Các võ quán nhỏ khác như Quách Cang, Hải Sơn, Bình Phú... đều phải đóng cửa. Duy nhất Bình Sơn vẫn trụ lại được nhưng càng ngày càng lay lắt...

Quyền An Thái sẽ bị thất truyền ?

Lão võ sư Lâm Ngọc Phú kể rằng sở dĩ dân gian truyền miệng câu “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái” là xuất phát từ việc cha ông, võ sư Lâm Đình Thọ sở hữu bài quyền Lâm gia được giới võ thuật thời bấy giờ mệnh danh “Quyền An Thái ngã vô song” (không có bài thứ 2).

Còn ở làng Thuận Truyền, võ sư Hồ Ngạnh cũng vang danh với bài roi kỳ ảo mà cho đến nay đã thất truyền. Thế nên, làng võ Tây Sơn mới có câu “Roi Thuận Truyền di hữu chủ” (chỉ truyền một chủ).

Bài quyền Lâm gia được Bảy Phú giữ gìn như một báu vật, ông vẫn chưa truyền lại cho bất kỳ ai, bởi người đủ sức lĩnh hội hết những tinh hoa trong bài quyền thuật và bài Thập bát binh khí này vẫn chưa xuất hiện.

Ông buồn rầu: “Con trai cả của tôi là võ sư Lâm Ngọc Ánh, người duy nhất đã học hết 8 phần trong bài quyền Lâm gia, nhưng võ đường của nó hiện nay cũng hiu hắt lắm.

Lớp trẻ chỉ đến tập mùa hè, càng ngày càng thưa dần. Mà chúng cũng quan niệm học võ cũng chẳng để làm gì, mấy khi làng xã có lễ hội, mượn người của võ đường ra múa may một chút rồi thôi. Nó cũng phải làm ăn để nuôi vợ con. Tôi biết, nó đam mê lắm nhưng đành chịu...”.

Bữa cơm trong nhà thầy Phú tạm dang dở vì trời mưa, tôi phải cùng ông hấp tấp ra dọn lúa. Trong cơn mưa sớm đầu hè, bóng vị đại võ sư còng xuống theo dòng thời gian.

Tôi biết, dù đã không màng đến thế sự, cuộc đời, nhưng tận sâu thẳm tâm hồn vẫn đau đáu trước một tương lai rồi đây miền đất thượng võ An Thái chỉ còn ký ức của một mình ông...

Diễn thế Kim kê đoạt mục cho tôi xem, ông giảng giải: Thế này chỉ được phép dùng trong những tình huống tối kỵ. Vì đây là chiêu thức lấy mắt người ta.

Trong đạo học võ, lấy mắt còn độc hơn lấy mạng. Vì vậy, người theo nghiệp võ càng ngày càng hiếm và quyền An Thái có thể thất truyền cũng bởi lớp đệ tử ngày nay ít người hội tụ đủ cả chữ Tài lẫn chữ Tâm.

Vâng! Có lẽ không chỉ học võ mà làm cái gì cũng vậy, chỉ tài thôi chưa đủ...
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Chắc Chú cũng đã từng học võ đúng không ạ?

Nói không thì cũng không đúng, nói có thì cũng hơi sai! :votay:
Vì có một thời chú học lóm....và học mót....!
Nay thì quên tiệt rồi! Văn không ôn, võ không luyện thì coi như không có!
 
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Nói không thì cũng không đúng, nói có thì cũng hơi sai! :votay:
Vì có một thời chú học lóm....và học mót....!
Nay thì quên tiệt rồi! Văn không ôn, võ không luyện thì coi như không có!

.....Con cũng như chú vậy.....hồi xưa còn ở nhà.....Con cũng phụ Ông Nội dạy cho mí đứa nhỏ tới học.......Bây giờ con cũng quên hết rồi......Con thích nhất là kiếm.....Con gái mà múa kiếm thì .......:votay:......
 
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

.....Con cũng như chú vậy.....hồi xưa còn ở nhà.....Con cũng phụ Ông Nội dạy cho mí đứa nhỏ tới học.......Bây giờ con cũng quên hết rồi......Con thích nhất là kiếm.....Con gái mà múa kiếm thì .......:votay:......

Qua Khai Phong Phủ BAO cho mượn cây kiếm.
Đoản kiếm nhưng sắc lắm.
Đâm một phát không chết cũng ngáp ngáp :runcamcap:
 
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Qua Khai Phong Phủ BAO cho mượn cây kiếm.
Đoản kiếm nhưng sắc lắm.
Đâm một phát không chết cũng ngáp ngáp :runcamcap:

.........:chongmat:......thà đâm 1 phát cho chết luôn anh Bao ơi.....chứ ngáp ngáp ....nó bắt nuôi cả đời........chắc chết qua' :chongmat:
 
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

Qua Khai Phong Phủ BAO cho mượn cây kiếm.
Đoản kiếm nhưng sắc lắm.
Đâm một phát không chết cũng ngáp ngáp :runcamcap:

"Ngáp ngáp" hay là lên tiên.....:giavo:
 
Ðề: Võ Bình Định - gìn giữ của báu

ở sài gòn có ai dạy võ cổ truyền Bình Định ko ta? Nhất là Bình Thái đạo ý! :kungfu:
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top